Cơ cấu sử dụng ODA theo vùng của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 52 - 55)

h) Báo cáo thực hiện chương trình, dự án ODA

2.3.1.2.Cơ cấu sử dụng ODA theo vùng của Việt Nam

Phân theo nhóm vùng, ODA tập trung chủ yếu vào Bắc Trung Bộ, duyên hải Mền Trung vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung (chiếm tỉ trọng 31.22% tổng vốn ODA); tiếp theo là vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (chiếm 30.86% tổng vốn ODA). Trong khi đó vùng đồng bằng Sông Cửu Long vốn ODA chiếm 7.45%, ODA cho Tây Nguyên chiếm 3.7% tổng vốn ODA.

Bảng 5: Cơ cấu vốn ODA kí kết theo vùng do địa phương trực tiếp thụ hưởng thời kỳ 2001-2009

Đơn vị: Triệu USD

Vùng ODA đã kí

(Triệu USD)

Tỷ trọng (%)

Trung du miền núi Bắc Bộ 2063.78 8.07

Đồng Bằng sông Hồng và vùng

kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 3500.83 13.69

Bắc Trung Bộ, duyên hải Miền Trung và vùng kinh tế trọng

điểm Miền Trung 3278.19 12.82

Tây nguyên 1132.39 4.43

Đông Nam Bộ và vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam 3995.6 15.62

Đồng bằng sông Cửu long 2394.67 9.36

Liên vùng 9211.33 36.01

Tổng 25376.79 100

Nguồn: Phòng kế toán BQL dự án

Vùng trung du miền núi Bắc Bộ đứng thứ ba về số vốn kí kết chiếm tỉ lệ 8.07%, nguồn vốn này tập trung thực hiện các chương trình dự án trong các lĩnh vực như phát triển lâm nghiệp bền vững; hay tiếp cận các dịch vụ cơ sở hạ tầng bao gồm điện, thủy lợi , nước sạch và giao thông nông thôn; phát triển dân tộc thiểu số; xây dựng các trường dân tộc nội trú và tăng cường trang thiết bị cho bệnh viện tuyến tỉnh và hình thành các trung tâm y tế; phát triển cơ sở hạ tầng; tăng cường năng lực quản lý hành chính các cấp.

Vùng Bắc trung bộ và duyên hải Miền Trung: là vùng mà các tỉnh đều giáp biển, điều kiện tự nhiên khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và nông thôn, là nơi thường xuyên bị thiên tai tàn phá. Số vốn ODA dành cho vùng này là tương đối lớn đạt 3278.19 triệu USD, chiếm 12.82%. ODA tập trung thực hiện các chương trình dự án trong các lĩnh vực như quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên rừng; các hệ thống thủy lợi; giảm thiểu thảm họa thiên tai, giao thông nông thôn; hỗ trợ ngư dân ven biển và đồng bào thiểu số; phát triển cơ sở hạ tầng để thúc đẩy thương mại với các vùng khác trong nước và quốc tế; phát triển hệ thống y tế; tăng cường năng lực quản lý hành chính các cấp.

Vùng kinh tế Sông Hồng và khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc đứng thứ tư về vốn ODA kí kết với 13.69% vì đây là vùng kinh tế phát triển, mức sống tương đối cao và tỷ lệ hộ nghèo thấp. Nguồn vốn này tập trung để hỗ trợ trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đa dạng hóa thu nhập cho các hộ nông dân; tăng cường thiết bị cho hệ thống bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố phòng chống ô nhiễm môi trường.

Vùng Tây nguyên: đây là vùng có mật độ dân cư thưa thớt, điều kiện kinh tế tự nhiên còn nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, tuy nhiên vốn ODA dành cho vùng này chỉ có 1132.39 triệu USD, chiếm 4.43%. ODA chủ yếu tập trung cho lĩnh vực trồng rừng và bảo vệ vườn quốc gia; xây dựng các công trinh thủy lợi; phòng chống thiên tai; dịch bệnh; nâng cấp các quốc lộ nối các tỉnh duyên hải Miền Trung; cải thiện khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng nông thôn.

Vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: đứng thứ hai về ODA với 3395.6 triệu USD, chiếm 15.62%. Nguồn vốn ODA cho vùng này lớn là do các dự án chủ yếu thực hiện trong các lĩnh vực như hỗ trợ về khoa học công nghệ để phát triển nông nghiệp và đặc biệt là xây dựng hệ thống giao thông bao gồm các đường vành đai quanh thành phố Hồ Chí Minh, hiện đại hóa hệ thống đường sắt và đường thủy, xây dựng cảng hàng không quốc tế mới và hệ thống giao thông công cộng ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó ODA còn ưu tiên cho hoàn thiện và xây dựng hệ thống cấp thoát nước nhằm cải thiện môi trường đô thị; tăng cường trang thiết bị y tế cho các bệnh viện tỉnh.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long: ODA sử dụng trong lĩnh vực như quản lí bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên; các hệ thống thủy lợi; giao thông nông thôn; phát triển giao thông đường thủy, đầu tư vào phát triển nông thôn tổng hợp; cải thiện các dịch vụ y tế, giáo dục, tăng cường năng lực quản lí hành chính các cấp.

Qua đó ta có thể tổng hợp rằng gía trị ODA bình quân đầu người của các vùng như sau: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đạt 33.98 USD/ người, vùng đồng bằng Sông Hồng đạt 18.42 USD/người, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung đạt 52.46 USD /người, vùng Tây Nguyên là 21.86 USD/người, vùng Đông Nam Bộ là 25.4 USD/ người và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là 11.29 USD/người.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 52 - 55)