Hà Lan có diện tích tự nhiên 41.543 km2, dân số giữa năm 2012 là 16,7 triệu người; GDP đạt 836.073,6 triệu USD, tốc độ tăng GDP 0,99%, GDP bình quân đầu người 42.779,3 USD (2011); trong đó GDP nông nghiệp chiếm 2,0%, công nghiệp chiếm 23,9%, dịch vụ 74,1% (2010); xuất khẩu đạt 693,92 tỷ USD, nhập khẩu 619,20 USD [45]. Năm 1995 Hà Lan là một trong những thành viên đầu tiên của WTO, nền nông nghiệp Hà Lan chủ yếu dựa vào trang trại gia đình là chủ yếu, nhưng nền nông nghiệp được đánh giá có hiệu suất rất cao, hơn hẳn Nhật Bản, Pháp và Mỹ; kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của Hà Lan để hội nhập vào kinh tế toàn cầu như sau:
- Nền nông nghiệp của Hà Lan chủ yếu dựa vào trang trại gia đình nhưng có trình độ chuyên môn hóa và hiện đại hóa rất cao. Dù đất nông
nghiệp bình quân đầu người ở Hà Lan chỉ 0,058 ha (Việt Nam 0,109 ha) nhưng với trình độ chuyên môn hóa và hiện đại hóa cao độ, tỷ trọng trang trại chuyên môn hóa chiếm 92%, là hiện tượng hiếm thấy trên thế giới [90]. Tốc độ phát triển khoa học và công nghệ trong nông nghiệp Hà Lan được xếp vào những nước hàng đầu thế giới, đặc biệt thành tựu về giống và sản xuất trong nhà kính với phương thức đầu tư tập trung cao vốn và công nghệ, thu nhập cao, hiệu suất nông nghiệp cao. Hiệu suất sản xuất đất của Hà Lan năm 1991 đạt 2.468 USD/ha, hiệu suất lao động đạt 44.339 USD/người; mức xuất khẩu đạt 18.570 USD/ha; 1m2 đất tạo 1,86 USD hơn hẳn các nước khác. [40]
- Nền nông nghiệp của Hà Lan là nền nông nghiệp xuất khẩu, tạo ra ngoại tệ. Đất nông nghiệp của Hà Lan rất ít, lại trũng, thấp hơn mực nước biển,
nhưng với chuyên môn hóa và hiện đại hóa cao, nông nghiệp Hà Lan đã tạo lợi thế cạnh tranh cao để hướng ra xuất khẩu. Ở Hà Lan, có nông sản có hệ số tự túc thấp như lương thực sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu trong nước, ngược lại có những nông sản vượt xa nhu cầu tiêu dùng như: thịt lợn vượt 283%, thịt bò 160%, thịt gà 221%, trứng 253%, pho mát 224%, bơ 153%, rau 256%, khoai tây 145%, đường 194%...[40]. Những nông sản vượt nhu cầu đều dành cho xuất khẩu; Hà Lan có 9 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu thế giới là hoa tươi cắt, cây cảnh trong chậu, cà chua, khoai tây, hành tây, trứng gà, pho mát khô, sữa đặc, bia đại mạch, bánh ca cao, dầu ca cao; và ba mặt hàng đứng thứ hai là thịt lợn, sản phẩm sô cô la, thuốc lá.
- Hợp tác, liên doanh, liên kết trong nông nghiệp là nền tảng trong phát triển nông nghiệp của Hà Lan. Nông nghiệp Hà Lan dựa trên các trang trại
chuyên môn hóa và hiện đại hóa thông qua hợp tác, liên doanh, liên kết tạo nên tổ hợp nông - công - thương (agribusiness hoặc agri complex), trong đó cấu thành nên những tổ hợp này là trang trại gia đình. Các tổ chức tín dụng đã đóng vai trò quan trọng liên kết các trang trại gia đình trong quá trình hình thành, phát triển các tổ chức hợp tác xã và các hiệp hội ngành nghề của nông dân
- Thành tựu của nông nghiệp Hà Lan có vai trò quan trọng của Chính phủ trong việc hoạch định chính sách, điều tiết các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp như: 1) Chính sách tích tụ đất đai và phát triển trang trại; 2) chính sách phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp, Nhà nước đầu tư hệ thống các công trình đê biển, hệ thống tiêu thoát nước…; 3) chính sách tài trợ cho phát triển, nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, đào tạo nghề cho nông dân; 4) chính sách khuyến khích
phát triển nông nghiệp bền vững như cấp chứng chỉ “sản phẩm sinh thái”, thực hiện “trách nhiệm xã hội…”
Như vậy, phát triển nông nghiệp của Hà Lan trong hội nhập KTQT rất chú ý phát triển khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và hiệu suất của sản xuất; đồng thời thông qua các hiệp hội thúc đẩy hợp tác, liên kết tạo thành chuỗi cung ứng từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ đến người tiêu dùng nhằm tạo ra ngành hàng có năng lực cạnh tranh mạnh, điều hòa lợi ích giữa các khâu có giá trị gia tăng và lợi nhuận thấp.