Sử dụng các kỹ năng, kỹ thuật thanh tra,kiểm tra

Một phần của tài liệu QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 68 - 70)

a. Thực hiện truy lần số liệu trên sổ sách, chứng từ kế toán tại trụ sở người

nộp thuế:

Thực hiện kiểm tra ngược số liệu từ báo cáo tổng hợp (báo cáo tài chính và báo cáo thuế) đến sổ sách kế toán(sổ tổng hợp) đến Nhật ký chứng từ, sổ chi tiết và cuối cùng đến chứng từ gốc.

Ví dụ 1: Để kiểm tra về số phát sinh doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu nội bộ của người nộp thuế trong niên độ quyết toán năm thì cần xem xét chỉ tiêu “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” mã số A 1, trên tờ khai tự quyết toán

thuế thu nhập năm của người nộp thuế. Muốn xem chỉ tiêu này được phản ánh ra sao thì tiến hành theo các bước sau:

- Thứ nhất: Đối chiếu số liệu ở chỉ tiêu này với số liệu ở chỉ tiêu mã số 01”doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” cột luỹ kế từ đầu năm trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của người nộp thuế có khớp đúng không?

- Tiếp theo kiểm tra số liệu ở chỉ tiêu này với luỹ kế số phát sinh bên Có của Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và Tài khoản 512 “Doanh thu bán

hàng nội bộ” trong năm báo cáo trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái.

- Và sau nữa số liệu để ghi vào sổ cái hoặc nhật ký sổ cái được căn cứ vào nhật ký chứng từ số 8 phản ánh số phát sinh bên Có của Tài khoản 511 và Tài khoản 512

- Và để có số liệu ghi vào Nhật ký chứng từ số 8 phần phát sinh bên Có của Tài khoản 511 và Tài khoản 512 thì căn cứ vào sổ chi tiết bán hàng dùng cho Tài khoản 511 và Tài khoản 512 phần ghi có.

- Cuối cùng các Chứng từ gốc bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ phát sinh hàng ngày(hoá đơn bán hàng; phiếu xuất kho) là căn cứ để ghi sổ chi tiết bán hàng. Sổ này được mở theo từng sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, dịch vụ đã bán hoặc đã cung cấp cho khách hàng thanh toán tiền ngay hay chấp nhận thanh toán sau.

Thực hiện kiểm tra xuôi theo đúng trình tự hạch toán bắt đầu từ chứng từ gốc đến bảng kê và bảng phân bổ đến nhật ký đến sổ cái và cuối cùng là các báo cáo tổng hợp.

b. Thực hiện thu thập bằng chứng thanh tra, kiểm tra:

Việc thực hiện các bước thanh tra, kiểm tra thực chất chính là để cán bộ thanh tra, kiểm tra thu thập được các bằng chứng thanh tra, kiểm tra, nhằm xác định người nộp thuế đã kê khai thuế đúng hay không? đồng thời là căn cứ để chứng minh số thuế điều chỉnh sau thanh tra, kiểm tra là có cơ sở thuyết phục.

Bằng chứng thanhtra, kiểm tra được hình thành dưới một số dạng sau:

- Dạng văn bản

- Dạng nói miệng

- Dạng trực quan

Bằng chứng thanh tra, kiểm tra có thể do:

- Cán bộ thanh tra, kiểm tra tạo ra như: Thông qua việc quan sát người nộp thuếthực hiện quy trình kiểm soát nội bộ để đánh giá xem thực sự có sự kiểm soát nội bộ tại người nộp thuếhay không? Nếu người nộp thuếkhông thực hiện ở khâu nào đó thì chính khâu đó là bằng chứng thanh tra, kiểm tra.

- Đối tượng nộp thuế cung cấp dưới dạng như: chứng từ gốc; sổ sách và báo

cáo kế toán và sự trình bày giải trình bằng miệng hay bằng văn bản.

- Bằng chứng do bên thứ ba cung cấp như hợp đồng hoặc thanh lý hợp đồng của khách hàng ; hoá đơn bán hàng của nhà cung cấp; bảng kê xác nhận các khoản nợ...

Mức độ tin cậy củabằng chứng phụ thuộc vào dạng bằng chứng và nguồn bằng chứng:

- Bằng chứng dạng văn bản có độ tin cậy hơn nói miệng

- Bằng chứng do cán bộ thanh tra, kiểm tra thu thập có độ tin cậy cao hơn do người nộp thuếcung cấp

- Bằng chứng từ bên ngoài có độ tin cậy cao hơn bằng chứng nội bộ Sự phù hợp và đầy đủ của bằng chứng thanh tra, kiểm tra phụ thuộc vào:

- Mục tiêu thanh tra, kiểm tra người nộp thuế được chỉ ra cần quan tâm đến cơ sở dẫn liệu nào của các khoản mục

- Số lượng các bằng chứng thanh tra, kiểm tra cần có liên quan đến độ tin cậy của bằng chứng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 68 - 70)