Nâng cao năng lực và trách nhiệm của Ban quản lý dự án

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 92 - 94)

- Xây dựng quy hoạch tổng thể cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn sử dụng vốn ODA thời kỳ 20102015 ở các tỉnh miền núi phía Bắc

b)Nâng cao năng lực và trách nhiệm của Ban quản lý dự án

Hiện nay, tất cả các Ban quản lý dự án, chương trình trong ngành nông nghiệp được thành lập theo Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh khi có dự án, chương trình triển khai. Khi các dự án, chương trình kết thúc, các Ban quản lý dự án tự giải thể. Vì vậy, các Ban quản lý dự án không hoạt động theo luật nào cả.

Thực tế thực hiện các dự án, chương trình của ADB trong nông nghiệp thời gian qua cho thấy, năng lực và ý thức trách nhiệm của các Ban quản lý dự án còn nhiều hạn chế. Ban quản lý dự án là cơ quan trực tiếp đảm trách tất cả các công việc

trong một chu trình dự án. Tuy nhiên, hiện nay số cán bộ nắm vững các thủ tục, quy định của Chính phủ và nhà tài trợ, có kiến thức và kinh nghiệm không nhiều. Hầu hết các cán bộ làm việc tại các Ban quản lý dự án là cán bộ kiêm nhiệm và hợp đồng. Do đó, tính chuyên nghiệp và ý thức trách nhiệm không cao.

Bên cạnh đó, do tình trạng khép kín trong quản lý và thực hiện các dự án, từ khâu chuẩn bị dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, tổ chức đấu thầu, tổ chức kiểm tra, giám sát, và đánh giá đầu tư nên dễ xảy ra tiêu cực, lãng phí và gây thất thoát vốn.

Vì vậy, việc nâng cao năng lực và trách nhiệm của các Ban quản lý dự án là rất cần thiết, cụ thể là:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức, hiểu biết của các Ban quản lý dự án trong việc

tiếp nhận, sử dụng nguồn vốn ODA. Các Ban quản lý cần phải nhận thức rõ ODA không phải là “thứ cho không” để rồi ban phát, tiêu xài lãng phí. Ngoài một bộ phận rất ít là vốn viện trợ không hoàn lại, số còn lại là vốn ODA Chính phủ đi vay để đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp. Do vậy, quá trình sử dụng phải luôn nghĩ rằng Chính phủ, nhân dân và thế hệ sau của chúng ta phải có trách nhiệm hoàn trả khoản nợ mà ngày hôm nay ta đang sử dụng.

Thứ hai, các Ban quản lý dự án cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu quy trình

thủ tục tiếp nhận vốn ODA của ADB tài trợ có liên quan đến dự án mình quản lý, kết hợp với chính sách chế độ trong nước để chủ động thực hiện, tránh tình trạng thụ động, việc gì cũng báo cáo Bộ xử lý hoặc cũng phải xin ý kiến ADB.

Thứ ba, cần chuyên nghiệp hóa các Ban quản lý dự án, coi quản lý dự án là

một nghề riêng biệt, đòi hỏi các cán bộ dự án phải có phẩm chất đạo đức, được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ. Muốn vậy, cần đưa quản lý dự án thành một ngành đào tạo chuyên sâu trong các trường Đại học, hoặc mở thêm các trường đào tạo nghề quản lý dự án chuyên nghiệp.

Thứ tư, Nhà nước cần sớm ban hành khung pháp lý thống nhất để điều chỉnh

hoạt động của tất cả các Ban quản lý dự án trong cả nước nói chung và trong nông nghiệp nói riêng đi vào khuôn khổ, tránh tình trạng quản lý lỏng lẻo như hiện nay.

Thứ năm, Bộ, Ngành và các cấp có thẩm quyền cần tăng cường công tác

thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cá Ban quản lý dự án. Phối hợp với quần chúng và giới truyền thông để kịp thời phát hiện, tố cáo các hành vi sai phạm, lạm dụng chức quyền,v.v. Đồng thời, ban hành các quy chế khen thưởng và xử phạt nghiêm minh. Đẩy mạnh công tác chống tham nhũng, gây thất thoát lãng phí trên cơ sở Luật chống tham nhũng và chính sách chống tham nhũng của nhà tài trợ.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 92 - 94)