Tăng trưởng ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn phát triển nông nghiệp việt nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 106 - 118)

3.2.1.1. Tăng trưởng GDP, giá trị sản xuất và xuất khẩu

- Tăng trưởng GDP: Qua hơn 7 năm hội nhập WTO, ngành nông nghiệp đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn; GDP nông nghiệp luôn tăng thực dương trong giai đoạn 2000-2013.

Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP nông nghiệp có xu hướng giảm theo thời gian: giai đoạn 2000-2006 tăng bình quân 3,81%/năm, giai đoạn 2007-2013 tăng 3,20%/năm. So với tốc độ tăng GDP chung của nền kinh tế, giai đoạn 2000-2006 tốc độ tăng bình quân 7,63%/năm, giai đoạn 2007-2013 tăng 6,21%/năm; GDP nông nghiệp có xu hướng tăng thấp hơn và không tương đồng với tăng trưởng chung của nền kinh tế.

6.79 6.89 7.08 7.34 7.79 8.44 8.23 8.46 6.31 5.32 6.78 5.89 5.25 5.42 4.63 2.98 4.17 3.62 4.36 4.02 3.69 3.76 4.68 1.83 2.78 4 2.68 2.67 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011* 2012* 2013* GDP chung GDP NN

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp

Nguồn: [44], [69] 0 2000 0 4000 0 6000 0 8000 0 1000 00 1200 00 200 0 200 1 200 2 200 3 200 4 200 5 200 6 200 7 200 8 200 9 201 0 201 1 201 2 201 3 Tỷ đồng

nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản

Biểu đồ 3.2: GDP ngành nông nghiệp 2000-2013 (giá so sánh năm 1994)

Nguồn: [45], [69]

Tốc độ tăng GDP của thủy sản mặc dù cao hơn tốc độ tăng chung của toàn ngành nông nghiệp, nhưng lại giảm mạnh hơn sau WTO: 4,19 %/năm giai

Sau WTO Trước WTO

đoạn 2007-2013 so với 10,4%/năm giai đoạn 2000-2006. Trong khi đó GDP lâm nghiệp có xu hướng ngược lại: 3,24%/năm trong 7 năm sau WTO, so với 0,97%/năm của 7 năm trước khi gia nhập WTO. Năm 2013, GDP ngành nông nghiệp tăng 2,67%, trong đó nông nghiệp tăng 2,21%, lâm nghiệp 5,78%, thủy sản 3,98%. [69]

- Tăng trưởng giá trị sản xuất: Tốc độ tăng giá trị sản xuất (GTSX) bình

quân của ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần, giai đoạn 2000-2006 tăng 5,65%/năm, giai đoạn 2007-2013 tăng 4,55%/năm, (giảm 1,1 điểm %).

0 5 10 15 20 25 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011* 2012* 2013* %

NLTS Chăn nuôi Lâm nghiệp Thủy sản Trồng trọt

Biểu đồ 3.3: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (giá so sánh năm 1994 và 2010).

Nguồn: [44], [69]

Trong đó, tốc độ tăng GTSX bình quân của lâm nghiệp và trồng trọt sau WTO cao hơn trước WTO; cụ thể giai đoạn 2007-2013 tăng 4,67%/năm, giai đoạn 2000-2006 tăng 1,54%/năm (tăng 3,13 điểm %); trồng trọt giai đoạn 2007-2013 tăng 3,83%/năm, giai đoạn 2000-2006 tăng 3,65%/năm (giảm 0,08 điểm %). Thủy sản giai đoạn 2007-2013 tăng 4,67%/năm, giai đoạn 2000-2006 tăng 11,62%/năm (giảm 6,95 điểm %). Chăn nuôi giai đoạn 2007-2013 tăng

5,32%/năm, giai đoạn 2000-2006 tăng 7,23%/năm (giảm 1,91 điểm %). Trong tăng trưởng GTSX chỉ có lâm nghiệp tăng đều và khá ổn định, còn lại xu hướng chung sau WTO có tốc độ tăng GTSX chậm lại và thiếu ổn định.

Thực tế cho thấy, khi thị trường thế giới có nhu cầu cao về một loại nông sản nào đó thì nông sản đó tăng, khi nhu cầu giảm thì nông sản đó giảm; do đó nguồn lực thị trường nông sản thế giới tham gia vào điều tiết sản xuất nông

nghiệp trong nước.

