Tập trung kinh tế và liên doanh, liên kết trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn phát triển nông nghiệp việt nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 128 - 134)

3.2.4.1. Các loại hình tổ chức trong sản xuất nông nghiệp

Trong sản xuất nông nghiệp hiện đang tồn tại 4 loại hình sản xuất nông nghiệp chủ yếu là: hộ nông dân, trang trại, doanh nghiệp và các hợp tác xã.

- Về hộ nông dân, năm 2011 cả nước có 11,95 triệu hộ có sử dụng đất

sản xuất nông nghiệp, tăng 295 nghìn hộ (tăng 2,5%), so với năm 2006; quy mô đất của hộ không thay đổi, phổ biến vẫn là nhỏ. Năm 2011 có 69% số hộ có quy mô đất sản xuất nông nghiệp dưới 0,5 ha (năm 2006 là 69%); trong đó có 34,7% có qui mô dưới 0,2 ha. Tuy nhiên số hộ có quy mô trên 2 ha là 740 nghìn hộ (chiếm 6,2%), tăng 55 nghìn hộ (8,1%) so với năm 2006.

Quy mô sử dụng đất trồng cây hàng năm của hộ, năm 2011 có gần 10,36

triệu hộ, bình quân 0,62 ha; trong đó số hộ có quy mô dưới 0,2 ha chiếm 40%, từ 0,2 đến dưới 1ha chiếm 48,3%, từ 1 đến 2ha chiếm 7,7%, trên 2 ha chiếm 4,0% (tăng 0,08% so với năm 2006).

trồng lúa, giảm 12 nghìn hộ so với năm 2006, bình quân 1hộ có 0,44 ha/hộ, hầu như không thay đổi so với năm 2006.

Quy mô sử dụng đất trồng cà phê của hộ, năm 2011 cả nước có trên 635

nghìn hộ trồng cà phê, tăng gần 1/3 so với năm 2006, vùng Tây Nguyên chiếm 86% số hộ, tăng 27% so với năm 2006. Về quy mô, nhóm hộ có quy mô dưới 0,5 ha chiếm 31,3%, nhóm từ 0,5 - 1ha chiếm 30,1%, nhóm từ 1ha đến dưới 2ha chiếm 28%, nhóm trên 2ha chiếm hơn 10%. Vùng trọng điểm cà phê Tây Nguyên năm 2011, ba nhóm có quy mô dưới 0,5ha, từ 0,5ha - 1ha, từ 1ha đến dưới 2ha đều chiếm từ 29% đến 30%, nhóm từ 2ha trở lên chiếm 11,4% (trong đó 1/3 có quy mô trên 3ha trở lên) trong tổng số hộ trồng cà phê.

Quy mô sử dụng đất trồng cao su của hộ, năm 2011 cả nước có 258 hộ

trồng cao su (tăng 43% so với 2006), Đông Nam Bộ chiếm 56% (tăng 118% so với năm 2006), Tây Nguyên 22% (tăng 290%). Về quy mô, năm 2011 nhóm hộ từ 1 - 2ha chiếm 30%, nhóm dưới 0,5ha và nhóm từ 0,5ha - 1ha đều chiếm trên 20%, nhóm từ 2 - 3ha chiếm 13% và từ 3ha trở lên chiếm 14%.

Về quy mô chăn nuôi lợn, tính đến 1/7/2011, cả nước có trên 4,13 triệu

hộ chăn nuôi lợn, miền Bắc và miền Trung chiếm 80% tổng số hộ có nuôi lợn, so với năm 2006 đã giảm 2,2 triệu hộ, gần 35% là các hộ nuôi quy mô nhỏ (dưới 10 con), số hộ từ 10 đến 49 con tăng 3,5%; đặc biệt đã có trên 32.000 hộ nuôi từ 50 con trở lên tăng gần 80% so với năm 2006.

Hộ chăn nuôi gà, năm 2011 cả nước có gần 7.9 triệu hộ nuôi gà (73%

tập trung ở miền Bắc và miền Trung), so với năm 2006 tăng 0,8%, nhóm hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm, nhóm hộ có quy mô cận trang trại (từ 100 con trở lên) tăng 145% so với năm 2006, đặc biệt có 16600 hộ nuôi gà có quy mô rất lớn (trên 1000 con) chiếm 0,21% trong tổng số hộ chăn nuôi gà, tăng 4,32 lần so với năm 2006.

theo hướng sản xuất hàng hóa, song vẫn chậm; quy mô nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng lớn; CMH – TTH trong sản xuất nông nghiệp diễn ra còn chậm. [46]

- Trang trại, năm 2012 cả nước có 22655 trang trại, trong đó trồng trọt chiếm 39,11%, chăn nuôi chiếm 35,9%, nuôi trồng thủy sản chiếm 20,83%, trang trại khác 4,16%; vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên chiếm trên 70% tổng số trang trại cả nước.

