Về phân loại rủi ro

Một phần của tài liệu QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 37 - 41)

Để quản lý rủi ro, người ta thường phân loại rủi ro theo các cách thức khác nhau. Phân theo hình thức rủi ro: có loại rủi ro từ chính sách thuế, từ thủ tục hành chính thuế, từ đối tượng nộp thuế, từ cán bộ thuế; hoặc loại rủi ro từ cấp mã số thuế,từ kê khai thuế, từ hoàn thuế, miễn giảm thuế... Phân theo mức độ rủi ro: có loại rủi ro cao, rủi ro vừa, rủi ro thấp, loại không đáng kể. Phân theo mức độ tuân thủ: đối tượng tuân thủ thấp thì rủi ro cao và ngược lại đối tượng tuân thủ cao thì rủi ro thấp. Phân

loại rủi ro theo đối tượng nộp thuế: theo quy mô có rủi ro từ doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân không kinh doanh; theo loại hình doanh nghiệp có rủi ro từ doanh nghiệp nhà nước, từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, từ doanh nghiệp

ngoài quốc doanh; theo ngành kinh tế có rủi ro từ ngành điện, ngành than, ngành xây dựng, ngành cơ khí... Tuy nhiên, theo cách thức tiếp cận hiện đại thì rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế được phân loại theo 4 tiêu thức chuẩn tắc sau đây:

- Rủi ro tiềm tàng (còn gọi là rủi ro cố hữu – IR): là rủi ro tiềm ẩn có khả năng xảy ra trong một môi trường nhất định. Chẳng hạn ngành xây dựng luôn tiềm ẩn rủi ro tạo ra các báo cáo tài chính gian lận; và nếu hoạt động xây dựng trong môi trường

thanh toán bằng tiền mặt khả năng xảy ra rủi ro cao hơn so với hoạt động xây dựng trong môi trường thanh toán qua ngân hàng. Để nhận dạng rủi ro tiềm tàng người ta thường đưa ra những định mức kinh tế, kỹ thuật của một ngành; trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong ngành đó không đảm bảo định mức thì nguy cơ rủi ro có khả năng xảy ra.

- Rủi ro kiểm soát (CR): là rủi ro về khả năng kiểm soát tại chỗ không chặt chẽ nên không ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra. Chẳng hạn sự phân định nhiệm vụ không rõ ràng giữa các nhân viên kế toán của một Công ty sẽ không ngăn ngừa được việc chuẩn bị các báo cáo tài chính gian lận.

- Rủi ro phát hiện (DR): là rủi ro mà thanh tra, kiểm tra thuế sẽ không phát hiện được qua các báo cáo tài chính gian lận.

- Rủi ro thanh tra, kiểm tra (AR): là rủi ro mà các báo cáo tài chính gian lận được chấp nhận như các báo cáo tài chính trung thực.

Mỗi loại rủi ro được biểu hiện như một tỷ lệ phần trăm về khả năng xảy ra. Các loại rủi ro nêu trên, có mối quan hệ về toán học như sau:

AR = IR X CR X DR

Như vậy, rủi ro thanh tra, kiểm tra là một chuổi rủi ro với các nhân tử từ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện mà trong quá trình thanh tra kiểm tra đối tượng nộp thuế không được phát hiện [10. tr11].

Tuy nhiên phải thừa nhận, thất thu thuế là một hiện tượng thực tế khách quan vốn có của bất kỳ hệ thống thuế khoá nào, tương ứng quản lý thuế phải chấp nhận rủi ro. Do đó, vấn đề cốt yếu với QLRR không phải là xoá bỏ tất cả những rủi ro (vì không thể thực hiện được), mà là tiếp cận với rủi ro một cách sáng suốt thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ và khoa học.

Trên thực tế, rủi ro chính là sự kết hợp giữa mức độ nguy hiểm và tần suất xảy ra hoặc có thể xảy ra. Rủi ro = Mức độ nguy hiểm x Tần suất có thể xảy ra.

