2.1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp
Có nhiều cách hiểu khác nhau về nông nghiệp, theo định nghĩa ở giáo
trình Kinh tế Nông nghiệp, nông nghiệp được hiểu như sau: “Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp, nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học, kỹ thuật. Nông nghiệp hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp, còn hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả ngành nông nghiệp, ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản” [31].
Ngày nay, nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, nó không chỉ là lương thực phẩm phục vụ cho con người, mà còn các loại sản phẩm khác như: sợi dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), nhiên liệu (mê tan, dầu sinh học, ethanol..), da thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường, mì chính, cồn, nhựa thông), các sản phẩm lai tạo giống, các sản phẩm vi sinh được tạo ra từ công nghệ sinh học, các chất gây nghiện cả hợp
Trong WTO, Hiệp định nông nghiệp không đưa ra khái niệm cụ thể về nông nghiệp theo nghĩa rộng. Tuy nhiên, tại Điều 2 của Hiệp định đã xác định một số sản phẩm nông nghiệp thuộc biểu thuế Xuất nhập khẩu (HS): như động vật sống, các sản phẩm động thực vật, các sản phẩm trồng trọt, các sản phẩm chăn nuôi, sữa, trứng...các sản phẩm này được mô tả từ Chương 1 đến Chương 24 tại biểu thuế HS, có thể thấy sản phẩm nông nghiệp liên quan đến các nội dung về canh tác, vụ mùa, chăn nuôi và trồng trọt như được mô tả tại biểu thuế các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, biểu thuế về các sản phẩm của ngành thủy hải sản… Các định nghĩa về nông nghiệp (theo các khía cạnh kinh tế, xã hội, luật học và các quy định về diện sản phẩm nông nghiệp tại Hiệp định nông nghiệp của WTO) cho thấy cách hiểu về định nghĩa nông nghiệp có sự đồng nhất tương đối [83].
Theo luận án, ngành nông nghiệp được hiểu đầy đủ phải như sau: “Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế-xã hội quan trọng và phức tạp, nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học, kỹ thuật. Nông nghiệp hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp, còn hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả ngành nông nghiệp, ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản”. Ngành nông
nghiệp là ngành kinh tế - xã hội, bởi ý nghĩa xã hội được thể hiện: 1) Là ngành cung cấp lương thực thực phẩm thiết yếu cho con người, phát triển nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia và toàn cầu, góp phần xóa đói giảm nghèo, góp phần giữ vững an ninh chính trị-xã hội. 2) Phát triển nông nghiệp bền vững còn góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái trong sản xuất và môi trường sống của con người.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội; sử dụng đất đai để trồng trọt, chăn nuôi; khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra
lương thực thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn bao gồm nhiều chuyên ngành. Nông nghiệp theo nghĩa hẹp gồm trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản và theo nghĩa rộng bao gồm thêm lâm nghiệp, thuỷ sản.
Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) ban hành năm 2007, ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng gồm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản), ngành nông nghiệp gồm các hoạt động trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp, hoạt động dịch vụ nông nghiệp, săn bắt - đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan. Ngành lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và chăm sóc rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác, thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản, hoạt động dịch vụ lâm nghiệp. Ngành thủy sản gồm các hoạt động khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy hải sản.
Trồng trọt, là tiểu ngành của ngành nông nghiệp là tiểu ngành sử dụng đất
và cây trồng làm đối tượng chính để sản xuất ra lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và thỏa mãn những nhu cầu khác của con người như tạo cảnh quan, sinh thái (hoa, cây cảnh…). Có nhiều cách phân loại cây trồng, theo phân loại của Tổng cục Thống kê, phân cây trồng theo thời gian của chu kỳ sinh trưởng và kết hợp với mục đích sử dụng. Cây trồng được thành hai nhóm cây hàng năm và cây lâu năm; trong cây hàng năm chia thành nhóm cây lương thực có hạt và nhóm cây cho củ, nhóm cây công nghiệp hàng năm, nhóm đồng cỏ và cây thức ăn gia súc, nhóm cây rau và hoa, cây dược liệu; cây lâu năm chia thành nhóm cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả.
Chăn nuôi, là một trong hai tiểu ngành chính của nông nghiệp ( theo nghĩa
hẹp), với đối tượng sản xuất là động vật nuôi. Chăn nuôi cung cấp thực phẩm giàu đạm như: thịt các loại, trứng, sữa; cung cấp da, lông cho công nghiệp chế biến; sản phẩm phụ làm phân bón cho trồng trọt. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi
chủ yếu lấy từ trồng trọt, phát triển chăn nuôi làm tăng giá trị gia tăng và tăng hiệu quả của sản xuất trồng trọt.
Lâm nghiệp, bao gồm các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ rừng,
khai thác, chế biến các sản phẩm từ rừng, duy trì tác dụng phòng hộ nhiều mặt của rừng [50]. Theo luật bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam, rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng, trong đó cây gỗ, tre lứa hoặc hoặc hệ thực vật đặc trưng có hệ số độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm: rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng [27].