Bảng 3.10: Trang trại trong ngành nông nghiệp

Đơn vị: Trang trại

Năm 2008 2009 2010 2011# 2012# Tổng 120699 135437 145880 20078 22655 Trồng trọt 58576 63649 68268 6835 8861 Chăn nuôi 17635 20809 23558 6267 8133 Thủy sản 34989 35489 37142 4440 4720 TT Khác* - - - 736 941 Nguồn: [44] [45]

* Bao gồm: Trang trại lâm nghiệp và trang trại tổng hợp.

#: 13/4/2011 thông tư 27/2011TT-BNNPTNT quy đinh tiêu chí mới về trang trại.

Đến 1/7/2011, các trang trại sử dụng 154,9 nghìn ha đất, trong đó 36,6 nghìn ha đất trồng cây hàng năm, 77,1 ha đất trồng cây lâu năm, 8,9 nghìn ha đất lâm nghiệp và 32,2 nghìn ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. Quy mô trang trại tùy thuộc vào điều kiện từng vùng và loại hình trang trại, bình quân 1 trang trại 7,7ha, vùng Đông Nam Bộ đạt 11,2ha/trang trại, đồng bằng sông Hồng thấp nhất 3,5ha. Các trang trại sử dụng 95 nghìn lao động; số lao động chưa qua đào tạo nghề chiếm 73,9% số còn lại có trình độ như sau: đào tạo nhưng không có chứng chỉ nghề 12,5%, trình độ sơ cấp nghề 7,3%; trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp 3,4%; cao đẳng nghề gần 0,4%; cao đẳng gần 0,6% và đại học chiếm gần 2%. Bình quân một trang trại có 4,8 lao động/trang trại, trồng trọt 5,3 người, thủy sản là 4,3 người, chăn nuôi là 4,2 lao động.

Kết quả sản xuất, các trang trại tạo ra gần 39,1 nghìn tỷ đồng chia ra: nông nghiệp 31,2 nghìn tỷ đồng (chiếm gần 80%), từ thủy sản 7,8 nghìn tỷ đồng (19,9%), từ lâm nghiệp 0,3%. Giá trị thu từ nông lâm thủy sản bình quân một trang trại là 1952 triệu đồng/năm. Giá trị thu từ 1ha đất trồng trọt từ hoạt động nông lâm thủy sản của trang trại trồng trọt đạt 103,5 triệu/ha (2011). [46]

- Doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản: Kết thúc năm 2010 cả

nước có 2536 doanh nghiệp tăng 400 doanh nghiệp (18,7%) so với năm 2006. Về loại hình có 170 doanh nghiệp nhà nước, 186 công ty TNHH nhà nước, 1027 doanh nghiệp tư nhân, 89 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (FDI)… Theo 3 ngành sản xuất chính: có 955 doanh nghiệp nông nghiệp, 434 doanh

nghiệp lâm nghiệp, 1147 doanh nghiệp thủy sản.

Về vốn sản xuất kinh doanh cuối năm 2010 đạt 36,3 tỷ đồng/doanh nghiệp, trong đó vốn phải trả là 12,7 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần năm 2006. Bình quân 1 doanh nghiệp sử dụng 95 lao động giảm 27 người so với năm 2006.

Về đất dai, các doanh nghiệp nông, lâm thủy sản sử dụng 2309 ha chia ra: đất trồng cây hàng năm chiếm 3,3%, đất trồng cây lâu năm 16,3%, đất lâm nghiệp 79,5%, đất nuôi trồng thủy sản 0,9%. Chia theo lĩnh vực hoạt động: doanh nghiệp nông nghiệp 518,1 nghìn ha (22,4%), doanh nghiệp lâm nghiệp 1763,6 ha (76,4%), doanh nghiệp thủy sản 27,3 nghìn ha (1,2%).

Kết quả sản xuất, doanh thu của 1 doanh nghiệp là 19,5 tỷ đồng gấp 2 lần năm 2005, trong đó: doanh nghiệp nông nghiệp đạt 37,9 tỷ đồng (tăng 49,6%), doanh nghiệp lâm nghiệp 5,2 tỷ đồng (giảm 9,6%), doanh nghiệp thủy sản đạt 9,5 tỷ đồng (tăng 4 lần). [46]

- HTX nông, lâm nghiệp và thủy sản: Đến 31/12/2011, trong cả nước có

6302 HTX nông lâm thủy hải sản, số đang hoạt động là 6072 HTX trong đó: 96,3% HTX nông nghiệp, 3,2% HTX thủy sản, 0,5% HTX lâm nghiệp. Năm 2011 giảm 935 HTX (12,9%) so với năm 2006 và giảm 16% so với năm 2001,

giảm cả ở 3 ngành.

Qui mô đất sử dụng bình quân của 1HTX nông nghiệp là 37,4 ha đất cây hàng năm, 2,6 ha đất trồng cây lâu năm, 8,2 ha đất lâm nghiệp, 4 ha đất nuôi trồng thủy sản. HTX lâm nghiệp sử dụng 25 ha đất cây hàng năm, 23,8 ha đất cây lâu năm, 160 ha đất lâm nghiệp. HTX thủy sản sử dụng 0,7 ha đất cây hàng năm, 5,5 ha đất cây lâu năm, 1,2 ha đất lâm nghiệp, 120 ha đất nuôi trồng thủy sản. Vốn bình quân đạt 59,8 triệu đồng, tăng 13,9% so với năm 2005. Lao động thường xuyên bình quân đạt 21,6 người/HTX, tăng 24,1% so với 2006.

