Những vấn đề cần nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu luận văn phát triển nông nghiệp việt nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 33 - 35)

- Một số vấn đề cần đi sâu nghiên cứu: Qua phần tổng quan, chưa có một nghiên cứu nào trả lời được và đầy đủ câu hỏi: Nông nghiệp Việt Nam phát triển như thế nào sau khi gia nhập WTO; Việt Nam cần phải làm gì để nền nông nghiệp tận dụng ở mức tốt nhất cơ hội và vượt qua được những thách thức khi thực hiện những cam kết với WTO. Để thực hiện đề tài: “Phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhậpTổ chưc thương mại thế giới (WTO)”

và trả lời những câu hỏi trên, luận án đã kế thừa và chọn lọc những kết quả nghiên cứu ở trên và các nghiên cứu khác.

Về khái niệm, có nhiều khái niệm về ngành nông nghiệp, theo nghĩa hẹp; theo nghĩa rộng, bao gồm có nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), lâm nghiệp và thủy hải sản; theo FAO ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm từ sản xuất, bảo quản, chế biến và marketing các sản phẩm nông lâm thủy hải sản. Tuy nhiên, để phù hợp với luận án và điều kiện Việt Nam, luận án tiếp cận ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng, gồm (nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy hải sản), theo cách phân loại ngành nông nghiệp của hệ thống tài khoản quốc gia Việt Nam và trong hội nhập KTQT luận án nghiên cứu từ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời luận án kế thừa một số lý thuyết về phát triển nông nghiệp và một số nhận định tác động có thể xảy ra khi gia nhập và thực hiện cam kết WTO đến nền kinh tế và nông nghiệp.

- Cách tiếp cận, các nội dung nghiên cứu của luận án bắt đầu từ khái

niệm nông nghiệp, phát triển và phát triển nông nghiệp; vai trò vị trí của nông nghiệp, các nội dung phát triển nông nghiệp. Trong bối gia nhập và thực hiện các cam kết WTO, theo luận án để tiếp cận phát triển nông nghiệp phải tiếp cận như sau: 1) Phát triển nông nghiệp trên cơ sở phát triển các ngành hàng nông lâm thủy hải sản nhằm mở rộng thị trường và tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu nhằm tận dụng cơ hội của hội nhập. 2) Phát triển nông nghiệp phải tận dụng được lợi thế so sánh của nông nghiệp, lợi thế về qui mô, chuyên môn hóa và đẩy mạnh sản xuất hàng hóa. Luận án tiếp cận từ tập trung hóa (TTH), chuyên môn hóa (CMH), cũng như liên kết kinh tế ngang và dọc; đây là cách khắc phục hạn chế vốn có của kinh tế nông hộ và trang trại; bởi kinh tế nông hộ và trang trại dù có phát triển đến qui mô cỡ nào, thì tự bản thân cũng không thể tiếp cận thị trường hiệu quả nếu không phát triển các hình thức liên kết kinh tế trong phát triển nông nghiệp. 3) Phát triển nông nghiệp phải đạt mục tiêu

“phát triển bền vững” nhằm phát triển nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và

ổn định; nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo và cải thiện chất lượng sống của nông dân; phát triển nền nông nghiệp bảo vệ được môi trường sinh thái (đất, nước, môi trường sản xuất cũng như môi trường sống…), góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững quốc gia…

- Về phương pháp nghiên cứu, luận án kế thừa phương pháp nghiên cứu

định tính kết hợp với định lượng (phương pháp so sánh, phương pháp chỉ số để

đánh giá lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh…), trong “Dự án Hỗ trợ Thương mại đa biên-MUTRAP” và Dự án “Đánh giá tác động của việc thực hiện các cam kết WTO và khu vực đối với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn”, ngoài ra luận án có kế thừa một số phân tích, nhận định và đánh

giá tác động khi thực hiện cam kết WTO đến kinh tế trong đó có nông nghiệp ở các nghiên cứu khác về thu thập, xử lý, phân tích đánh giá thông tin....

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SAU WTO

Gia nhập WTO thực chất là hội nhập KTQT, chủ yếu liên quan đến vấn đề kinh tế thương mại bởi những Hiệp định của WTO, trong đó có nông nghiệp. Do vậy về mặt lý luận phải làm rõ phát triển nông nghiệp; những quy định, luật định của WTO có liên quan đến nông nghiệp và tác động của nó đến phát triển nông nghiệp; những cam kết của Việt Nam; những thời cơ, thách thức và những vấn đề đặt ra đối với phát triển nông nghiệp sau khi gia nhập WTO. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của một số nước sau WTO.

Một phần của tài liệu luận văn phát triển nông nghiệp việt nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)