QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc cam kết tình cảm của nhân viên tại công ty cổ phần vàng bạc đá quý phú nhuận (PNJ) (Trang 39)

Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến sự cam kết của nhân viên đối với tổ chức tại Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận,được thực hiện thông qua 2 nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm khám phá thêm các thành phần và hiệu chỉnh các thang đo của mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu dựa trên dữ liệu thu thập bằng bảng câu hỏi.Quy trình nghiên cứu được mô tả như sau:

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu định lượng Cronbach Alpha Kiểm định EFA Thang đo hoàn chỉnh

Hồi quy đa biến

Cơ sở lý

thuyết Thảo luận nhóm

Điều chỉnh thang đo Thang đo 2

Loại các biến có hệ số tương qua biếntổng <0.3 Kiểm tra hệ số Alpha >0.6

Loại bỏ các biến có hệ số EFA nhỏ

Kiểm tra số lượng nhân tố Eigenvalues Kiểm tra phương sai trích

Phân tích tương quan Phân tích hồi quy

Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết thống kê

Thang đo 1

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Nghiên cứu định tính 3.2.1. Nghiên cứu định tính

3.2.1.1. Thiết kế nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá thêm các yếu tố thành phần của sự thỏa mãn công việc và hiệu chỉnh thang đo các thành phần trong mô hình nghiên cứu đề xuất để thực hiện nghiên cứu định lượng. Tác giả dựa vào mối quan hệ đồng nghiệp và tổ chức buổi thảo luận nhóm với 8 nhân viên đang làm việc tại Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận. Tác giả sử dụng dàn bài thảo luận nhóm với những câu hỏi được chuẩn bị trước để hướng dẫn thảo luận nhóm. Phần đầu là giới thiệu sơ lược về nội dung luận văn và chuẩn bị hồ sơ để thảo luận. Phần thứ hai là giải thích khái niệm về sự thỏa mãn công việc và cam kết tình cảm của nhân viên với tổ chức, đồng thời yêu cầu những người tham gia thảo luận nhóm trả lời, có đồng ý với các yếu tố thành phần của sự thỏa mãn công việc. Phần thứ ba gồm các câu hỏi yêu cầu những người tham gia thảo luận nhóm đánh giá thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu có dễ hiểu, rõ ràng chưa và đưa ra hiệu chỉnh nếu có.

Tác giả gửi dàn bài thảo luận nhóm cùng với phần cơ sở lý thuyết cho những người tham gia thảo luận nhóm nghiên cứu trước 1 tuần. Sau đó, tác giả đã tổ chức một buổi thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến trả lời những câu hỏi trong bảng câu hỏi nghiên cứu định tính. Tác giả phát giấy, bút để những người tham gia thảo luận đưa ra ý kiến bổ sung các câu hỏi và đọc từng câu hỏi và để cho người tham gia thảo luận nhóm trả lời ý kiến và trao đổi. Nếu có nhiều ý kiến không thống nhất khi trả lời câu hỏi, tác giả sẽ dừng lại giải thích thêm về câu hỏi để những người tham gia thảo luận nhóm tiếp tục trao đổi đến khi thống nhất ý kiến mới dừng lại và chuyển qua câu hỏi tiếp theo.

3.2.1.2 Kết quả nghiên cứu định tính

Buổi thảo luận nhóm diễn ra trong 45 phút, gồm 8 nhân viên của Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận. Danh sách tham gia thảo luận gồm có:

Bảng 3.1 Kết quả nghiên cứu định tính

Tên nhân viên Chức vụ Tên nhân viên Chức vụ

Nguyễn Quang Trung Giám đốc KD sỉ Phạm Văn Phước Trưởng bộ phận

khách hàng DN

Nguyễn Ánh Hậu Nhân viên KD Trần Đình Phùng Chuyên viên KD sỉ

Trần Đông Duy Trưởng bộ phân

chiến lược Lê Anh Tuấn

Nhân viên dự báo KD

Võ Đình Khoa Nhân viên cung

ứng Lương Minh Tâm

Nhân viên marketing

Kết quả buổi thảo luận nhóm diễn ra rất cởi mở với sự nhiệt tình bày tỏ ý kiến của các nhân viên đã kết thúc với những ý kiến đóng góp và chỉnh sửa quan trọng cho thang đo về sự thỏa mãn công việc và cam kết vì tình cảm của nhân viên với Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận. Các ý kiến thảo luận như sau:

