kiểm tra thuế của một số nước trên thế giới
Để có thể tổ chức hoạt động thanh tra thuế hiệu quả, các nước chú trọng vào một số nội dung sau:
Về mô hình tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra thuế
Hầu hết các nước đều có hệ thống thanh tra thuế được tổ chức theo hệ thống ngành dọc gắn với mô hình tổ chức CQT (Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh). Tại Mỹ và Úc, chức năng thanh tra do các Ban nghiệp vụ (Mỹ) hoặc các Vụ, Cục (Úc) thực hiện, không tổ chức bộ phận thanh tra riêng tại cấp trung ương.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế được phân cấp theo mô hình tổ chức, chủ yếu được thực hiện ở cấp trung gian (Cục Thuế vùng, tỉnh). Tại các quốc gia có tổ chức bộ phận thanh tra riêng cấp trung ương thì chủ yếu là thực hiện công tác chỉ đạo, hỗ trợ thanh tra.
Các nước có tổ chức Ban quản lý đối tượng nộp thuế lớn đều thành lập riêng bộ phận thanh tra đối tượng nộp thuế (nằm trong Ban quản lý đối tượng nộp thuế lớn) như Australia, Pháp, Hà Lan, New Zealand, Anh, Mỹ, Canada, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Singapore và Hàn Quốc.
Hoạt động thanh tra đối tượng nộp thuế được chuyên môn hoá cao. Các phòng thanh tra tại CQT được tổ chức với chức năng chuyên biệt, chỉ thực hiện một giai đoạn của hoạt động thanh tra như: Phòng thanh tra chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, phân tích rủi ro, lập kế hoạch thanh tra; Phòng Thanh tra thực hiện thanh tra và xác định thuế. Phòng thanh tra đặc biệt chịu trách nhiệm về phân tích những thông tin liên quan đến việc trốn thuếvà điều tra tội phạm (Hàn Quốc, Anh).
Hầu hết CQT các nước đều có thẩm quyền điều tra trốn thuế và bộ phận điều tra trốn thuế thường được tập trung tại cấp trung ương. Riêng Nhật Bản cấp vùng cũng có thẩm quyền điều tra trốn thuế. Mỹ là quốc gia có thẩm quyền điều tra rộng nhất: Ban điều tra của Mỹ là lực lượng bán vũ trang, chịu trách nhiệm điều tra các vi phạm thuế mang tính hình sự, kể cả các tội phạm liên quan đến rửa tiền và buôn bán ma túy và có các chi nhánh ở trong nước và nước ngoài.
Tỷ trọng viên chức làm công tác thanh tra ở các nước chiếm khoảng trên dưới 30% tổng số cán bộ (Nhật Bản: 28%, Anh: 31%, Cục Thuế Thượng Hải-Trung Quốc
trên 30%).
Về lựa chọn đối tượng thanh tra
Ở các nước phát triển, công tác xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm được tập trung, thống nhất theo chỉ đạo cấp trung ương. Hàng năm, cấp trung ương căn cứ
vào mục tiêu, nhiệm vụ hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch thanh tra tập trung vào đối tượng, ngành, nghề nhất định, phê duyệt, điều chỉnh tỷ lệ đối tượng thanh tra giữa các
ngành nghề. Theo kinh nghiệm của CQT Anh thông thường kế hoạch thanh tra thuế được xây dựng theo cơ cấu: 40% do CQT trung ương xây dựng; 10% do lựa chọn ngẫu nhiên; 50% do Cục Thuế và Chi cục Thuế xây dựng.
Thanh tra thuế các nước đều xử lý rủi ro theo hướng ưu tiên giải quyết trước các rủi ro ở mức cao (là những rủi ro không thể chấp nhận được) và giải quyết các rủi ro ở mức thấp tuỳ theo nguồn lực cho phép (ví dụ: có thể lựa chọn rủi ro ở mức thấp bằng phương pháp ngẫu nhiên để đánh giá khả năng kiểm soát hoặc "tích lũy" các rủi ro này để giải quyết trong tương lai). Phạm vi xem xét, phân tích khi nhận dạng rủi ro bao gồm những thông tin được thể hiện ở cấp "vĩ mô" như xu hướng phát triển kinh tế, đặc tính ngành nghề và các tác động của chính sách kinh tế, thương mại và đầu tư.
Về các cách thức tiến hành thanh tra
Ở các nước phát triển, hiện đang áp dụng các hình thức thanh tra sau: Thanh tra thuế trên cơ sở phân tích rủi ro.
Thanh tra tại trụ sở CQT: Là hình thức thanh tra các rủi ro không nghiêm trọng
và có giá trị truy thu không trọng yếu (thường là có ngưỡng nhất định).
Thanh tra tại cơ sở: Thường là các vụ việc có rủi ro nghiêm trọng, không thuộc phạm vi thanh tra tại trụ sở CQT.
