Công ty cổ phần cao su Bình Long tổ chức thành hai bộ phận: bộ phận quản lý và bộ phận sản xuất. Nhà máy chế biến cao su Quản Lợi thuộc Công ty cổ phần cao su Bình Long thực hiện chếđộ hạch toán phụ thuộc.
- Lực lượng lao động:
Công ty cổ phần cao su Bình Long có tổng số cán bộ, công nhân hiện nay của Công ty là 8.779 người. Trong đó công nhân hợp đồng dài hạn: 4.629 người, với 1319 hộ gia đình. Ngoài ra công ty còn sử dụng 2.341 hộ dân tộc chăm sóc
5.836 ha cao su của Công ty và 1056 ha cao su của tiểu điền.
2.2.2. Sơ lược về Nhà máy chế biến cao su Quản Lợi (thuộc Công ty cổ phần cao su Bình Long) su Bình Long)
2.2.2.1. Thông chung về nhà máy chế biến cao su Quản Lợi
Nhà máy chế biến cao su Quản Lợi được thi công xây dựng vào tháng 06/2008, thời gian đưa vào vận hành chạy thử từ tháng 03/2010. Nhà máy chính thức được bàn giao cho Công ty cổ phần cao su Bình Long quản lý điều hành sản xuất ngày 09/5/2011 (nhân ngày giải phóng Bình Long 09/5/1973).
- Tên nhà máy: Nhà máy chế biến cao su Quản Lợi.
- Vị trí: Quốc lộ 13 thuộc thị trấn An Lộc, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước. - Chủng loại sản phẩm: Sơ chế mủ cao su khối dạng cốm từ mủnước.
- Năng lực sản xuất: SVR3L, SVR5, SVR10, SVR20. - Công xuất thiết kế: 3.500 tấn/năm.
- Công suất hiện nay: 2.850 tấn/năm.
2.2.2.2. Cơ cấu tổ chức nhà máy chế biến cao su Quản Lợi
Lực lượng lao động của nhà máy chế biến cao su hiện nay là 136 người, đây là
- Ban giám đốc: 03 người.
- Văn phòng, kế hoạch vật tư: 06 người. - Kế toán tài chính, thủ quỹ: 04 người. - Tổ tiếp nhận mủ: 15 người.
- Tổ hóa nghiệm đánh đông: 28 người. - Tổcán keo: 18 người.
- Tổbơm cốm: 16 người - Tổ sấy + ép kiện: 29 người - Tổcơ điện, cơ khí: 08 người - Tổ kho + bảo vệ: 09 người Tổng cộng: 136 người
2.2.2.3. Công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị của nhà máy
Công nghệ sản xuất của nhà máy có thể tóm tắt theo quy trình sơ chế mủ cao
su như sau:
Mủ được vận chuyển từ vườn cây cao su về phải được giữ ở trạng thái ổn
định hoàn toàn lỏng. Đểđảm bảo mủ không bị đông trước khi về đến khu vực chế
biến, người ta thường thêm vào một số hóa chất chống đông NH4OH ngay trong
chén hứng mủ (vào mùa mưa), hoặc trong các bồn chứa mủ để vận chuyển về nhà máy.
Mủ tạp được phân loại theo phẩm chất và đựng riêng trong các bao sạch.
Thông thường người ta phân loại riêng mủ vỏ, mủ dây và mủ chén, không để lẫn với mủ đất. Tùy theo kích thước và màu sắc mà mủ chén cũng được phân thành nhiều loại khác nhau, ví dụ như mủ trắng, mủ bị sậm màu (do bị ô xy hóa) nhằm tách biệt những loại mủ cho ra cao su thành phẩm với chất lượng khác nhau. Cao su thành phẩm chất lượng cao (tính năng cơ lý cao) do mủ được chế biến cẩn thận và sạch sẽ từ khâu thu gom, chuyên chở và tồn trữtrong nhà máy trước khi chế biến.
