Những thuận lợ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá khả năng áp dụng và đề xuất các giải pháp xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 2010 cho các công ty cao su trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 55 - 58)

- Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ừng tình hình.

1.6.1.Những thuận lợ

1.6.1.1. Về mặt thị trường

- Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt

động môi trường.

- Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi

trường và cộng đồng xung quanh.

- Đáp ứng nhu cầu khách hàng trong nước và quốc tế.

1.6.1.2. Về mặt kinh tế

- Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào. - Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng.

- Tăng hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ. - Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý.

- Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên.

- Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật vềmôi trường. - Giảm thiểu chi phí đóng thuếmôi trường.

- Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khỏe được đảm bảo trong môi

trường làm việc an toàn.

- Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề

nghiệp.

- Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro hoặc tai nạn xảy ra.

1.6.1.3. Về mặt quản lý rủi ro

- Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra. - Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm.

- Dễdàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường

1.6.1.4. Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận

- Được sửđảm bảo của bên thứ ba.

- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.

- Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá của cơ sở ra thịtrường.

Tháng 12/2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệmôi trường và ngày 01/07/2006 thì Luật chính thức được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệmôi trường.

Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã quy định từ chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụcơ bản của mỗi tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dung và bảo vệ môi trường. Hệ thống tiêu chuẩn vềmôi trường cũng đã được ban hành, làm cơ

sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể trong việc bảo vệ môi trường. Các quy định pháp luật đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường.

1.6.1.6. Sức ép từcác công ty đa quốc gia

Hiện có nhiều tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp/nhà thầu phải

đảm bảo vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và chứng chỉISO 14001 như sựđảm bảo cho các yếu tốđó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam

kéo theo đó là các yêu cầu ngày càng gia tăng về tay nghề công nhân, trình độ

chuyên môn hóa, yêu cầu về chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội. Đó là

thách thức nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức/doanh nghiệp trong nước cần tự

hoàn thiện mình để có thể hòa nhập sâu vào sân chơi chung.

Đi đầu là Honda Việt Nam là một trong các công ty của Nhật Bản đã áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001, tiếp sau đó là một loạt các nhà cung cấp phụ kiện như Goshi Thăng Long, Nissin Brake, Tsukuba, Mitsuba, Stanley… cũng áp dụng ISO 14001.

1.6.1.7. Sự quan tâm của Nhà nước và cộng đồng.

Sự quan tâm của Nhà nước, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng ISO 14001 cũng ngày càng gia tăng. Trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia năm 2010 và định hướng năm 2020 cũng chỉ rõ “mục tiêu đến năm 2010: 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”, định hướng tới năm 2020 “80% các cơ sở sản xuất

kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng nhận

ISO 14001”. Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và ISO 14001 nói riêng. Định hướng này sẽ tạo tiền đề cho các Cấp, các Ngành, các Địa phương xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường cho

mình để từ đó thúc đẩy việc áp dụng ISO 14001 trên phạm vi toàn quốc. (Theo http://www.vinacert.vn)

Thời gian qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các tổ chức, doanh nghiệp cũng bị người dân, báo chí và các cơ quan chức năng

phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp phải tạm thời đóng cửa. Điều này cũng đã thể

hiểu một mức độquan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng.

1.6.1.8. Đáp ứng nhu cầu xã hội

Các Công ty đều mong muốn ngày càng nhiều cổđông, bao gồm các nhà đầu

tư, công chúng và các nhóm chuyên trách về môi trường. Việc áp dụng ISO 14001 sẽđáp ứng nhu cầu công chúng về trách nhiệm của Công ty. Các Công ty với chu trình EMS đã đăng ký theo tiêu chuẩn ISO 14000 có thể tranh thủđược lòng tin của công chúng khi khai báo rằng, họ tuân thủ những quy định chung và tiếp tục cải tiến hệ thống tiêu chuẩn của mình. Việc đăng ký ISO 14000 có thể chứng tỏ rằng, một tổ chức đã cam kết và đáng được tin cậy về những vấn đề liên quan tới môi trường.

Các Công ty áp dụng ISO 14001 không chỉ nâng cao thượng hiệu của mình, mà còn mục đích đáp ứng được sự mong muốn của người tiêu dùng về quyền được

hưởng “sản phẩm xanh”, thân thiện với môi trường.

1.6.2. Khó khăn

1.6.2.1. Chi phí cho việc triển khai áp dụng còn cao

Để áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 14001, các doanh nghiệp cần phải

đầu tư cả về tiền bạc lẫn thời gian. Các chi phí gồm:

 Chi phí cho việc xây dựng và duy trì một HTQLMT

 Chi phí tư vấn

 Chi phí cho xây dựng, sữa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị

 Chi phí cho việc đăng ký với bên thứ ba

Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là nhỏ và vừa nên ít doanh nghiệp dám đầu

tư hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng để thực hiện ISO 14001. Điều này lý giải tại sao 2/3 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14001 tại Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

1.6.2.2. Thiếu chính sách hỗ trợ từNhà nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù có sự quan tâm trong công tác bảo vệmôi trường nhưng cho tới nay

Nhà nước, cơ quan pháp lý chưa có chính sách gì cụ thểđể hỗ trợ các tổ chức/doanh nghiệp trong việc áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. Các tổ

khuyến khích nào, tính hiệu quả trong công tác thực thi yêu cầu pháp luật trong bảo vệ môi trường còn chưa cao dẫn tới nản lòng và thiệt thòi cho những tổ chức quan

tâm và đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Như vậy sẽ xuất hiện tình trạng nếu không cần thiết thì không làm ISO 14001.

1.6.2.3. Thiếu nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện

Nhận thức về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 ở các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khó khăn hầu hết các doanh nghiệp gặp phải trong việc xây dựng HTQLMT là: tài chính, thiếu cán bộ

có trình độ chuyên môn, thiếu thông tin,…

Kiến thức về quản lý môi trường của doanh nghiệp còn hạn chế.

1.6.2.4. Trình độ quản lý, công nghệchưa cao

Mặc dù đội ngũ chuyên gia đánh giá ở Việt Nam đã phát triển khá mạnh,

nhưng một số chuyên gia còn thiếu kinh nghiệm thực tế, khi tiến hành đánh giá còn thiếu công bằng. Công nghệ áp dụng ở một số tổ chức chưa thể hiện hết những mục tiêu cần đạt đến.

Tuy nhiên nếu các doanh nghiệp đã nhận thức được vấn đề môi trường đang

trở nên ngày càng cấp bách và có khuynh hướng ảnh hưởng đến sự phát triển thì sẽ

phải hành động khác đi. ISO 14001 sẽ là một giải pháp cho các doanh nghiệp suy nghĩ và ra quyết định. Có thể nói ISO 14001 là biện pháp hữu hiệu mang tính lâu dài cho các doanh nghiệp mặc dù phải có đầu tư ban đầu cho việc thiết lập hệ thống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá khả năng áp dụng và đề xuất các giải pháp xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 2010 cho các công ty cao su trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 55 - 58)