Nguồn vốn ODA cần vận động cho các ngành và các lĩnh vực ưu tiên theo cơ cấu như sau:
Bảng 7: Cơ cấu ODA chung theo lĩnh vực thời kì 2010-2015
Ngành, lĩnh vực
Cơ cấu ODA thực hiện năm 2006-2010
(%)
Dự kiến ODA kí kết năm 2010-2015
Tỷ trọng (%)
Tổng vốn (Tỷ USD)
Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp,
thủy sản 21 42 5.88
Năng lượng và công nghiệp 15 13 1.82
Giao thông, bưu chính viễn thông,
cấp thoát nước 33 25 3.5
Y tế, giáo dục, môi trường, khoa
học công nghệ và ngành khác 31 22 3.08
Tổng 100 100 14
Nguồn: Bộ kế hoạch & Đầu tư
So với thời kì 2006-2010, chính sách phân bổ nguồn vốn ODA trong thời kì 2010-2015 sẽ có xu hướng giảm. Tuy nhiên tỷ trọng ODA dành cho nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2015 có xu hướng tăng lên khoảng gấp ba lần so với các giai đoạn trước đó khoảng 2 - 2.5 tỷ USD sẽ được dành cho nông nghiệp còn lại khoảng 3.6 tỷ dành cho phát triển thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp xóa đói, giảm nghèo; tập trung sử dụng vốn ODA vay ưu đãi ( 13%) để hỗ trợ phát triển hệ thống lưới điện và các trạm phân phối; tăng tỷ trọng vốn ODA (25%) cho phát triển giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước, và phát triển hạ tầng đô thị. Các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học và công nghệ, và các ngành khác tiếp tục giữ tỷ trọng vốn ODA cao 22%).
Vấn đề sử dụng ODA theo vùng, lãnh thổ; trong thời kì 2010-2015, Chính phủ sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ để tăng tỷ trọng vốn ODA hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương thuộc vùng ưu tiên, cụ thể là tích cực vận động ODA cho các vùng nghèo và khó khăn như vùng Trung du miền núi phía Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trong thời gian sắp tới việc thu hút và sử dụng ODA cần thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:
- Các Bộ, ngành và địa phương cần nỗ lực chuẩn bị các chương trình và dự án đã được cam kết vốn để ký kết hiệp định, đẩy mạnh việc thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án ODA để đảm bảo đạt mục tiêu đã nêu trong thời kỳ 2006- 2010 và tạo ra các công trình gối đầu cho giai đoạn sau năm 2010.
- Sau năm 2010 ưu tiên sử dụng ODA, nhất là ODA vốn vay kém ưu đãi cho các chương trình, dự án có khả năng hoàn vốn cao, tạo được nguồn thu.
- Mở rộng thành phần được tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ODA, kể cả khu vực tư nhân trong nước trên cơ sở quan hệ đối tác công –tư kết hợp trong đầu tư phát triển.
- Giảm bớt các khâu trung gian trong quản lý nguồn vốn ODA theo hướng chuyển trực tiếp nguồn vốn này cho chủ sở hữu vốn với cơ chế theo dõi và giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng để bảo đảm