- Tăng trưởng xuất khẩu:

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tr.USD

Nông sản Lâm sản, gỗ & SP từ gỗ Thủy sản

Biểu đồ 3.4: Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản giai đoạn 2000-2013

Nguồn: [43], [69]

Giá trị xuất khẩu toàn ngành tăng khá nhanh trong giai đoạn từ năm 2000-2013 (trừ năm 2009), tuy nhiên tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu bình quân có xu hướng tăng chậm lại, giai đoạn 2000-2006 tăng 15,94%/năm cao hơn so với giai đoạn 2007-2013 chỉ tăng 13,27%/năm (giảm 1,67 điểm %). Trong đó, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu bình quân của lâm sản giảm mạnh từ 29,87%/năm giai đoạn 2000-2006, xuống còn 15,55%/năm giai đoạn

2007-2013; thủy sản giảm từ 14,65%/năm xuống 10,09%/năm; nông sản tăng từ 13,05%/năm lên 13,9%/năm.

Trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp, hàng nông sản chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng giảm nhẹ trong tổng số, từ 56,86% (2000) giảm xuống 53,49% (2013); thủy sản giảm từ 32,79% xuống còn 23,34%; lâm sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng từ 10,53% lên 23,17%. -200 00 -150 00 -100 00 -500 0 0 5000 1000 0 1500 0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tr.USD

Chung Nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 3.5: Cán cân thương mại chung và thương mại nông nghiệp

Nguồn: [44], [69]

Một điều đáng ghi nhận là ngành nông nghiệp luôn luôn duy trì được thặng dư thương mại, ngược với xu hướng thâm hụt của nền kinh tế. Năm 2001 thặng dư thương mại của nông nghiệp có 2,3 tỷ USD, năm 2012 thặng dư thương mại lên đến 12,3 tỷ USD và năm 2013 cũng thặng dư được 8,5 tỷ USD.

3.2.1.2. Tăng trưởng nông nghiệp

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GTSX) nông nghiệp: Trước khi gia

nhập WTO (2001-2006), tốc độ tăng GTSX bình quân nông nghiệp tăng 4,42%/năm (trồng trọt 3,75%/năm, chăn nuôi 7,70%/năm, dịch vụ nông nghiệp tăng 2,65%/năm). Sau khi gia nhập WTO (2007-2013) tốc độ tăng GTSX bình

quân là 4,11%/năm (trồng trọt bình quân 3,83%/năm, chăn nuôi tăng 5,32%/năm, dịch vụ tăng 3%/năm), chăn nuôi giảm so với bình quân 6 năm trước WTO.

- Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tr.USD

Điều Gạo Cao su Cà phê Hạt Tiêu Chè

Đồ thị 3.1: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng nông sản

Nguồn: [43]; [45], [69]

Giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản phẩm năm 2000 của Việt Nam chỉ đạt 2.563,3 triệu USD, đến năm 2006 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 5.352,45 triệu USD, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000-2006 tăng 13,06%/năm. Sau WTO, xuất khẩu nông sản tiếp tục đà tăng mạnh, kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2007 đạt 7.032,82 triệu USD, bằng 14,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đến năm 2012 kim ngạch xuất khẩu nông sản chiếm 14,7%, năm 2013 chiếm khảng 12,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nền kinh tế; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2007-2013 tăng 13,90%/năm.

Kim ngạch xuất khẩu 6 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp là gạo, cà phê, tiêu, cao su, điều và chè với kim ngạch xuất khẩu lớn và

không ngừng tăng về kim ngạch, tốc độ có xu hướng giảm dần ở giai đoạn sau khi gia nhập WTO (trừ hạt tiêu và chè). Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của điều 17,32%/năm, gạo là 12,28%/năm, cao su 9,61%/năm, cà phê 5,84%/năm, tiêu 22,06%/năm và chè 9,09%/năm giai đoạn 2007-2013; so với giai đoạn 2002-2006 lần lượt là 28,29%/năm, 15,13%/năm, 44,95%/năm, 14,92%/năm và 7,42%/năm. 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1000 tấn 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 tr . U SD Sản lượng Giá trị

Biểu đồ 3.6: Giá trị và lượng xuất khẩu gạo giai đoạn 2001 - 2013

Nguồn: [43]

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chủ yếu nhờ vào tăng khối lượng chứ không phải tăng giá, điều đáng lo ngại cho sản xuất cũng như xuất khẩu nông sản. Chẳng hạn, đối với ngành hàng lúa gạo, giá trị xuất khẩu năm 2013 giảm 21,23%, nhưng lượng gạo xuất khẩu giảm 17,66% so với năm trước. Tương tự giá trị xuất khẩu ngành hàng cà phê năm 2012 tăng 33,4%, nhưng lượng xuất khẩu tăng 37,8% so với năm trước, phản ánh mức giá xuất khẩu trên đơn vị giảm.

Tuy vậy, tăng trưởng của ngành nông nghiệp chưa thực sự bền vững, thể hiện về năng suất, chất lượng, hiệu quả quả và năng lực canh tranh của ngành và sản phẩm còn thấp.