HTX có doanh thu bình quân 1lao động dạt 38,3 triệu đồng/người, tăng 33,4% so với 2005, lợi nhuận trước thuế bình quân đạt 3,7 triệu đồng/lao động, tăng 31% so với 2005.

Sản xuất kinh doanh của các HTX có chuyển biến trên một số mặt như: làm được một số khâu dịch vụ cơ bản phục vụ sản xuất, tuy nhiên kết quả sản xuất tuy có tăng nhưng chậm và chưa vững chắc, nếu loại trừ yếu tố trượt giá thì chỉ tiêu kết quả sản xuất và lợi nhuận giảm so với 2005 (vì chỉ số trượt giá 2010 so với 2005 là 165,32%). [46]

Ngoài những loại hình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nông nghiệp còn có những doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản, những doanh nghiệp cung ứng đầu vào và những doanh nghiệp thương mại tiêu thụ và xuất khẩu nông lâm thủy hải sản…

3.2.4.2. Thực trạng TTKT, CMH và hợp tác, liên kết trong phát triển nông nghiệp

Các chủ thể sản xuất (hộ nông dân, trang trại, doanh nghiệp nông, lâm thủy sản), chế biến, kinh doanh xuất khẩu trong ngành nông nghiệp Việt Nam vừa nhỏ bé, manh mún lại thiếu sự liên doanh, liên kết, thiếu sự lãnh đạo trong chuỗi nên phản ứng yếu ớt với sức ép cạnh tranh từ bên ngoài, thua ngay trên sân nhà, ép giá ngay tại thị trường nội địa...

TTKT trong sản xuất nông nghiệp thông qua việc dồn điền đổi thửa đã thực hiện trong nhiều năm, nhưng quy mô diện tích canh tác của hộ vẫn nhỏ, nhiều mảnh, nhiều thửa. Việc thực hiện cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa gạo thí điểm ở An Giang, Thanh Hóa đã mang lại kết quả bước đầu, đặc biệt ở An Giang vùng lúa xuất khẩu, còn ở Thanh Hóa hiệu quả chưa cao; trong sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm quy mô canh tác lớn vẫn chiếm tỷ lệ thấp; trong chăn nuôi gia cầm, gia súc và đại gia súc, tỷ lệ hộ chăn nuôi quy mô nhỏ vẫn chiếm tỷ lệ cao.

TTKT theo chiều dọc và theo chiều chéo: Để nâng cao năng lực cạnh tranh và không bị chặt dứt, phá vỡ chuỗi cung ứng nông sản không còn con đường nào khác là TTKT, tuy nhiên để TTKT bằng con đường nội sinh tự các doanh nghiệp tích luỹ tư bản phải có thời gian và chắc không bắt kịp tốc độ hội nhập sâu rộng nhanh như hiện nay. Do đó TTKT bằng con đường sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp với các hộ nông dân, với các trang trại và với các doanh nghiệp với nhau để hình thành các nhóm doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế có năng lực cạnh tranh và chuyển sang mô hình độc quyền nhóm hoặc hình thành các doanh nghiệp có quyền lực thị trường là con đường duy nhất. TTKT có thể theo chiều ngang, chiều dọc và theo đường chéo; TTKT dọc thường có tác dụng hạ giá thành và cũng tăng khả năng kiểm soát dòng gía trị gia tăng. Ngoài ra những doanh nghiệp TTKT dọc còn có thể kiểm soát giá cả và chi phí của mình trên các phân khúc sản xuất khác nhau của ngành mình để kiếm lời ở những phân khúc có giá trị gia tăng cao nhất. Tuy nhiên quá trình TTKT bằng mua bán, sát nhập, liên doanh và liên kết trong ngành nông nghiệp diễn ra rất chậm chạp, ngay cả với ngành hàng nông sản xuất khẩu lớn thì tình trạng thiếu liên doanh liên kết hợp tác vẫn là phổ biến, hoặc có liên doanh liên kết nhưng lại rất lỏng lẻo.

Trong ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay, từ sản xuất đến chế biến, lưu thông phân phối và xuất khẩu đều trong tình trạng manh mún, nhỏ lẻ;

mạnh ai lấy làm, kinh doanh theo phi vụ thiếu tính chuyên nghiệp; năng lực cạnh tranh, năng lực tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu rất thấp; nên tình trạng tranh mua, tranh bán diễn ra phổ biến và tình trạng được mùa thì rớt giá, thua ngay trên sân nhà trước sức ép cạnh tranh từ các công ty đa quốc gia và các tập đoàn nước ngoài.

Một phần của tài liệu luận văn phát triển nông nghiệp việt nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 128 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)