Cập nhật thông tin thường xuyên giữa các cơ quan Việt Nam với các nhà tài trợ.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 95 - 100)

- Xây dựng quy hoạch tổng thể cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn sử dụng vốn ODA thời kỳ 20102015 ở các tỉnh miền núi phía Bắc

d) Cập nhật thông tin thường xuyên giữa các cơ quan Việt Nam với các nhà tài trợ.

huấn cho các BQLDA Trung ương và BQLDA tỉnh về chính sách, quy trình và thủ tục ODA của Chính phủ và nhà tài trợ để tìm ra những quy định còn chưa hài hòa và đề xuất những biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện.

d) Cập nhật thông tin thường xuyên giữa các cơ quan Việt Nam với các nhà tài trợ. nhà tài trợ.

Hiện nay, thông tin trao đổi chính thức giữa các cơ quan Việt Nam với các nhà tài trợ trong đó có ADB chủ yếu bằng đường công văn. Do vậy, nhiều khi công văn gửi đi gửi lại rất mất thời gian. Còn mối liên hệ với ADB để xử lý các vấn đề liên quan đến dự án, hầu như các Ban quản lý dự án trực tiếp liên hệ với Văn phòng đại diện thường trú của ADB tại Việt Nam. Như vậy, có thuận lợi là nhanh chóng, đỡ tốn kém và giao dịch trực tiếp với cán bộ Việt Nam nên không bất đồng về ngôn ngữ, trong đối với những vấn đề Văn phòng đại diện không đủ thẩm quyền quyết định, họ phải liên hệ với trụ sở chính để có ý kiến phản hồi, sau đó Văn phòng đại diện thường trú của ADB tại Việt Nam sẽ thông tin lại cho các Ban quản lý dự án trung ương. Tiếp đó, Ban quản lý dự án Trung ương mới gửi công văn thông báo về cho các Ban quản lý dự án tỉnh. Như vậy, thông tin không được cập nhật nhanh, dẫn

tới việc chậm trễ trong thực hiện các chương trình, dự án. Vì vậy, trong thời gian tới, ADB và Ban quản lý dự án Trung ương, Ban quản lý dự án tỉnh cần tăng cường cập nhật thông tin qua Internet, vì sẽ tích kiệm được nhiều thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, ADB cũng cần ủy quyền cho Văn phòng đại diện thường trú của ADB tại Việt Nam trong việc giải quyết những công việc thường ngày của dự án để có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

3.4.5.3. Kết quả đạt được

Như vậy, hệ thống theo dõi và đánh giá không những sẽ khắc phục được những yếu kém trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA của ADB trong nông nghiệp mà còn phải quản lý vốn ODA một cách có hiệu quả, đạt được những mục tiêu ưu tiên của đất nước. Ngoài ra, hệ thống này sẽ đánh giá trên các phương diện thực hiện và quản lý các chương trình, dự án. Bao gồm các khoản chi tiêu, kế hoạch, phạm vi công việc, bối cảnh thể chế, hoạt động của các nhà thầu và các nhà tư vấn, các tác động về kinh tế, tài chính, xã hội và môi trường.

Mặt khác, hệ thống này có thể cung cấp được những thông tin phản hồi nội bộ giúp cho công tác quản lý tốt hơn và các chương trình, dự án thực hiện hiệu quả hơn. Việc sử dụng lồng ghép giữa các Công ty kiểm toán trong nước và nước ngoài ở tất cả các chương trình, dự án ODA của ADB trong nông nghiệp cũng là một trong những bước đi cụ thể phục vụ những mục tiêu này.

Để có thể hoàn thành các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc với thời gian ngắn, tiết kiệm kinh phí, hoạt động có hiệu quả, vai trò của con nguời mà ở đây là ban quản lý dự án và các cán bộ dự án là vô cùng quan trọng. Nếu đội ngũ quản lý, triển khai dự án được đào tạo chuyên nghiệp, nắm vững hệ thống chính sách và luật pháp, thông thạo địa hình vùng dự án...sẽ đẩy mạnh tiến độ thực hiện dự án, nhanh chóng hoàn thiện thủ tục giải ngân, sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả như vậy sẽ góp phần tăng cường thu hút vốn ODA cho các dự án phát triển CSHT NT các tỉnh miền núi phía Bắc trong các giai đoạn tới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Chương III đã xây dựng được:

- Quan điểm về sử dụng nguồn vốn ODA trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nước ta hiện nay

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn ODA vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ở miền núi phía Bắc

Giải pháp 1: Hoàn thiện môi trường pháp lý và chính sách tài chính về thu

hút và sử dụng vốn ODA

Giải pháp 2: Quy hoạch tổng thể các ngành, lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển

nông thôn ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Giải pháp 3: Hoàn thiện công tác đấu thầu Giải pháp 4: Đẩy mạnh tiến độ thực hiện dự án Giải pháp 5: Nâng cao năng lực quản lý dự án

KẾT LUẬN

Qua việc phân tích và đánh giá tình hình thực tế kết hợp với phương pháp so sánh và lý giải bằng các lý luận và quan điểm kinh tế. Luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, Trình bày một số vấn đề lý luận chung về ODA: lịch sử hình

thành, khái niệm, phân loại, đặc điểm, nguồn cung cấp ODA, ưu điểm và hạn chế của ODA ; vai trò và các tác động của nguồn ODA đối với các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

Thứ hai, Giới thiệu sơ lược về miền núi phía Bắc: trình bày thực trạng thu

hút vốn ODA tại Việt Nam nói chung và khu vực miền núi phía Bắc nói riêng. Từ đó thấy được những thành công và những mặt còn tồn tại trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn ODA cho các dự án phát triển CSHT NT các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian qua.

Thứ ba, Trên cơ sở quan điểm, nguyên tắc và định hướng chung về thu hút

và sử dụng ODA của ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2020, Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn ODA cho các dự án phát triển CSHT NT các tỉnh miền núi phía Bắc.

Thu hút nguồn vốn ODA đã và đang trở thành mục tiêu có tầm nhiều lược cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam còn là một nước nghèo đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Vì vậy, việc thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài nói chung, ODA nói riêng là một tất yếu. Tuy nhiên, hỗ trợ phát triển chính thức là nguồn vốn có tính ưu đãi cao, nên có thường đi kèm với những điều kiện nhất định các nhà tài trợ. Do vậy, vấn đề cân nhắc việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA sao cho có hiệu quả. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế cũng như độc lập chủ quyền của quốc gia, góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, và ngành CSHT NT nói riêng vốn đầu tư trong lĩnh vực này mang lại hiệu quả xã hội là chính, hiệu quả kinh tế thường không cao. Do vậy, việc vận động thu hút ODA là khó khăn. Tin tưởng rằng, với sự nỗ lực và thiện chí của tất cả các bên có liên quan, ODA tại Việt Nam nói chung và ODA cho các dự án phát triển CSHT NT nói riêng thời gian tới sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn, góp phần thực hiện thành công chương trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2020.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w