Các giải pháp từ phía NNT

Một phần của tài liệu QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 98 - 131)

Nâng cao tính tuân thủ của NNT trong việc thực hiện các quy định của Pháp luật về thuế; Từ ý thức tuân thủ đến việc hiểu biết và nắm vững những quy định của pháp luật về thuế cũng như kế toán. Từ đó, công tác thanh tra, kiểm tra thuế sẽ có được sự hợp tác từ phía NNT được thanh tra với CQT.

Muốn vậy, NNT nên áp dụng phần mềm kế toán thuận tiện, tương thích với một số ứng dụng của CQT để vừa đảm bảo việc nâng cao hiệu quả của công tác hạch toán kế toán, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho CQT khi thanh tra, kiểm tra thuế, giúp công

chức làm công tác thanh tra, kiểm tra khai thác, và sử dụng số liệu một cách nhanh nhất. Đẩy nhanh tiến độ công tác kê khai thuế qua mạng để giảm thời gian và chi phí cho NNT cũng như CQT, đồng thời CQT cũng thuận tiện trong việc lưu trữ và sử dụng dữ liệu kê khai để phân tích rủi ro về thuếtheo định kỳ. Đồng thời, NNT cần phải chủ động, tích cực tìm hiểu, nắm bắt các chính sách, quy định của Nhà nước về thuế, nhất là các thay đổi qua từng thời kỳ, đồng thời nên chủ động trong việc nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, có ý thức, trách nhiệm thực hiệnnghĩa vụ thuếcủa mình.

Kết luận Chương 3

Tóm lại, Chương 3 đã nêu ra quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả công

tác quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra, kiểm trathuế tại tỉnh Thừa Thiên Huếthời gian tới (đến 2020) như: Đổi mới và tăng cường năng lực công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế giai đoạn 2011-2020; “Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế phải đạt trình độ chuyên sâu, chuyên nghiệp, hiệu quả trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại NNt tại tất cả các khâu...” và “áp dụng hiệu quả các kỹ năng thanh tra...” Mục tiêu định lượng cụ thể là: “Tỷ lệ NNT được thanh tra trên tổng số NNT do CQT quản lý đạt tối thiểu 5%; Tỷ lệ NNT được lựa chọn thanh tra qua phần mềm phân tích rủi ro của CQT đạt tối thiểu 95%trên tổng số NNT có rủi ro cao về thuế; Tỷ lệ trường hợp thanh tra, kiểm tra phát hiện có sai phạm đạt tối thiểu 90%; Tỷ lệ số thuế điều chỉnh giảm sau khiếu nại không quá 5% so với số thuế truy thu theo quyết định” Từ

các quan điểm, định hướng đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới như: phải hoàn thiện hệ thống tiêu chí xác định, đánh giá, phân tích và xử lý rủi ro trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế; Đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra chuyên sâu, chuyên nghiệp; Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về NNTChuyên môn hóa bộ máy thanh tra thuế nhằm lựa chọn được NNT có rủi ro cao về thuế, có khả năng truy thu nhiều, phát hiện được nhiều hành vi gian

lận, trốn thuế, giảm chi phí, thời gian, nhân lực thanh tra… để đảm bảo chất lượng cuộc thanh tra, kiểm tra thuế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.

PHẦN KẾT LUẬN

Kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế là phương pháp tiếp cận mới, đòi hỏi kỹ năng phân tích hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp rất cao với sự hỗ trợ chủ yếu của công nghệ và kỹ thuật máy tính. Do vậy sự thành công của công tác cải cách và hiện đại hoá công tác thanh tra, kiểm tra thuế không chỉ phụ thuộc vào việc thay đổi nhận thức, việc trang bị công nghệ máy tính hiện đại mà quan trọng hơn là phải trang bị kỹ năng phân tích rủi ro, kiến thức chuyên sâu về phân tích kinh tế ngành, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp cho lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành để từng bước chuyển đổi toàn bộ hoạt động thanh tra, kiểm tra của ngành sang cơ chế thanh tra, kiểm tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro.