Thủy sản, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Đánh bắt gồm:
đánh bắt cá và các sinh vật thủy hải sản; việc đánh bắt phải kết hợp với bảo vệ các nguồn lợi thủy hải sản nhằm bảo vệ môi trường và duy trì nguồn thủy hải sản trong tương lai. Nuôi trồng thủy hải sản bao gồm nuôi cá, tôm nước mặn, nước lợ, nước ngọt; nuôi các loài nhuyễn thể như trai, sò, ngao; ngoài ra còn nuôi trồng rong, tảo…
2.1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất đặc thù mà các ngành sản xuất không có,
những đặc điểm đó là:
Ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu trong nông nghiệp và ngày càng khan hiếm. Ruộng đất cố định về không gian, nếu trong quá trình sử
dụng hợp lý sẽ không bị hao mòn mà còn làm tăng độ phì nhiêu của đất; ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, việc bảo tồn quỹ đất và không ngừng nâng cao độ phì của đất vấn đề sống còn trong sản xuất và phát triển nông nghiệp.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi, những cơ thể sống, chúng sinh trưởng và phát triển theo quy luật riêng vốn có của chúng.
động của sản xuất phải tuân theo quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi.
Sản xuất nông nghiệp có phân bố rộng khắp phụ thuộc vào đối tượng lao động: Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên không gian rộng lớn, do đối
tượng sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi, chúng chỉ sinh trưởng và
phát triển tốt gắn với điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết và môi trường sinh
thái nhất định. Do vậy mỗi vùng tự nhiên, khí hậu thời tiết và sinh thái-cây trồng vật nuôi cho sản phẩm đặc hữu đặc trưng của vùng. Trong WTO, Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS), trong đó quy định Chỉ dẫn địa lý trong Điều 22 yêu cầu các nước thành viên phải bảo vệ các chỉ dẫn đã được xác định theo định nghĩa nhằm ngăn ngừa sai tên ứng dụng; Điều 27.3b quy định giống cây trồng và các vấn đề liên quan đến công nghệ sinh học. [55].
Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ rất cao. Do đối tượng của sản
xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi, nên quá trình tái sản xuất nông nghiệp gắn với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian lao động gắn với thời gian sản xuất không hoàn toàn trùng khớp, do vậy sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao, tác động của con người vào cây trồng vật nuôi thông qua tác động vào môi trường. Điều đó đặt ra vấn đề sử dụng các nguồn lực trong phát triển nông nghiệp (Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, vốn, tư liệu sản xuất, lao động) có hiệu quả cao và bền vững.
2.1.1.3. Vai trò của nông nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội
Xu hướng của nông nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong nền
kinh tế quốc dân, lao động trong nông nghiệp cũng giảm dần và chuyển dịch sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, đất đai tư liệu sản xuất chủ yếu cũng có xu hướng thu hẹp do quá trình CNH, ĐTH. Nhưng sản lượng nông lâm thủy hải sản phải tăng lên để đáp ứng tăng dân số và nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến. Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều tài nguyên nhất (đặc biệt là đất đai) và “phát triển nông nghiệp bền vững” góp phần làm chậm quá trình biến đổi khí hậu. Như vậy nông nghiệp ngoài vai trò phát triển kinh tế, còn có cả vai trò xã hội và môi trường như sau:
Phát triển nông nghiệp thúc đẩy phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế khác thể hiện qua các vai trò sau: 1) Nông lâm thủy hải sản là nguyên liệu
đầu vào cho các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp chế biến. 2) Nông nghiệp tạo ra thặng dư ngoại tệ nhờ xuất khẩu nông sản để đầu tư cho CNH – HĐH. 3) Nông nghiệp là thị trường rộng lớn tiêu thụ trang thiết bị máy móc và vật tư nông nghiệp (phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật...). 4) CNH, HĐH nông nghiệp tạo ra dư thừa lao động để cung cấp nguồn lao động cho công nghiệp và dịch vụ...
Phát triển nông nghiệp góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Phát triển nông nghiệp ngoài mục tiêu loại trừ đói, thiếu ăn cho người nghèo còn đảm bảo an ninh lương thực. An ninh lương thực đang là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Bảo đảm an ninh lương thực sẽ hạn chế những khó khăn, rủi ro trong phát triển kinh tế và đời sống của người dân, tạo nền tảng cho ổn định chính trị - xã hội.
Phát triển nông nghiệp bền vững góp phần gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong nông nghiệp, các nguồn lực được sử dụng hợp lý, không chỉ
tạo ra nền nông nghiệp phát triển bền vững mà còn tạo ra môi trường tốt và đa dạng sinh học, đó cũng là môi trường sống của con người. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học duy trì cân bằng sinh thái, nhờ đó làm chậm quá trình biến đổi khí hậu. Do vậy, trong phát triển nông nghiệp cần áp dụng các giải phát, các quy trình công nghệ canh tác bền vững (Canh tác bền vững có nghĩa là phải đồng thời đáp ứng 3 mục tiêu: i) Bền vững về sinh thái bao gồm: quản lý tài nguyên đất, nước, bảo
vệ đa dạng sinh học và các phương thức canh tác bền vững. ii) Lợi ích về kinh tế. iii) Lợi ích xã hội đối với nông dân và cộng đồng).
Như vậy xét về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường; nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều kiện hiện nay, nhất là các nước có nền kinh tế mà nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao và đang trong quá trình CNH, HĐH, nếu không phát triển nông nghiệp bền vững thì khó có nền kinh tế phát triển bền vững và hội nhập thành công. Chính vì, nông nghiệp trở thành xuất phát điểm của phát triển kinh tế và cải cách kinh tế.