Công đoạn 1: Xử lý nguyên liệu
Mủ vận chuyển từvườn cây về nhà máy bằng các xe bồn chuyên dụng, được
đưa vào bể khuấy lớn. Tại đây mủ được khuấy trộn để đồng nhất Latex từ các nguồn khác nhau. Công đoạn kiểm tra sơ khởi việc tiếp nhận mủ được thực hiện bằng cách đo DRC - hàm lượng mủ khô (Dry Rubber Content) và hàm lượng NH3 còn lại trong mủ.
Mủ tạp nếu để ngoài trời dễ bịô xy hóa, đặc biệt nếu phải chịu tác động dưới ánh sáng mặt trời, làm cho chất lượng mủ thành phẩm giảm sút. Vì vậy, khi vềđến
nhà máy sẽđược phân loại, ngâm trong các hồ riêng biệt để tránh bị ô xy hóa và rửa
để loại bớt một phần chất bẩn. Tùy theo chất lượng của mủ tạp mà có thể được
ngâm trong nước tối thiểu là 12 giờ và tối đa là 7 ngày. Ngoài việc ngâm trong
nước, mủ tạp cũng có thể ngâm trong một số dung dịch hóa chất để tránh phá hủy
cao su như axit Clohidric, axit oxalic, các chất chống lão hóa khác... Các loại mủ
dây, mủđất được tách riêng và thường được rửa bằng giàn máy rửa chuyên dụng có sử dụng các loại dung dịch hóa chất thích hợp để tẩy các chất bẩn loại bỏ các tạp chất.
Mủ nước được lọc qua lưới có kích thước 40 lỗ/inch và lọc tinh 80 lỗ/inch nhằm loại ra các khối mủ đông trong khi chuyên chở và các mảnh vụn, cành, lá, cùng các chất lạ khác trong mủ, sau đó xả vào bể chứa.
Tại bể chứa, sau khi làm đồng nhất người ta sẽđể lắng khoảng từ 0,5 - 1 giờ để gạn các chất rắn, cát, sau đó pha loãng đến DRC 25% trước khi đánh đông. Lượng axit acetic hay axit foocmic đánh đông thường được xác định dựa trên hàm
lượng cao su khô, axit pha loãng đến 1% được cho chảy qua từng mương đánh đông để pH mủ loãng đạt 4,5 - 5. Mủ sẽ đông sau 6 - 8 giờ trong mương đánh đông. Nước được xảvào mương cho mủ đông nổi lên mặt mương.
Công đoạn 2:Gia công cơ học
Sau khi đánh đông, mủ được đưa qua dàn máy cán kéo di động trên mương
dẫn qua băng tải đến 3 máy cán để cán mỏng, loại bỏ axit, serum trong mủ. Do yêu cầu và nhiệm vụ của từng nhà máy nên mỗi máy có chiều sâu và rãnh của trục cán khác nhau, khe hở trục khác nhau, giảm dần theo thứ tự máy cán, máy cán crep, rồi cuối cùng là máy cán băm liên hợp rồi đến máy cán cắt và tạo hạt.
Qua máy cán băm tinh (liên hợp), mủđược băm nhỏ thành các hạt có đường kính khoảng 10 mm, rồi đưa vào hồ nước rữa. Sau đó cốm được bơm chuyển lên
sàng rung đểtách nước, rồi được đưa vào thùng sấy và đẩy vào lò sấy.
Công đoạn 3: Gia công nhiệt
Mủ cốm được đẩy vào lò sấy, sau 13 - 17 phút ở nhiệt độ từ 98 - 100oC (tùy thuộc vào chất lượng mủđánh đông), đưa qua hệ thống làm nguội bằng quạt khoảng
15 phút trước khi ra khỏi lò sấy.
Công đoạn 4: Hoàn chỉnh sản phẩm
Ra khỏi lò sấy, sản phẩm được phân loại, ép kiện, đóng bao FE, đóng kiện, rồi đưa vào kho chứa.
- Xử lý nhiên liệu: Do mủ tạp có chứa nhiều tạp chất nên phải được phân loại theo chất lượng và ngâm rửa nhiều lần trước khi chế biến.