Cơ cấu sử dụng ODA theo ngành, lĩnh vực tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 49 - 52)

h) Báo cáo thực hiện chương trình, dự án ODA

2.3.1.1.Cơ cấu sử dụng ODA theo ngành, lĩnh vực tại Việt Nam

Trong giai đoạn 2006-2010, nguồn vốn ODA đã bổ sung khoảng 11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 17% tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Phân theo nghành theo lĩnh vực nguồn vốn ODA được sư dụng tập trung vào khôi phục và phát triển cơ sở hạ tầng xã hội.

Bảng 4: Cơ cấu ODA theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2000 - 2008

Ngành, lĩnh vực Tổng số Vay Viện trợ Tỷ lệ (%)

1. Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói, giảm nghèo

598.30 535.49 62.81 13.81

2. Năng lượng và công nghiệp 486.30 486.30 11.22

3. Giao thông vận tải bưu chính viễn thông, cấp, thoát nước và phát triển đô thị, trong đó: - Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông - Cấp thoát nước - Phát triển đô thị 2358.68 2196.46 9.78 152.48 2295.9 2143.46 152.44 62.78 53.00 9.78 54.45 50.7 0.23 3.52 4. Y tế, giáo dục đào tạo, môi

trường, khoa học kĩ thuật, ngành khác:

- Y tế

- Giáo dục đào tạo

- Môi trường, khoa học kĩ thuật - Các ngành khác 889.05 192.98 55.75 308.46 332.07 706.19 132.00 50.00 297.55 226.64 182.86 60.98 5.75 10.91 105.43 20.52 4.45 1.29 7.12 7.66 Tổng 4332.33 4023.28 309.05 100.00

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư

Theo tổng hợp mới đây, trong các ngành và lĩnh vực ưu tiên vốn ODA, Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo có các chương trình và dự án ODA đã kí kết trong thời kỳ 1993-2008 đạt tổng giá trị khoảng 5.5 tỷ USD, trong đó có khoảng 26% vốn không hoàn lại. Nguồn vốn này được sử dụng cho phát triển nông nghiệp là 39%, phát triển lâm nghiệp là 33%, xây dựng thủy lợi là 18%, phát triển nông nghiệp tổng hợp là 10%. Trong đó có các dự án quy mô lớn như dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc, sự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng, dự án phát triển sinh kế Miền Trung, chương trình

cấp nước nông thôn và nhiều dự án phát triển nông thôn tổng hợp xóa đói giảm nghèo khác.. đã góp phần hỗ trợ phất triển nông nghiệp và cải thiện một bước quan trọng đời sống người dân vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là trong việc tiếp cận tới các dịch vụ công trong lĩnh vực y tế, giáo dục.

Về cơ sở hạ tầng xã hội, ODA ưu tiên sử dụng hỗ trợ phát triển giáo dục, y tế, xã hội với tổng số vốn là 1171 triệu USD. Trong lĩnh vực giáo dục, nguồn vốn ODA đã được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật công tác dạy và học tất cả các cấp học ( dự án giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại học, dạy nghề..) đào tạo giáo viên, đào tạo sau đại học…Trong lĩnh vực y tế, vốn ODA không hoàn lại chiếm tỷ trọng cao, 62% trong tổng vốn ODA dành cho Y tế. Nguồn vốn ODA được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật cho công tác khám chữa bệnh, xây dựng cơ sở sản xuất thuốc kháng sinh, trung tâm truyền má quốc gia, tăng cường công tác dân số và sức khỏe sinh sản…đào tạo cán bộ y tế; hỗ trợ xây dựng chính sách và nâng cao năng lực cán bộ quản lý.

Bên cạnh đó, ODA đã góp phần đáng kể trong việc tiếp nhận khoa học công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến và tăng cường nguồn lực con người và phát triển thể chế. Thông qua các dự án ODA cá công nghệ mới, kĩ năng và kinh nghiệm quản lý đã được chuyển giao.

Trong cơ sở hạ tầng, ngành Giao thông vận tải- Bưu chính viễn thông được ưu tiên cao nhất với tổng số vốn ODA 2753 triệu USD, trong đó chủ yếu là vốn vay ưu đãi, vốn ODA không hoàn lại chỉ chiếm khoảng gần 5%. Nhờ nguồn vốn ODA, mà nhiều công trình giao thông đã được cải tạo và xây dựng mới góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, như hệ thống đường bộ 1A, đườn xuyên Á, cảng nước sâu Cái Lân... Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông nguồn vốn ODA tập trung vào các dự án tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật như dự án cung cấp cáp quang ven biển, dự án đưa điện thoại tới các nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Trong khi đó lĩnh vực cấp thoát nước và phát triển đô thị số vốn ODA là 1048 triệu USD, được sử dụng để xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt, thoát nước

và xử kí rác thải ở hầu hết các thành phố lớn và ở nhiều thị xã, góp phần cải thiện môi trường hiện đang là nhu cầu cấp bách hiện nay.

Trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp là lĩnh vực sử dụng nguồn vốn ODA lớn với các dự án đã ký trong thời gian qua đã đạt trên 7.6 tỷ USD nhằm cải tọa nâng cấp , phát triển mới nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện với công suất lớn, cải tạo và phát triển mạng truyền tải và phân phối điện quốc gia đáp ứng nhu cầu điện gia tăng hàng năm cho cả sản xuất và đời sỗng ở các thành phố, thị trấn, thị xã, khu công nghiệp và khu vực nông thôn trên cả nước. Đây là một nguồn vốn lớn và có ý nghĩa trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cồn hạn hẹp, khu vực tư nhân trong và ngoài nước trong giai đoạn phát triển ban đầu còn chưa mặn mà với đầu tư phát triển nguồn và lưới điện vì yêu cầu vốn lớn và thời gian thu hồi vôn chậm.

Biểu đồ 2: Cơ cấu ODA theo ngành và lĩnh vực thời kì 1993-2008

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 49 - 52)