Sau một thời gian nghiên cứu tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả Đề

tài:“Quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế”đã giúp làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế; Nêu lên thực trạng việc quản lý rủi ro về thuế trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tại tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua; Đồng thời, xác định các nhân tố nào tác động đến hiệu quả quản lý rủi ro về thuế trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị, giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro về thuế trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế, nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đề tài đã đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro về thuế trong hoạt động

thanh tra, kiểm tra thuế ở Thừa Thiên Huếtrong giai đoạn 2010 - 2014 nói chung và

đánh giá riêng theo các tiêu chí hiệu quả; đồng thời xác định các yếu tố làm ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra, kiểm trathuế để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.

Đề tàiđã đề xuất một số giải pháp mới nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công

tác quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế ở Cục thuế Thừa Thiên Huế

trong thời gian tới. Các giải pháp đề xuất tập trung vào giải quyết những vấn đề then chốt như: Xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí xác định, đánh giá, phân tích và xử lý rủi ro trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế; Đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế chuyên sâu, chuyên nghiệp; Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về NNT; Chuyên

môn hóa bộ máy thanh tra thuế; Nâng cao tính tuân thủ của NNT. Để thực hiện được các giải pháp trên, cần có các điều kiện cần thiết như: hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, hoàn thiện cơ sởhạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng tin học, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT...Các giải pháp được luận giải thấu đáo, có cơ sở lý luận và thực tiễn và tương đối phù hợp, có khả năng áp dụng vào thực tế ở Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huếtrong thời gian tới.

Giải pháp quan trọng nhất, theo tác giả, là giải pháp về con người. Ngành thuế cần tích cực đầu tư, đào tạo được một đội ngũ cán bộ thanh tra vừa “hồng”, vừa “chuyên”, có khả năng sử dụng thành thạo, ngoại ngữ,tin học, có phẩm chất đạo đức tốt, đứng vững trước những cám dỗ, cạm bẫy của nghề thuế thì sẽ có tính chất quyết định tác động đến hiệu quả thanh tra NNT.

Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng hoàn thiện đề tài, song không thể tránh khỏi những thiếu sót nhấtđịnh. Tác giả đề tàimong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo, nhà khoa học, các chuyên gia, đồng nghiệp trong và ngoài ngành thuế để đề tài hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các Báo cáo chuyên đề: “ Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế” của Thanh tra Tổng cục thuế tại các Hội nghị Tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra các năm. Các tác giả đã đưa ra được thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế qua các năm.

2. Báo cáo kết quả nghiên cứu “ Đánh giá sơ bộ nhu cầu tăng cường năng lực phân tích rủi ro tuân thủ cho Ngành thuế Việt Nam” của TS. Đỗ Thị Thìn, năm 2012.

3. Báo cáo của Ngân hàng thế giới “ Cải cách thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ thống hiệu quả và công bằng hơn” của các tác giả: Ông Gangadhar Prasad Shukla, Ông Phạm Minh Đức, Ông Michael Engelschalk và Ông Lê Minh Tuấn biên soạn năm 2011.

4. Nhà xuất bản tài chính: Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020.

5. Giáo trình “Quản trị rủi ro tài chính” của tác giả TS. Nguyễn Minh Kiều, xuất bản năm 2009.

6. Giáo trình “nghiệp vụ thanh tra – Trường cán bộ thanh tra năm 2008.

7. Giáo trình “ nghiệp vụ thuế - Học viện tài chính.

8. Quốc hội: Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi Bổ sung một số điều của Luật

quản lý thuế số 21/2012/QH13. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật của Chính phủ, Bộ tài chính.

9. Quốc hội: Luật thanh tra và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thanh tra. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật của Chính phủ, Thanh tra chính phủ.

10. Tài liệu bồi dưỡng “ Kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế năm 2013” – Tổng cục thuế.

11.Trường nghiệp vụ thuế: Tài liệu đào tạo nghiệp vụ thanh tra viên thuế. 12.Tài liệu Hội nghị tập huấn phần mềm ứng dụng phân tích rủi ro NTT phục

vụ công tác lập kế hoạch thanh tra thuế TPR. 13. Từ điển tiếng việt.

