Các xu hướng canh tác cây trồng trong vùng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 69 - 70)

Hàng năm, sản lượng ngũ cốc trong vùng tăng từ 2 triệu tấn năm 1995 tới 4.4 triệu tấn năm 2008, tỷ lệ gia tăng này cao hơn so với tỷ lệ đạt được của cả vùng châu thổ Sông Hồng và toàn quốc nói chung trong vòng 13 năm.

Tỉnh Sơn La, với các điều kiện khí hậu thuận lợi, đang phát triển nhanh chóng như một trung tâm sản xuất giống ngô, đặc biệt với loại hạt giống lai có thể

gieo trồng bất cứ đâu trên toàn quốc. Các tỉnh khác có sản lượng ngũ cố lớn gồm Bắc Giang (chủ yếu là lúa), Phú Thọ và Thái Nguyên với sản lượng các loại ngũ cốc hàng năm mỗi vụ hơn 400.000 tấn. Khu vực này chiếm khoảng 13% trong số 8.5 triệu hecta ngũ cốc được gieo trồng vào năm 2008 trên phạm vi toàn quốc và ngày càng mang tầm quan trọng so với các năm trước khi mà sản lượng ở các tỉnh châu thổ Sông Hồng còn cao hơn.

Với việc đô thị hóa gia tăng, bản thân các tỉnh nhận thấy nhiều đất canh tác nông nghiệp bị chuyển đối thành đất sử dụng công nghiệp và sản lượng cây trồng cũng chịu ảnh hưởng nhất định. Diện tích canh tác lúa vẫn duy trì ổn định ở mức 650.000 ha từ năm 1995 trong khi diện tích gieo trồng ngô tăng từ 211.000 ha năm 1995 lên 441.000 ha năm 2008. Các loại cây trồng khác bao gồm sắn, khoai lang, mía đường, đậu phụng và đậu tương. Các loại cây trồng lâu năm chủ yếu là cây chè tại các vùng đất cao và các loại cây ăn quả như là vải có tiềm năng xuất khẩu lớn cần được tiếp cận với mạng lưới đường giao thông nông thôn tiện lợi.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 69 - 70)