máy băm, 4 máy cán (tùy theo chất lượng mà mủ tạp sẽđược cán 3 hoặc 4 lần). Giữa các máy là các bể chứa nước để có thể rửa sạch tạp chất khỏi mủ tạp.
Sau đó, mủ được chuyển qua máy cán băm liên hợp tạo hạt và các công đoạn tiếp theo, từđó được tiến hành tương tựnhư sản phẩm mủnước.
2.2.2.4. Mặt bằng xây dựng
Khu đất xây dựng nhà máy nằm phía trên trụ sở của Nông trường cao su An Lộc cũ, đất ở đây chủ yếu là đất canh tác của các hộ dân trong vùng phụ cận. Dân
cư tập trung chủ yếu ở ven đường Quốc lộ 13 và rải rác ở phía hạ nguồn con suối Bờ-Linh. Nhà máy nằm ở phía thượng nguồn suối Bờ-Linh, nước thải của nhà máy sau khi xửlý được đưa về hạlưu.
Hiện nay, nhà máy đã hoàn thành xây dựng với các hạng mục công rình sau: - Nhà xưởng chính: 5.226m2 - Nhà kho thành phẩm: 560m3 - Bể chứa, bể lắng lọc: 500m3 - Đài nước: 300m3 - Nhà cân xe: 100m2 - Kho hóa chất: 200m2 - Phòng kiểm phẩm: 200m2 - Trạm hạ thế: 01 trạm
- Giao thông sân bãi: 2.500m2 - Hàng rào bảo vệ: 540m3
- Bể gạn mủ (thu sản phẩm phụ): 200m3 - Mương xảnước thải:2.200m2
Ngoài những hạng mục khu sản xuất chính, nhà máy cần xây dựng các công trình khu hành chính như sau:
- Văn phòng giao dịch
- Nhà ở cho cán bộ, công nhân viên
- Nhà ăn, nhà bếp, công trình phúc lợi công cộng
2.2.2.5. Nhu cầu nguyên liệu, điện, nước
a. Nhu cầu nguyên vật liệu
vị kinh doanh cây cao su thuộc Công ty cổ phần cao su Bình Long và của các Doanh nghiệp tư nhân, Hộ gia đình, cá nhân trong vùng nên nhà máy hoàn toàn chủ động về nguyên liệu.
b. Nhu cầu sử dụng điện
- Điện sản xuất : 250.000 Kwh/năm
- Điện cấp nước : 33.860 Kwh/năm
- Điện chiếu sáng và sinh hoạt : 22.550 Kwh/năm
- Sửa chữa cơ khí : 66.000 Kwh/năm
Tổng cộng : 372.410 Kwh/năm
Nguồn điện phục vụ nhà máy: sử dụng điện của Nhà máy thủy điện Thác
Mơ. Ngoài ra để đề phòng sự cố nhà máy có trang bị thêm máy phát có công suất 300KVA, 250 kW.
c. Nhu cầu sử dụng nước (cho công suất 2.500 tấn/năm)
- Nước cho dây chuyền mủnước : 55.000 m3/năm
- Nước cho dây chuyền mủ tạp : 10.000 m3/năm
- Nước cho rửa xe : 1.200 m3/năm
- Nước cho sinh hoạt : 1.020 m3/năm
- Phòng chống cháy nổ : 5.500 m3/năm
Tổng cộng : 67.720 m3/năm
Nguồn nước sử dụng cho nhà máy được lấy từ giếng khoan (sâu 110 m).
Nước được bơm lên bồn chứa cao 12,5 m so với mặt bằng nhà máy.
2.2.3. Lợi ích kinh tế - xã hội do Công ty mang lại
2.2.3.1. Lợi ích về mặt kinh tế
Hoạt động trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến cao su của Công ty cổ phần cao su Bình Long đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn, thể hiện tích chất điển hình trong việc phát triển cây cao su ở vùng Đông Nam bộ. Có thể nói rằng, việc phát triển cây cao su đã góp phần to lớn trong việc thay đổi bộ mặt của vùng.
Hiệu quả kinh tế của Công ty cổ phần cao su Bình Long trong 3 năm (2009,
2010, 2011) được thể hiện bằng số liệu cụ thể sau:
- Giá trị tổng sản lượng 3 năm (2009, 2010, 2011) đạt 995,52 tỷ đồng (tăng
210% so với 3 năm: 2006, 2007, 2008). - Nộp ngân sách: 155,58 tỷđồng.
2.2.3.2. Lợi ích về mặt xã hội
Công ty cổ phần cao su Bình Long đã giải quyết công ăn việc làm cho 4.750 công nhân và gia thuộc. Hình thành các điểm dân cư - xã hội mới trên cơ sở định
canh định cư người dân tộc, điều phối dân cư từ nơi khác đến để tổ chức thành các khu kinh tế mới chuyên canh cao su.
Công ty cổ phần cao su Bình Long đã xây dựng được mạng lưới cơ sở vật chất hạ tầng trên một phạm vi rộng của thị xã Bình Long. Phát triển cây cao su còn có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ sinh thái rừng, cải tạo các vùng đất trồng, đồi trọc, thay thế diện tích rừng đang bị thu hẹp nghiêm trọng.
2.2.3.3. Về nhiệm vụ quốc phòng an ninh
Với địa bàn đứng chân toàn bộ tuyến biên giới Cam-pu-chia, giáp tỉnh Rântakiri án ngữ cửa khẩu Kà Tum từ Quốc lộ 13 của Việt Nam đi Campuchia và
vùng Đông Lộc Ninh án ngữ cửa khẩu Hoa Lư, cửa khẩu Kà Tum là những vị trí chiến lược quan trọng trong chiến lược phòng thủ đất nước. Trách nhiệm của Tập
đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần cao su Bình Long nói riêng là phối hợp cùng chính quyền địa phương giữ vững an ninh chính trị, trật tự vùng biên, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận phòng thủ giữ
vững lãnh thổ đất nước trong bất kỳ tình huống nào. Kết hợp phát triển kinh tế với củng cốđịa bàn.
2.3. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH MTV cao su Phước Long
2.3.1. Thông tin chung về công ty
Công ty TNHH MTV cao su Phước Long thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GERUCO) được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty cao su
Phước Long thành Công ty TNHH MTV cao su Phước Long theo Quyết định số
179/QĐ ngày 21/6/2010 của Hội đồng quản trị cao su Việt Nam với nhiệm vụ cơ
bản: trồng, khai thác, chế biến xuất nhập khẩu mủ cao su góp phần cùng địa phương
giải quyết các vấn đề xã hội việc làm, xóa đói giảm nghèo, giữ vững trật tự an toàn xã hội.
Công ty TNHH MTV cao su Phước Long có trụ sở chính tại Đường ĐT741 thôn Phước Hòa, xã Bình Tân, huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước. Thời điểm chuyển đổi từngày 21/9/2010, Công ty là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, có 17 đơn vị trực thuộc, vốn điều lệ 1.861,79 tỷ đồng, lợi nhận bình quân đạt trên 810 tỷ đồng/năm (giai đoạn 2009 - 2011), tổng số CBCNV là
su hiện có đến tháng 10 năm 2011 là 18.879,1 ha, trong đó diện tích cao su kinh
doanh đạt gần 12.600 ha.