3.2.1.3. Tăng trưởng lâm nghiệp

- Tăng trưởng về GTSX: Trước khi gia nhập WTO, lâm nghiệp đã

chuyển hướng sang tập trung xây dựng vốn rừng và đầu tư theo các chương trình, dự án, giao đất lâm nghiệp ổn định lâu dài cho hộ gia đình giảm khai thác, vốn rừng được phát triển và độ che phủ của rừng tăng lên, tốc độ tăng trưởng GTSX giai đoạn 2001-2006 thấp, tăng 1,28%/năm.

Sau khi gia nhập WTO, chế biến và kinh doanh gỗ tận dụng tốt cơ hội do

WTO mang lại nên đã phát triển mạnh; củng cố uy tín trên thị trường trong nước và xuất khẩu, sản phẩm gỗ đã xuất sang khoảng 120 quốc gia, với các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc…. Trong 7 năm qua xuất khẩu gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ đã mang lại một khối lượng lớn ngoài tệ, góp vào nâng cao GTSX và tốc độ tăng trưởng của lâm nghiệp. Tốc độ tăng trưởng GTSX giai đoạn 2007-2013 tăng 4,67%/năm. GDP lâm nghiệp 17.101 tỷ đồng (2013) tăng 5,78%; GTSX đạt 22.413 tỷ đồng tăng 6,04% so với 2012.[69]

- Tăng trưởng xuất nhập khẩu: Lâm nghiệp vừa có nhập (nhập nguyên

liệu gỗ) vừa có xuất (xuất hàng đã qua chế biến).

Nhập khẩu nguyên liệu gỗ

Đồ thị 3.2: Giá trị nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ 2002 - 2011

Nguồn: [43], [44]

Trong giai đoạn 2002-2006 để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngành lâm nghiệp phải nhập khẩu 2.511,46 triệu USD nguyên liệu gỗ từ nước ngoài, chiếm 44,68% kim ngạch xuất khẩu; từ năm 2007-2011 tổng giá trị gỗ nguyên liệu nhập khẩu là 5.355,82 triệu USD chiếm 36,44% kim ngạch xuất khẩu. Giai đoạn 2002-2006, ASENA là thị trường cung cấp nguyên liệu gỗ chính chiếm 55,73% tổng giá trị nhập khẩu gỗ nguyên liệu (Campuchia 8,99%, Lào 12,78%, Malaysia 22,7% còn lại là các nước khác của ASEAN). Tiếp đến là Hoa kỳ chiếm 6,33% và Trung Quốc chiếm 6,16%. Giai đoạn 2007-2011 cơ cấu thị trường cung cấp nguyên liệu gỗ có thay đổi, ASEAN vẫn thị trường chính nhưng tỷ trọng đã giảm xuống còn 44,5% tổng giá trị nhập khẩu gỗ nguyên (Campuchia 4,85%, Lào 14,16%, Malaysia 12,7% còn lại là các nước ASEAN khác); tỷ trọng của thị trường Trung Quốc và Hoa Kỳ tăng gần gấp đôi so với trước khi ra nhập WTO, tương ứng là 12,43% và 11,53% tổng giá trị nhập khẩu gỗ nguyên liệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tr.USD

Biểu đồ 3.7: Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ từ 2000-2013

Nguồn: [43] , [45], [69]

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng khá nhanh, giai đoạn 2000-2006 tăng bình quân 35,68%/năm; giai đoạn 2007- 2013 tăng bình quân 14,95%/năm. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm làm bằng gỗ đạt 5,5 tỷ USD tăng 17,8% so với năm 2012.

Ngành công nghiệp chế biến gỗ đang phát triển mạnh và có uy tín trên thị trường, thị trường xuất khẩu tương đối ổn định, sản phẩm gỗ đã có mặt ở khoảng 120 quốc gia; Việt Nam đã vươn lên là quốc gia đứng vào tốp đầu về xuất khẩu sản phẩm gỗ trong khu vực ASEAN.

3.2.1.2. Tăng trưởng thủy sản

- Tăng trưởng GTSX: Giai đoạn 2000-2006 (trước WTO), tốc độ tăng

GTSX thuỷ sản bình quân tăng 12,97%/năm; giai đoạn 2007-2013 tốc độ tăng 6,67%/năm, giảm gần 1/2 so với trước WTO.

Tốc độ tăng trưởng GTSX của khai thác và nuôi trồng đều tăng dương, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm dần, nhất là sau WTO. Về khai thác, tốc độ tăng trưởng GTSX tăng 11,8%/năm (2005) giảm xuống còn tăng có 5,5%/năm (2011) và tăng 4,0%/năm (2012). Về nuôi trồng, tốc độ tăng trưởng GTSX tăng 20,5%/năm (2005), giảm còn 17,6%/năm (2007) và 3,2%/năm (2012).

