ODA Giải ngân

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 46 - 49)

h) Báo cáo thực hiện chương trình, dự án ODA

ODA Giải ngân

triệu USD.

Bảng 3: ODA cam kết và giải ngân chung giai đoạn 1993-2009

Năm

ODACam kết Cam kết (triệu USD)

Tốc độ tăng liên hoàn của ODA

cam kết (%)

ODAGiải ngân Giải ngân (Triệu USD)

Tốc độ tăng lien hoàn của ODA

giải ngân (%) 1993 1860.8 - 413 - 1994 1958.7 5.26 725 75.54 1995 2311.4 18 737 1.66 1996 2430.9 5.17 900 22.12 1997 2377 -2.217 1000 11.11 1998 2186 -8.035 1242 24.2 1999 2839 29.872 1350 8.7 2000 2400 -15.463 1650 22.22 2001 2356 -1.833 1500 -9.09 2002 2461 4.457 1528 1.87 2003 2839 15.36 1442 -5.63

2004 3441 21.205 1650 14.422005 3803 10.52 1720 4.242 2005 3803 10.52 1720 4.242 2006 4458 17.22 1785 3.78 2007 5475 22.81 2176 21.9 2008 6715 22.65 2253 3.54 2009 7835 16.68 2745 21.83

Nguồn : Bộ kế hoạch đầu tư

Qua số bảng số liệu trên ta thấy rằng vốn ODA tăng qua các năm nhưng không đều, trung bình mỗi năm lượng vốn ODA các nhà tài trợ cam kết cho Việt Nam vào khoảng 2.4 tỷ USD, đây là mức cam kết khá cao so với các nước đang phát triển khác. Trong 2 năm đầu khi mới nối lại quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế , lượng ODA cam kết mới chỉ đạt 1860.8 triệu USD (năm 1993) và 2839 triệu USD. Riêng giai đoạn 1997-2000 lượng vốn ODA có sự sụt giảm nhẹ, điều này là do cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997. Tới giai đoạn 2001-2005 thì lượn vốn ODA tăng và tăng khá đều. tổng vốn ODA trong giai đoạn này là 14.9 tỷ USD. Trong 7 tháng đầu năm 2006 tổng vốn đầu tư thông qua các hiệp định kí kết với các nhà tài trợ đạt tổng giá trị 1.599 tỷ USD, trong đó vốn vay đạt 1.466 tỷ USD và vốn viện trợ khoảng 0.133 tỷ USD. Tới giai đoạn 2006-2009 thì mức ODA tăng lên hàng năm trugn bình mỗi năm tăng lên khoảng 1.3 lần so với năm trước.

Số vốn ODA cam kết cho Việt Nam đạt được kết quả như trên là do Việt Nam đã tạo dựng được sự tin tưởng của các nhà tài trợ thông qua sự phát triển kinh tế xã hội. Điều đó được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua so với các nước trong khu vực là tương đối cao và tốc độ tăng trưởng này được giữ ổn định trong thời gian dài. Đặc biệt Việt Nam có tình hình chính trị- xã hội ổn định, đó là một yếu tố quan trọng giúp cho các hoạt động hỗ trợ của các nhà tài trợ được thuận lợi. Bên cạch đó, sự thành công của các chương trình xóa đói giảm nghèo đã giúp Việt Nam tạo được niềm tin rất lớn với cộng đồng tài trợ quốc tế và tiếp tục dành được sự quan tâm của các nhà tài trợ trong việc thực hiện tốt mục tiêu phát triển thiên niên kỉ mà liên hợp quốc đề ra.

• Thứ hai, trong những năm qua cùng với sự gia tăng của mức ODA cam kết và mức giải ngân cũng tăng.

Biểu đồ 1: Mức ODA giải ngân giai đoạn 1993 - 2009

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư

Ta thấy rằng mức giải ngân cũng tăng dần qua các năm. Trung bình đạt 1.2 tỷ USD/năm. Giai đoạn từ 1993-2000, mức giải ngân tăng liên tục, năm 2000 đạt 1650 triệu USD. Năm 2001, 2002, 20003 mức giải ngân có giảm so với năm 2000 nhưng vẫn cao hơn giai đoạn 1993-1999; đó là do một số dự án đang đi vào giai đoạn cuối nên tốc độ giải ngân nhanh hơn. Tuy nhiên mức độ giải ngân chỉ bằng 91% kế hoạch đề ra năm 2002, 85% kế hoạch năm 2002, 95% kế hoạch năm 2003. Từ 2004 đến năm 2009 tỷ trọng vốn ODA giải ngân tăng dần theo các năm tăng mạnh nhất là vào năm 2009 khoảng 2745 triệu USD.

Thực tế cho thấy rằng ODA tăng qua các năm nhưng rất thấp so với mức cam kết. khoảng cách giữa hai mức này cho thấy năng lực xây dựng và quản lí chương trình dự án còn nhiều bất cập. Trong giai đoạn 1993-1999 là giai đoạn của thời kì đổi mới, do hạn chế về khả năng xây dựng và quản lý các chương trình, dự án mà mức giải ngân ODA còn thấp, trung bình đạt 33%. Trong thời gian gần đây, mức giải ngân dã cao hơn, trung bình đạt 68%. Nguyên nhân của tình trạng này là do:

- Đặc điểm của việc sử dụng nguồn vốn ODA : ODA là nguồn vốn đầu tư phát triển, tức là cần có thời gian cần thiết từ khi cam kết cho đến khi xây dựng, phê duyệt thực hiện dự án. Khi dự án được thực hiện mới có thể xem xét việc chi tiêu trên thực tế và tiến hành giải ngân.

- Các mô hình cung cấp ODA, các quy trình thủ tục ODA của các nhà tài trợ không giống nhau. Vì vậy, Chính phủ cũng như các nhà tài trợ cần có thời gian để hài hòa các quy trình thủ tục, yêu cầu của cả hai phía.

- Quản lý nguồn vốn ODA ngay từ khi tiếp nhận đến khi thực hiện còn nhiều bất cập không chỉ những ở địa phương mà ngay từ trung ương. Tình trạng tham nhũng nguồn vốn này còn xảy ra ở nhiều nơi một phần do không chấp hành các văn bản pháp lí về nguồn vốn ODA một phần do những suy nghĩ cho rằng đây là nguồn vốn của Nhà Nước.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 46 - 49)