Như vậy, phân loại DN có rủi ro về thuế, xét trên góc độ nào đó chính là xếp hạng tín nhiệm DN, nhưng xét về tổng thể nhận diện hành vi thì bất kỳ hành động hoặc không hành động nào mà dẫn đến thất thu thuế đều được xem là rủi ro. Do đó, để tiện phân tích, người ta chia rủiro thành 2 loại: rủi ro vật chất xuất phát từ sự lợi dụng chính sách của DN (khách quan), và rủi ro đạo đức (chủ quan) xuất phát từ sự trung thực (làm sai hoặc không làm gì cả) của những người thực thi nhiệm vụ dẫn đến thất thu thuế.

Đối với rủi ro bên trong, xuất phát từ yếu tố chủ quan, liệu pháp giải quyết là tăng cường kiểm soát nội bộ, đẩy mạnh chế độ thanh tra công vụ. Đối với rủi ro bên ngoài, trên cơ sở nhận diện các rủi ro, tùy vào từng lĩnh vực, cơ quan thuế sẽ lựa chọn cách thức phân tích để ápdụng. Theo đó, đối với công tác thanh tra thuế sẽ sử dụng kỹ thuật đánh giá định lượng các chỉ số hoạt động của DN; công tác kiểm tra thuế sử dụng phương pháp phân tích bán định lượng; đối với công tác hoàn thuế sử dụng phương pháp phân tích rủi ro đơn giản, dựa trên kết quả phân loại tín nhiệm DN.

Mô hình 1.3: Mô hình kỹ thuật đánh giá rủi ro

Đối với rủi ro khách quan, dựa vào mức độ gây ra tổn thất về thuế, có thể phân tích, đo lường (xác định) và xếp loại các rủi ro thành 3 hạng: rủi ro mức cao, rủi ro

mức trung bình và rủi ro mức thấp.

Sơ đồ 1.4: Mức độ đánh giá rủi ro

Từ bảng phân hạng mức độ rủi ro lý thuyết này, cần xây dựng tiêu chí đánh giá tín nhiệm DN phù hợp, tức là có tính đến độ nhạy hay trọng số của các chỉ số đặc thù, trên cơ sở các quy chuẩn đã được tiến hành và sử dụng trước đó. Bởi thực tế có nhiều cách tiếp cận, định nghĩa khác nhau về tín nhiệm DN, song chung quy, xếp hạng tín nhiệm DN được hiểu là đánh giá năng lực tài chính, tình hình hoạt động hiện tại (cả yếu tố tuân thủ pháp luật thuế) và triển vọng phát triển trong tương lai của DN được xếp hạng, từ đó xác định được mức độ rủi ro không trả được nợ, khả năng trả nợ cũng như sự chấp hành chính sách thuế trong tương lai.

Quy trình xếp hạng tín nhiệm DN là công việc tính toán công phu, cần dựa trên các thông tin cơ bản về phân loại DN theo quy mô và ngành nghề kinh doanh. Về quy mô, DN được chia thành 3 nhóm: DN lớn, DN vừa và DN nhỏ bằng cách cho điểm ở các chỉ tiêu lao động, vốn, doanh thu, tài sản. Sau khi phân loại theo quy mô sẽ xác định ngành nghề kinh doanh của DN dựa trên cơ sở đối chiếu ngành kinh doanh chính của DN có tỷ trọng lớn nhất hoặc chiếm từ 40% doanh thu trở lên theo 4 nhóm ngành:

nông-lâm-ngư nghiệp, thương mại-dịch vụ, xây dựng và công nghiệp. Trên cơ sở

ngành nghề và quy mô, cơ quan thuế sẽ sử dụng các bảng chấm điểm tương ứng với ngành nghề kinh doanh chính của DN.

Ngoài ra, còn sử dụng các chỉ tiêu chấm điểm khác như dự báo nguy cơ tài chính của DN dựa trên các tiêu chí bao gồm: triển vọng ngành, chính sách của nhà nước tác động đến DN, tuân thủ pháp luật thuế và nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn….Từ bảng điểm tổng hợp, sẽ tiến hành xếp hạng tín nhiệm DN và phân thành 3 nhóm rủi ro để quản lý [Tapchithue.com.vn, ngày 2/12/2013].

Một phần của tài liệu QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 37 - 41)