14.Luận án tiến sĩ: nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra người nộp thuế tại việt namcủa tác gải Nguyễn Xuân Thành.

15. Tổng cục thuế: Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 16.Trang điện tử: Các bài viết, thảo luận, nghiên cứu, trao đổi trên trang điện tử

Tổng cục thuế (54TUwww.gdt.gov.vnU54T); Bộ tài chính (www.mof.gov.vn); Tạp chí thuế (tapchithue.com.vn) và các trang điện tử khác...

Phụ lục 1: Tổng hợp số thu NSNN giai đoạn 2010 - 2013

SỐ

TT

CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013

DT

PLỆNH THỰC HIỆN DT PLỆNH THỰC HIỆN DT PLỆNH THỰC HIỆN DT PLỆNH THỰC HIỆN

TỔNG THU 2,200,000 2,630,286 2,686,000 3,108,746 3,257,000 3,822,866 3,887,000 3,775,375 1 DNNN Trung ương: 112,000 88,587 120,000 99,321 120,000 147,796 170,000 179,405 2 DNNN địa phương 190,000 187,998 225,000 202,210 240,000 654,525 320,000 223,022 3 DN có vốn ĐTNN 830,000 851,754 900,000 986,344 1,090,000 1,116,059 1,424,000 1,490,946 4 Thuế CTN (NQD): 280,000 318,228 410,000 440,572 530,000 566,486 660,000 709,402 5 Thuế TNCN 55,000 82,774 92,000 129,870 145,000 148,753 145,000 161,197 6 Thuế SD đất NN 326 549 232 242 7 Thuế CQ SD đất - - 0 8 Thu tiền SD đất 500,000 785,775 600,000 872,974 700,000 772,279 717,000 507,978 9 Thuế nhà đất 15,000 15,581 17,500 19,239 16,000 12,099 8,000 12,023 10 Tiền thuê đất 15,500 15,138 16,000 20,476 20,000 24,705 25,000 28,096 11 Lệ phí trước bạ 65,000 84,807 100,000 109,126 133,000 119,891 144,000 126,258 12 Phí xăng dầu 86,000 127,947 140,000 134,175 165,000 140,795 165,000 138,757 13 Phí lệ phí 19,000 30,333 26,000 43,292 42,000 40,677 53,000 65,502 14 Tiền bán SHNN 5,500 9,217 6,500 3,035 9,000 3,318 5,000 1,929 15 Thu khác NS 15,000 11,446 15,000 18,812 22,000 42,993 22,000 99,384 16 Thu tại xã 12,000 20,375 18,000 28,751 25,000 32,259 29,000 31,234

Phụ lục 2: Tiêu chí đáng giá rủi ro năm 2010 – 2012

TT Tiêu chí đánh giá rủi ro

1 Tiêu chí 1: Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế

2 Tiêu chí 2: Ngành nghề kinh doanh

3 Tiêu chí 3: So sánh biến động của tỷ lệ “Thuế TNDN phát sinh/ doanh thu” giữa các năm

4 Tiêu chí 4: Tỷ lệ lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu

5 Tiêu chí 5: Thuế GTGT/Doanh thu

Phụ lục 3: Tiêu chí đáng giá rủi rovà phương pháp phân tích đánh giá các tiêu chí rủi ro năm 2013

STT Tiêu chí đánh giá rủi ro (tiêu chí tĩnh)

I Nhóm I: Đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế

Tiêu chí 1: Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định (bao gồm tháng, quý, năm)

II Nhóm II: Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế Tiêu chí 2: Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế

III Nhóm III: Đánh giá sự biến động về kê khai giữa các năm

Tiêu chí 3: So sánh biến động của tỷ lệ “Thuế TNDN phát sinh/ doanh thu” giữa các năm

Tiêu chí 4: So sánh biến động của tỷ lệ “Thuế GTGT phát sinh/ doanh thu

hàng hoá dịch vụ bán ra” giữa các năm

IV Nhóm IV: Đánh giá về tình hình tài chính

Tiêu chí 5: Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ doanh thu thuần Tiêu chí 6: Tỷ lệ (lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay)/ doanh thu thuần Tiêu chí 7: Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần

Tiêu chí 8: Tỷ lệ lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu

Tiêu chí 9: Tỷ lệ giá vốn hàng bán/ doanh thu thuần Tiêu chí 10: Tỷ lệ chi phí bán hàng/ doanh thu thuần Tiêu chí 11: Tỷ lệ chi phí quản lý/ doanh thu thuần

Tiêu chí 12: Tỷ lệ Tổng dự phòng so với tổng chi phí sản xuất kinh doanh Tiêu chí 13: Tỷ lệ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ so với vốn chủ sở hữu

Tiêu chí 14: Tỷ lệ Tổng doanh thu GTGT hàng hoá dịch vụ bán ra so với Tổng doanh thu thuần bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ và Thu nhập

Tiêu chí 15: Tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu thuần Tiêu chí 16: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Tiêu chí 17: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Tiêu chí 18: Hệ số khả năng thanh toán nhanh

V Nhóm V: Lịch sử thanh tra của NNT

Tiêu chí 19: Kỳ đã được thanh tra, kiểm tra gần nhất

Tiêu chí 20: Số thuế truy thu tuyệt đối của kỳ thanh tra, kiểm tra gần nhất

VI Nhóm VI. Các tiêu chí về nhân thân doanh nghiệp

Tiêu chí 21: Vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 20 tỷ đồng thời kinh doanh đa ngành nghề

VII Tiêu chí động

Tiêu chí 1: Khách hàng trả tiền trước lớn

Tiêu chí 2: Doanh nghiệp có hoàn thuế GTGT

Tiêu chí 3: Có số thuế GTGT âm lớn nhưng không hoàn thuế

t Tiêu chí 4: các khoản giảm trừ doanh thu lớn

T Tiêu chí 5: DN có miễn giảm thuế TNDN

T Tiêu chí 6: tỷ lệ chi phí lãi vay / lợi nhuận thuần

Tiêu chí 7: Quan hệ liên kết

Tiêu chí 8: quy mô doanh thu thuần

Tiêu chí 9: Quy mô thuế TNDN Tiêu chí 10: Còn nợ khách hàng

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH CÁC TIÊU CHÍ RỦI RO Nhóm tiêu chí I: Nhóm tiêu chí đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế:

Tiêu chí 1: Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định (bao gồm tháng, quý, năm): Tiêu chí chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quyđịnh đánh giá trên cơ sở đếm số lần nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định trong vòng một năm. Xác định số lần nộp nộp chậm hồ sơ khai thuế, số lần kê khai sai các chỉ tiêu trên hồ sơ khai thuế. Nhằm đánh giá ý thức tuân thủ kê khai nộp thuế của NNT, nhiều lần nộp chậm tờ khai thì khả năng nộp chậm, thiếu thuế lớn. Mức độ rủi được phân thành 4 mức: Cao, Vừa, Thấp và Rất thấp, được gán điểm số lần lượt là 4,3,2,1. Với phương pháp tính điểm như sau: Tổng hợp đưa ra danh sách số lần chậm nộp hồ sơ khai thuế của từng NNT so với thời hạn quy định trong năm. Trên bảng tổng hợp sẽ tiến hành phân ngưỡng từ cao đến thấp với 4 miền giá trị; theo các bước sau:

- Bước 1: Tính bình quân tất cả các giá trị trong danh sách (chỉ tính đối với những NNT có số lần chậm nộp hồ sơ khai thuế >0): Được giá trị “Trung bình”.

- Bước 2: Xác định danh sách NNT có giá trị “Trên trung bình” và “Dưới trung

bình”.

- Bước 3: Tính bình quân của danh sách “Trên trung bình”: Được giá trị “Trung

bình cao”.

- Bước 4: Tính bình quân của danh sách “Dưới trung bình” (chỉ tính đối với những NNT có số lần chậm nộp hồ sơ khai thuế >0): Được giá trị “Trung bình thấp”.

- Bước 5: Phân ngưỡng và gán điểm rủi ro:

STT So sánh Điểm

Một phần của tài liệu QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 98 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)