Kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp của Thái Lan

Một phần của tài liệu luận văn phát triển nông nghiệp việt nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 76 - 78)

Thái Lan có diện tích tự nhiên 514 nghìn Km2, dân số giữa năm 2012 là 69,9 triệu người; GDP 345672,2 triệu USD, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010

là 7,81%/năm, năm 2011 là 0,08%/năm, GDP bình quân đầu người là 8646,1 USD; trong GDP: nông nghiệp chiếm 12,4%, công nghiệp và xây dựng chiếm 41,2%, dịch vụ 46,5%; xuất khẩu đạt 265,97 tỷ USD, nhập khẩu 250,29 USD. Lực lượng lao động có 38,793 triệu lao động, lao động có việc làm 38,465 triệu người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 38,69%. Một số nông sản chủ lực của Thái Lan gồm: mía đạt 95,95 triệu tấn, sắn 21,912 triệu tấn, thóc 34,588 triệu tấn, ngô 4,817 triệu tấn, cao su 3,349 triệu tấn…(năm 2011) [45]. Thái Lan là một trong 11 nước trong cộng đồng ASEAN có nhiều nét tương đồng nhau trong lĩnh vực nông nghiệp (trừ Singapore), với phần đông dân cư làm nông nghiệp và sống ở nông thôn, có nhiều nông sản xuất khẩu. Thái Lan coi phát triển nông nghiệp là giải pháp quan trọng nhằm đối phó với khó khăn của khủng hoảng kinh tế và chính sách của Thái Lan tập trung vào các nội dung phát triển nông nghiệp như sau:

Thứ nhất, Thái Lan phát triển nông nghiệp theo hướng vừa CMH, TTH

kết hợp với đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp. Vì nông nghiệp là ngành ít chịu tác động của khủng hoảng kinh tế, đa dạng hóa sẽ không ngặp nhiều khó khăn về vốn và công nghệ; phục hồi đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp tạo thêm việc làm, thêm thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo. Thái Lan tập trung vào chế biến đa dạng các nông sản đem lại giá trị gia tăng cao như gạo sạch (clean rice), thực phẩm an toàn, hải sản tươi sống và đóng hộp, các loại hoa, rau… Phát triển giống cây trồng vật nuôi mới cho năng suất cao và phát triển theo mô hình CMH, TTH để áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

Thứ hai, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời tăng

cường hợp tác, liên doanh, liên kết nhằm hình thành chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu có năng lực cạnh tranh cao. Thái Lan tập trung vào nâng cao chất lượng nông sản chế biến, thực hiện chặt việc kiểm soát tiêu chuẩn, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện đăng ký bản quyền, nguồn gốc xuất xứ

địa lý…, nhờ vậy nông sản Thái Lan có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường nông sản toàn cầu.

Thứ ba, Thái Lan hoàn thiện và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho nông nghiệp như: 1) Tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ

nông nghiệp như nghiên cứu và triển khai, chuyển giao khoa học công nghệ trong nông nghiệp nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp, đặc biệt hỗ trợ khoa học và công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ gen, công nghệ vi sinh, công nghệ sản xuất giống, nhằm tạo ra nhiều giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp; 2) Triển khai chương trình đào tạo và khuyến nông; 3) nâng cao chất lượng hạ tầng, cải thiện hệ thống tưới tiêu; 4) hỗ trợ các hoạt động đầu vào, nhất là tín dụng; 5) phát triển hệ thống tiếp thị nông sản.

Thái Lan chú trọng phát triển nông nghiệp hiện đại theo hướng hiệu quả và bền vững; xây dựng các mối liên kết kinh tế nhằm phát triển các ngành hàng có khả năng cạnh tranh cao; chú trọng tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ trong nông nghiệp, đặc biệt đa dạng hóa chế biến sâu nông sản và công nghệ sau thu hoạch, tăng năng suất lao động trên cơ sở tạo ra nhiều giá trị tăng thêm.

Một phần của tài liệu luận văn phát triển nông nghiệp việt nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 76 - 78)