Thanh tra ngẫu nhiên: Là loại hình thanh tra mang tính chất chọn lựa xác suất nhằm kiểm tra, đánh giá tình hình chung về việc tuân thủ pháp luật. Thanh tra ngẫu nhiên có thể được xác định theo chủ đề, ví dụ: thanh tra việc sử dụng hóa đơn GTGT và đối chiếu giữa doanh thu chịu thuế GTGT với doanh thu hoạt động kinh doanh kê
khai trong thuế TNDN, thanh tra một số ngành, nghề nhất định. Thanh tra ngẫu nhiên có thể được thực hiện theo hình thức thanh tra tại trụ sở CQT hoặc thanh tra tại cơ sở. Các tiêu chí lựa chọn thanh tra ngẫu nhiên thường dựa vào nguyên tắc chọn mẫu trong
toán thống kê.
Về thời gian thanh tra
Hầu hết các nước đều quy định thời gian thanh tra tương đối dài, từ một vài tháng đến một vài năm, tuỳ theo tính chất, quy mô...cuộc thanh tra, điều tra thuế. Thời gian thanh tra tại cơ sở kinh doanh là 02 tháng và có thể kéo dài 08 tháng nếu được
Lãnh đạo CQT cho phép, thanh tra tại trụ sở CQT thì thời gian là 01 tháng, có thể kéo dài 02 tháng (Indonesia); Thời gian thu thập tài liệu phân tích thông tin (thanh tra tại trụ sở CQT) từ 30 ngày đến 45 ngày; Thời gian thanh tra đối tượng nhỏ khoảng 6 tháng; đối tượng lớn là một năm và điều tra thuế là 2 năm (Anh).
Về kiểm soát chất lượng thanh tra
Các nước đều xây dựng hệ thống chuẩn mực thanh tra để kiểm soát chất lượng thanh tra. Hệ thống chuẩn mực từng nước có sự khác biệt nhất định nhưng đều bao gồm các nhóm chuẩn mực sau: Chuẩn mực 1: Kế hoạch thanh tra; Chuẩn mực 2: Bằng chứng thanh tra và thu thập bằng chứng thanh tra; Chuẩn mực 3: Kết luận, kiến nghị
thanh tra; Chuẩn mực 4: Tài liệu làm việc và Báo cáo thanh tra.
Tuỳ theo quy mô và tính chất của từng vụ thanh tra, CQT có thể thành lập các bộ phận riêng chịu trách nhiệm rà soát kết quả thanh tra theo các chuẩn mực trên trước khi ban hành quyết định cuối cùng hoặc có thể đưa vào quy trình thanh tra nội bộ. Ví dụ, tại Australia, Malaysia và Trung Quốc, các thanh tra viên cao cấp hoặc trưởng phòng thanh tra có trách nhiệm rà soát lại toàn bộ các kết quả thanh tra tại cơ sở có liên quan đến giao dịch quốc tế hoặc các vụ việc lớn trước khi gửi kết luận chính thức cho đối tượng nộpthuế.
Về ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra thuế
Nhóm các nước phát triển có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra thuế cao và tại cấp trung ương thường thành lập bộ phận “Thanh tra máy
tính” (thanh tra tin học, thanh tra thuế bằng máy tính). Thanh tra máy tính được thực hiện thông qua hệ thống ứng dụng tin học hỗ trợ công tác thanh tra và quyền truy cập, khai thác, sử dụng hệ thống dữ liệu của đối tượng nộp thuế để xác định số liệu thực về sổ sách kế toán và các giao dịch điện tử.
Theo kinh nghiệm các nước (Australia, New Zealand, Nhật bản, Hồng Kông, Trung quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan...) hiện tại do tính hiệu quả, thanh tra máy tính chỉ nên áp dụng đối với những NNT lớn, có hoạt động đa dạng, đaquốc gia.
Công tác tuyển chọn và đào tạo CBTT
Các nước đều có yêu cầu cao đối với việc tuyển chọn thanh tra viên. Người được tuyển chọn thường phải được đào tạo qua bậc đại học, riêng nước Anh yêu cầu
thanh tra viên phải có hai bằng Đại học (một bằng Đại học kinh tế hoặc Đại học thuế và một bằng Đại học Luật).
Những tiêu chuẩn cơ bản thanh tra viên cần phải có gồm: Có kiến thức chuyên sâu về luật thuế; Có kiến thức về kế toán theo chuẩn mực trong nước và quốc tế và mối liên kết giữa các yêu cầu về kế toántài chính và kế toán cho mục đích thuế; Có kỹ năng thanh tra, phân tích kinh tế; Có tính nhạy bén, làm việc độc lập và chịu được áp lực công việc; Có kiến thức thành thạo về sử dụng máy vi tính (bao gồm kiến thức cơ bản về hệ điều hành, mô hình lưu trữ dữliệu, các ứng dụng cơ sở và ứng dụng chuyên ngành sử dụng cho thanh tra); Có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.