Với thang đo bản chất công việc, những người tham gia thảo luận đề nghị sửa lại nội dung biến BC4: Công việc có nhiều thách thức thành công việc của anh/chị có nhiều thách thức thúc đẩy anh/chị hoàn thành. Với thang đo quan hệ đồng nghiệp những người tham gia thảo luận đề nghị sửa lại nội dung biến QH4: Công ty PNJ có sự đoàn kết nhất trí cao thành môi trường làm việc không có chủ nghĩa cá nhân, các đồng nghiệp luôn có tinh thần hợp tác trong công việc. Ở biến MT1: Môi trường làm việc an toàn thành không gian nơi làm việc của anh/chị được bố trí rộng rãi giúp anh/chị cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi làm việc,ở biến LD7:Các cán bộ quản lý giám sát công việc của Anh/chị có hiệu quả thành Cấp trên luôn phản hồi về công việc có tính xây dựng giúp anh/chị phát triển chuyên môn.

Các thang đo còn lại như đào tạo thăng tiến, chính sách lương thưởng phúc lợi, môi trường làm việc, phong cách lãnh đạo được những người tham dự thảo luận nhóm thống nhất với các nội dung của các yếu tố này nên không có sự thay đổi các biến quan sát được giữ nguyên. Thang đo cam kết tình cảm của nhân viên với tổ chức cũng được những người tham gia thảo luận thống nhất giữ nguyên nên các biến

3.2.2 Nghiên cứu định lượng

3.2.2.1 Thiết kế nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của sự thỏa mãn với công việc đến sự cam kết tình cảm của nhân viên đối với Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận. Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách khảo sát trực tiếp để thu thập dữ liệu khảo sát. Đối tượng khảo sát là cán bộ nhân viên văn phòng tại hội sở, các cửa hàng trưởng tại chi nhánh, nhân viên bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.Thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2014 đến tháng 5/2015

3.2.2.2. Xác định kích thước mẫu nghiên cứu

Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì cần ít nhất 200 quan sát (Gorsuch, 1983) hoặc kích thước mẫu ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích (Hair và cộng sự, 2006). Ngoài ra, để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick & Fidell (2007) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng kích thước mẫu cần phải thỏa mãn công thức: n > = 8m + 50. Trong đó: n là kích cở mẫu, m là số biến độc lập của mô hình.

Vì vậy, nghiên cứu này lựa chọn kích thước mẫu là 318 để đáp ứng những tiêu chuẩn trên. Phương pháp chọn mẫu được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đối tượng khảo sát là các nhân viên đang làm việc tại Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận.

3.2.2.3. Công cụ thu thập thông tin

Tác giả sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát là các nhân viên đang làm việc tại Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận, thu thập số liệu cho nghiên cứu định lượng. Thang đo các thành phần của sự thỏa mãn, sự thỏa mãn chung với công việc và sự cam kết tình cảm với tổ chức sau khi xây dựng xong được đưa vào bảng hỏi để thu thập số liệu.Mỗi thang đo có 5 bậc theo tiêu chuẩn thang đo của Likert quy ước như sau : (1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Trung lập, (4) Đồng ý, (5) Rất đồng ý. Thang điểm từ 1 đến 5 thể hiện mức độ quan tâm tăng dần, điểm càng cao càng quan tâm đến vấn đề đó.

3.2.2.4. Xử lý và phân tích dữ liệu

Dữ liệu thu thập được phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 với các nội dung như sau:

- Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha: Thang đo các thành phần của sự thỏa mãn, sự thỏa mãn chung với công việc và sự cam kết tình cảm với tổ chức được đánh giá độ tin cậy bằng kiểm định Cronbach’s alpha. Các biến quan sát không phù hợp sẽ bị loại nếu hệ số tương quan biến tổng nhỏ <0.3 và thang đo sẽ được chấp nhận khi Cronbach’alpha ≥ 0.6 (Nunnally và Bernstein, 1994, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ 2011).

