Cải tiến quy trình giải ngân vốn ODA từ các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 79 - 81)

- Đường giao thông nông thô nở khu vực dự án đề xuất đều trong tình trạng

c)Cải tiến quy trình giải ngân vốn ODA từ các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn

nghiệp nông thôn nói chung và các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi nói riêng,

Hiện nay, Quy trình giải ngân nguồn vốn ODA từ các chương trình, dự án nông nghiệp được thực hiện theo Thông tư số 78/2004/TT/BTC ngày 10/8/2004 về việc hướng dẫn quản lý rút vốn đối với nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Về cơ bản, Thông tư đã quy định khá chi tiết trình tự và thủ tục rút vốn để thực hiện từng loại chương trình, dự án cụ thể. Tuy nhiên, qua thực tế áp dụng đã bộc lộ những nhược điểm, đó là:

- Sự tập trung quá mức về công tác thanh toán vốn ngoài nước tại Ban quản lý dự án Trung ương, trong khi không phát huy hết trách nhiệm của các Ban quản lý dự án tỉnh, Kho bạc tỉnh, Ngân hàng thương mại tỉnh. Trong khi Ban quản lý dự án Trung ương phải quản lý rất nhiều dự án, mỗi dự án bao gồm nhiều tiểu dự án ở khắp đất nước nên cơ chế này đã biến Ban quản lý dự án trung ương thành “trung tâm thanh toán” nên không còn đủ thời gian đủ người để thực hiện hết các nhiệm vụ.

- Hồ sơ xin rút vốn còn bao gồm nhiều giấy tờ, phải qua nhiều khâu kiểm tra, kiểm soát không cần thiết mà lại không xác định đầy đủ trách nhiệm của các đơn vị tham gia.

Do vậy, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các chương trình, dự án ODA của ADB trong nông nghiệp trong thời gian tới, cần cải tiến một số công tác sau:

- Đối với các dự án ODA mà mô hình tổ chức có Ban quản lý dự án Trung ương (CPMU) và các Ban quản lý dự án tỉnh (PPMU) thì về mặt tài chính, Ban quản lý dự án Trung ương chỉ làm nhiệm vụ rút vốn từ cơ quan tài trợ trên cơ sở hồ sơ thanh toán do Ban quản lý dự án tỉnh cung cấp được Kho bạc tỉnh xác nhận,

không làm nhiệm vụ trực tiếp thanh toán vốn nước ngoài cho các nhà thầu như hiện nay; các Ban quản lý dự án tỉnh, Kho bạc tỉnh, Ngân hàng tỉnh là cơ quan trực tiếp tham gia kiểm soát chi và thực hiện việc thanh toán cả vốn trong nước và vốn ngoài nước.

3.4.1.3. Hiệu quả đạt được

Giải pháp này nhằm mục đích nhanh chóng tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng nhưng chặt chẽ, hài hoà với chính sách của các nhà tài trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hút và sử dụng vốn ODA của Việt Nam nói chung và của các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nói riêng trong thời gian tới.

Thực hiện cải tiến quy trình giải ngân như trên, không những phát huy hết khả năng về chuyên môn nghiệp vụ, bộ máy sẵn có của các đơn vị cơ sở mà còn xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan có liên quan tham gia dự án về mặt tài chính, giảm được thời gian kiểm tra, kiểm soát hồ sơ giải ngân, do đó đẩy nhanh được tiến độ giải ngân.

3.4.2. Giải pháp 2: Quy hoạch tổng thể các ngành, lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các tỉnh miền núi phía Bắc. triển nông thôn ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

3.4.2.1. Căn cứ khoa học

Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có vai trò rất quan trọng trong công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam. Từ trước đến nay, việc quy hoạch tổng thể các các dự án trong nước còn có nhiều bất cập. Quy hoạch giữa các bộ, ban, ngành không có sự đồng bộ dẫn tới việc phân bổ thừa hoặc thiếu, lệch,...dẫn tới tình trạng gia tăng khoảng cách giàu, nghèo, chênh lệch mức sống giữa các vùng miền, các dân tộc trên cả nước.

Công tác xây dựng kế hoạch và hoạch định dự án kém hiệu quả, không thống nhất giữa các đơn vị dẫn đến sửa đổi nhiều lần, gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư.

Bên cạnh đó, các dự án được xây dựng trên cơ sở không bám sát thực tế, không tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau dẫn đến tình trạng quy hoạch sai, phá hủy môi trường cảnh quan thiên nhiên, làm thất thoát tài nguyên của đất nước, gây khó khăn cho người dân.

Hậu quả của quy hoạch sai trong công tác huy động vốn ODA là cản trở việc thu hút các dòng vốn nói chung và vốn ODA nói riêng

3.4.2.2. Nội dung giải pháp 2a) Vai trò của Chính phủ a) Vai trò của Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 79 - 81)