- Tăng trưởng xuất nhập khẩu thủy hải sản

Nhập khẩu thủy hải sản: Nhập khẩu thủy hải sản gồm cá đông lạnh cho

tiêu dùng và nhập động vật giáp xác tươi sống vừa tiêu dùng vừa chế biến xuất khẩu. Việt Nam nhập khẩu thủy sản từ 77 quốc gia và vùng lãnh thổ, mặt hàng nhập chủ yếu là cá đông lạnh (HS 0303) chiếm 52%, động vật giáp xác tươi sống (HS 0306) chiếm tới 30%, các loại mặt hàng khác chỉ chiếm khoảng 18% trong tổng kim ngạch nhập khấu (2013). Giá trị nhập khẩu tăng mạnh, trung bình giai đoạn (2002-2006) nhập khẩu khoảng 154,2 triệu USD/năm, nhưng sau WTO (2007-2013) đã tăng lên 423,47 triệu USD/năm.

Triêu USD 92.7 108 167.9 196.5 205.9 247.4 302.9 257.7 324.6 508.4 653.2 670.1 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 3.8: Kim ngạch nhập khẩu hàng thủy sản (triệu USD)

Nguồn: [43] , [45], [69]

Do gia nhập WTO phải cắt giảm thuế nhập khẩu từ mức thuế suất trung bình 30% xuống còn 20,1%; nên số quốc gia và vùng lãnh thổ xuất khẩu thủy sản vào Việt Nam ngày một tăng, nếu như trước WTO chỉ có khoảng 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, sau WTO đã tăng lên 77.

Xuất khẩu thủy hải sản: Kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản tăng mạnh,

giai đoạn 2000-2006 kim ngạch xuất khẩu thủy sản trung bình đạt 2,288 tỷ USD/năm, tốc độ tăng bình quân 14,65%/năm; giai đoạn 2007-2013 đạt 5,207 tỷ USD/năm, tốc độ tăng bình quân 10,09%/năm, tốc độ tăng chậm so với trước WTO. Tỷ trọng mặt hàng qua chế biến xuất khẩu ngày càng cao, trước WTO giá trị hàng thủy sản đã qua chế biến xuất khẩu chỉ chiếm 6,7%; sau WTO tỷ lệ này đã đạt tới 15% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu (tăng gấp hơn 2 lần). Gia nhập WTO đã thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến thủy sản phát triển; làm cho giá trị gia tăng và lợi nhuận thu được thông qua xuất khẩu cũng tăng. Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu đạt 6,7 tỷ USD, chiếm 5,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nền kinh tế.[69]

1478.5 1816.42021.7 2199.62408.1 2732.5 3358 3763.4 4510.1 4255.3 5016.9 6088.5 6700 6112.4 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tr.USD

Biểu đồ 3.9: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản2000-2013

Nguồn: [43] , [45], [69]

Sau WTO tốc độ tăng trưởng nông nghiệp vẫn tăng trưởng dương nhưng tăng chậm dần. GDP ngành nông nghiệp giai đoạn 2000-2006 tăng trưởng bình quân đạt 3,81%/năm, giai đoạn 2007-2013 còn 3,20%/năm.

Nguyên nhân: - Về khách quan, do biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch

bệnh xuất hiện với tần suất càng ngày càng tăng nên đã tác động đến tăng trưởng của nông nghiệp sau WTO. Khủng khoảng kinh tế 2007-2008 và 2011 mặc dù tác động không nhiều như với công nghiệp và dịch vụ, song ngành nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

- Về mặt chủ quan: Theo kinh nghiệm quốc tế, trong quá trình hội nhập

KTQT, các nước đang phát triển thường phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên nên dẫn đến dễ bị cạn kiệt nguồn tài nguyên. Ở Việt Nam, trong thời gian từ khi đổi mới mở cửa và hội nhập KTQT, ngành nông nghiệp tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng nhờ tăng diện tích, tăng vụ và tăng đầu

con; sau WTO nguồn lực tự nhiên có giới hạn này dần cạn kiệt nên xu hướng tăng trưởng chậm lại. Tăng trưởng theo chiều sâu như: tăng trưởng nhờ quy mô, nhờ khoa học kỹ thuật và công nghệ, tăng trưởng nhờ tăng giá trị gia tăng... chưa được phát huy tốt. Đồng thời hệ thống chính sách không đồng bộ và không theo kịp cùng với tiến trình hội nhập đã không thúc đẩy phát triển nông nghiệp, chưa thúc đẩy tăng trưởng theo chiều sâu và theo hướng bền vững, hiệu quả nên tăng trưởng có xu hướng chậm dần.

Một phần của tài liệu luận văn phát triển nông nghiệp việt nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 106 - 118)