- Kiểm định sự hội tụ của thang đo và rút gọn biến bằng phân tích nhân tố khám phá EFA: Thang đo các thành phần của sự thỏa mãn, sự thỏa mãn chung với công việc và sự cam kết tình cảm với tổ chức sau khi được đánh giá độ tin cậy sẽđược tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA để đo lường sự hội tụ của các thang đo. Kiểm định sự tương quan giữa các biến đo lường bằng kiểm định Barlett với mức ý nghĩa 5% (Hair&ctg, 2006, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ 2011). Đồng thời, kiểm định hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) để kiểm định độ tương quan (Kaiser, 1974, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ 2011) và hệ số KMO phải có giá trị từ 0.5 trở lên. Các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) < 0.5 sẽ bị loại (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

- Tiêu chí chọn sốlượng nhân tố: dựa vào chỉ số Eigenvalue > 1 và mô hình lý thuyết có sẵn (Garson, 2003). Kiểm định sự phù hợp mô hình EFA so với dữ liệu khảo sát với yêu cầu tổng phương sai trích (Cumulative%) ≥ 50% (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, Nguyễn Đình Thọ, 2011)

- Kiểm định mô hình hồi quy đa biến: Dựa trên kết quả phân tích EFA tác giả sẽ định nghĩa lại các biến trong mô hình nghiên cứu để thực hiện phân tích hồi quy. Tác giả sử dụng phương pháp Enter để phân tích hồi quy đo lường các yếu tố ảnh hưởng sự thỏa mãn công việc đến cam kết tình cảm của nhân viên với tổ chức tại công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận.

- Để đánh giá sự phù hợp của mô hình, các nhà nghiên cứu thường sử dụng hệ số xác định R P

2

P

( R-quare) để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu, hệ số xác định R 2 được chứng minh là hàm không giảm theo số biến độc lập được đưa vào mô

R P

2

P

có khuynh hướng là một yếu tố lạc quan của thước đo sự phù hợp của mô hình đối với dữ liệu trong trường hợp có một biến giải thích trong mô hình. Như vậy trong phần hồi quy tuyến tính bội thường dùng hệ số R –quare để điều chỉnh đánh giá sự phù hợp của mô hình. Bên cạnh đó cần kiểm tra hiện tượng tương quan bằng hệ số Durbin - Waston (1<Durbin – Waston<3) và không có hiện tượng đa cộng tuyến, hệ số phóng đại phương sai VIF( VIF<10). Hệ số beta chuẩn hóa được dùng để đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố, hệ số Beta chuẩn hóa của biến nào càng cao thì mức độ tác động của biến đó vào sự thỏa mãn chung càng lớn ( Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

- Kiểm định F để xem xét mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. - Kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.

- Đánh giá mức độtác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc thông qua hệ số Beta.

Cuối cùng ta tiến hành dò tìm các vi phạm giảđịnh cần thiết trong phân tích hồi quy.

3.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU HIỆU CHỈNH VÀ THANG ĐO

Dựa vào cơ sở lý thuyết và những nội dung thống nhất với các nhân viên trong buổi thảo luận nhóm thì các yếu tố nghiên cứu trong mô hình đề xuất nghiên cứu được giữ nguyên. Tất cả yếu tốtrong mô hình đề xuất đều được các nhân viên thống nhất chọn, bao gồm: (1) bản chất công việc, (2) chính sách lương thưởng, đãi ngộ (3) Đào tạo và cơ hội thăng tiến, (4) Quan hệđồng nghiệp, (5) phong cách lãnh đạo và (6) môi trường làm việc được cho là có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc và cam kết tình cảm của nhân viên với Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận. Do đó kết quả thảo luận nhóm của nghiên cứu định tính đưa ra ý kiến đóng góp và sửa đổi, bổ sung của các nhân viên nêu trên sẽđược sử dụng để xây dựng thang đo chính thức.

Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Bản chất công việc (ký hiệu: BC) dựa vào thang đo chỉ số mô tả công việc JDI (Job Descriptive Index ) do Smith & Ctg (Smith, 1969: Trần Kim Dung, Trần Hoài Nam, 2005) đã hiệu chỉnh thang đo này gồm 5 các biến quan sát sau:

BC1: Công việc của các anh chị thú vị và hấp dẫn

BC2: Công việc cho phép anh /chị sử dụng tốt các năng lực cá nhân BC3: Anh chị ưa thích công việc đang làm

BC4: Công việc của anh/chị có nhiều thách thức thúc đẩy anh/chị hoàn thành BC5: Công việc của anh/chị có quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng

Chính sách lương thưởng, phúc lợi (ký hiệu: CS) dựa vào thang đo chỉ số mô tả công việc JDI (Job Descriptive Index ) do Smith & Ctg (Smith, 1969: Trần Kim Dung, Trần Hoài Nam, 2005) đã hiệu chỉnh thang đo này gồm 6 các biến quan sát sau:

CS1: Mức lương anh/chị nhận được ở PNJ cạnh tranh hơn so với các công ty cùng ngành khác

CS 2 : Tiền lương anh/chị nhận được tương xứng với nhiệm vụ công việc CS 3: Tiền lương anh/chị nhận được tương xứng với hiệu quả làm việc

CS4: Quy định chế độ tăng lương và các phúc lợi khác của công ty rõ ràng

CS5: Với mức thu nhập hiện tại của PNJ, anh/chị không phải lo lắng nhiều về chi phí trong cuộc sống hằng ngày

CS6: Anh/chị nhận được phúc lợi tốt ngoài tiền lương ( ví dụ như chi phí đi lại, bảo hiểm, nghĩ mát…)

Đào tạo và cơ hội thăng tiến (ký hiệu: DT) dựa vào thang đo chỉ số mô tả công việc

Bản chất công việc

Đào tạo và cơ hội thăng tiến Quan hệ đồng nghiệp

Phong cách lãnh đạo Môi trường làm việc

Sự thỏa mãn

công việc Cam kết

tình cảm

Nam, 2005) đã hiệu chỉnh thang đo này gồm 5 các biến quan sát sau:

DT1: Công ty tạo điều kiện cho các anh/chị được tham gia các khóa huấn luyện cần thiết để làm việc hiệu quả

DT2: Anh/chị được cung cấp đầy đủ tài liệu và chương trình huấn luyệnđể phát triển kỹ năng làm việc

DT3: Công việc trong Công ty có nhiều cơ hội để anh/chị thăng tiến

DT4: Công việc luôn đòi hỏi anh/chị học tập, nâng cao trình độ chuyên môn để phát triển nghề nghiệp

DT5: Công ty PNJ tạo cho anh /chị nhiều cơ hội phát triển cá nhân

Quan hệ đồng nghiệp (ký hiệu: QH) dựa vào thang đo chỉ số mô tả công việc JDI (Job Descriptive Index ) do Smith & Ctg (Smith, 1969: Trần Kim Dung, Trần Hoài Nam, 2005) đã hiệu chỉnh thang đo này gồm 5 các biến quan sát sau:

QH1: Anh/chị có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp

QH2: Anh/chị nhận được sự quan tâm, chia sẻ từ đồng nghiệp

QH3: Anh/chị nhận được sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp trong công việc

QH4: Môi trường làm việc không có chủ nghĩa cá nhân, các đồng nghiệp luôn có tinh thần hợp tác trong công việc thành đúng tiến độ và chỉ tiêu đề ra

QH5: Anh/chị học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ những đồng nghiệp

Phong cách lãnh đạo (ký hiệu: LD) dựa vào thang đo chỉ số mô tả công việc JDI (Job Descriptive Index ) do Smith & Ctg (Smith, 1969: Trần Kim Dung, Trần Hoài Nam, 2005) đã hiệu chỉnh thang đo này gồm 7 các biến quan sát sau:

LD1 : Anh/chị luôn được cấp trên tôn trọng và tin cậy trong công việc LD2 : Anh luôn được cấp trên đối xử công bằng, không phân biệt

LD3: Cấp trên luôn tham khảo ý kiến khi có vấn đề liên quan đến công việc của anh/chị

LD4 : Anh /Chị nhận được sự hỗ trợ của cấp trên khi cần thiết

LD5 : Cấp trên của anh/chị thường giữ lời hứa với nhân viên của mình

LD6 : Cấp trên luôn phản hồi về công việc có tính xây dựng giúp anh/chị phát triển chuyên môn

LD7: Cấp trên của anh/chị có khả năng đào tạo và phát triển nhân viên

Môi trường làm việc ( ký hiệu MT) dựa vào thang đo chỉ số mô tả công việc JDI (Job

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc cam kết tình cảm của nhân viên tại công ty cổ phần vàng bạc đá quý phú nhuận (PNJ) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)