Ngoài việc tuyển chọn thanh tra viên theo truyền thống từ khối các trường kinh tế, luật, hiện nay một số quốc gia (điển hình là Mỹ) còn tuyển dụng những người từ các chuyên ngành khác để hỗ trợ hoạt động thanh tra theo ngành, phân tích kinh tế ngành
Các nước đều chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng viên chức thuế. Một số Tổng cục Thuế các nước có trung tâm đào tạo riêng. Nhiều trung tâm được đầu tư hiện đại xếp hạng quốc tế hoặc khu vực như Trung tâm đào của Nhật Bản, Malaysia, Pháp...Thanh tra viên khi mới được tuyển dụng đều được dự các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo cơ bản.
Tại Anh, hàng năm đều mở các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho các
ngạch thanh tra viên, thanh tra chính và thanh tra cao cấp. Mỗi học viên vào học ở các ngạch trên đều phải đảm bảo những tiêu chí và tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước. Khi học xong Chương trình đều phải qua thi tuyển, nếu đạt thì mới được công nhận là ngạch thanh tra tương ứng với trình độ đã đào tạo.
Về hiện đại hóa thanh tra thuế nâng cao hiệu quả quản lý thuế
Trong quá trình tiến hành cải cách và hiện đại hoá công tác quản lý thuế, các quốc gia đều đặt trọng tâm vào việc hiện đại hoá công tácthanh tra thuế với mục tiêu là nâng cao hiệu quả thanh tra thuế dựa trên cơ sở phân tích rủi ro, đổi mới nội dung, phương pháp và tổ chức hoạt động thanh tra, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật ở mức độ cao, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra thuế.
Các quốc gia trên thế giới mặc dù với trình độ và điều kiện phát triển khác nhau nhưng nhìn chung quá trình hiện đại hoá công tác thanh tra thuế được chia thành các giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1: CQT các nước tập trung chủ yếu vào việc làm quen với mô hình
thanh tra mới và bước đầu đi vào phân tích đánh giá rủi ro ở mức độ còn đơn giản như nhận diện doanh nghiệp về sự tuân thủ pháp luật thuế để đưa ra các chức năng xử lý dữ liệu về thuế, thay thế việc xử lý thủ công bởi các ứng dụng trên máy tính. Công tác
thanh tra thuế được phân loại đánh giá theo mức độ tuân thủ pháp luật thuế để lập kế hoạch và tổ chức hoạt động thanh tra theo kế hoạch.
Giai đoạn 2: Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ. Xây dựng phương pháp, quy trình nghiệp vụ thanh tra thuế trên cơ sở phân tích rủi ro. Xây dựng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ cho kỹ thuật phân tích, đánh giá rủi ro. Triển khai thí điểm kỹ thuật và mô hình thanh tra mới ở một số địa phương. Thay đổi tổ chức bộ máy và đào tạokỹ thuật chuyên sâu, phương pháp nghiệp vụ mới cho CBTT. Trình Nhà nước bổ sung sửa đổi các quy định của pháp luật phù hợp với quá trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế nói chung và công tác thanh tra thuế nói riêng (Việt Nam đang ở giai đoạn này)
Giai đoạn 3: Hoàn thiện phương pháp, quy trình, kỹ thuật thanh tra. Thiết kế các ứng dụng có tính tích hợp cao, khả năng trao đổi thông tin và xử lý dữ liệu tập trung ở mức cao. Triển khai diện rộng mô hình và kỹ thuật thanh tra mới trên toàn quốc. Tiếp tục bổ sung sửa đổi hệ thống pháp luật đồng bộ, có những nước còn bổ sung chức năng điều tra cho thanh tra thuế.
Giai đoạn 4: Hiện đại hoá ở mức rất cao: Mặc dù quá trình hiện đại hoá công tác thanh tra thuế ở các nước có những bước đi khác nhau, nhưng nhìn chung đều phải trải qua các giai đoạn nêu trên. Hiện nay một số nước đã hoàn thành giai đoạn 3 và đang đi vào giai đoạn hiện đại hoá ở mức cao như: Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản, Australia, Newzealand, Anh...Các nước Đông Nam Á và Châu Á khác đều đã tiến hành hiện đại hoá công tác thanh tra thuế và đang ở giữa hoặc cuối giai đoạn 2 như: Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Philippine, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc...
Nói chung hiện đại hoá công tác thanh tra thuế là khuynh hướng phổ biến trên thế giới bởi nó mang lại những lợi ích to lớn cho đối tượng nộp thuế, giảm mạnh những chi phí tuân thủ pháp luật về thuế cho NNT, giảm chi phí hành chính, nguồn lực; tăng chất lượng, hiệu quả và hiệu lực công tác thanh tra thuế cho Nhà nước, đảm
bảo môi trường cạnhtranh bình đẳng về thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế và tăng thu cho NSNN.