3.1.3.1. Điều chính chính sách liên quan đến mở cửa thị trường
Việt Nam thực hiện các cam kết WTO một cách nghiêm túc trong tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Về thuế, trước khi bắt đầu vào năm mới, Bộ Tài chính đều ban hành biểu thuế hàng năm thực hiện các cam kết WTO; cho đến 1/1/2014, Việt Nam giảm thuế đúng như cam kết về biểu thuế. Trong lộ trình cắt giảm nhiều mặt hàng còn giảm sâu hơn so với cam kết, năm 2007, năm đầu tiên thực hiện nghĩa vụ cam kết WTO về thuế, Việt Nam không chỉ thực hiện đúng tiến độ cam kết mà đã giảm thuế nhiều mặt hàng nông sản (nhóm thịt tươi sống như thịt trâu bò, lợn, gia cầm) rất cao so với mức cam kết trước yêu cầu lạm phát, tăng giá thực phẩm trong nước (từ 20- 30% xuống còn 12%)... Năm 2012, có một số nhóm hàng còn cắt giảm nhanh
hơn so với lộ trình cam kết, nhóm hàng động vật giáp xác tươi hoặc ướp lạnh (HS0306), mức thuế suất cam kết cắt giảm là 17,8% nhưng thuế suất áp dụng trong thực tế giảm còn 5,8%; hoặc nhóm hàng động vật thân mềm tươi sống hoặc ướp lạnh (HS0307) mức thuế suất cam kết cắt giảm là 16,5% thực tế chỉ còn 4,6%...
Về phi thuế, những hàng rào phi thuế (hạng ngạch, quy định hạn lượng...), Việt Nam rỡ bỏ hoàn toàn kể từ khi gia nhập WTO, trừ một số mặt hàng (như đường, muối...) không đưa vào cam kết WTO nên vẫn có hạn ngạch nhập khẩu hàng năm để tránh thiệt hại cho sản xuất trong nước. Trước 2006 các hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-2005 được quản lý bởi quyết định số 46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 1/5/2001 về quản lý xuất nhập khẩu; quyết định này đã bãi bỏ khi gia nhập WTO.
3.1.3.2. Trợ cấp xuất khẩu
Kể từ năm 1998, Chính phủ phải tăng trợ cấp xuất khẩu cho hàng nông sản. Các chương trình của chính phủ dành cho các nhà xuất khẩu dưới các hình thức như: miễn giảm thuế trực tiếp; khấu trừ thuế; hỗ trợ tài chính trực tiếp (cho các nhà xuất khẩu lần đầu), cho những mặt hàng xuất khẩu vào những thị trường mới, hoặc những mặt hàng gây ra những biến động lớn về giá; và thưởng xuất khẩu (quyết định số: 02/2002/QĐ-BTM ngày 2/01/2002 ban hành quy chế thưởng xuất khẩu). Trong giai đoạn 1999-2001 mức trơ cấp xuất khẩu trung bình 1.103 tỷ đồng (khoảng 73,5 triệu USD) cho 4 mặt hàng: gạo, cà phê, thịt lợn và rau quả; người được hưởng lợi chủ yếu là các donh nghiệp.[8] Sau 2006, trợ cấp xuất khẩu trong AoA không còn hiệu lực và bằng không; do vậy từ 2007 đã gỡ bỏ và không còn bất kỳ hình thức trợ cấp xuất khẩu nào.
3.1.3.3. Chính sách nông nghiệp sau WTO
Nhìn chung, các chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước là phù hợp với quy định của Hiệp định Nông nghiệp và cam kết WTO; đánh giá mức hỗ trợ
của Việt Nam so với AoA; hầu hết những biện pháp hỗ trợ trong nước thuộc dạng Hộp xanh lá cây chiếm 91,7%, hỗ trợ Hộp xanh lam chiếm 7,1%, hỗ trợ Hộp hổ phách khoảng 1,2% tổng giá trị các khoản hỗ trợ trong nước giai đoạn 2001-2004.[8] Mức hỗ trợ cho nông nghiệp còn rất thấp không chỉ so với quy định WTO mà còn so với các nước trong khu vực. Về cơ bản, Việt Nam chỉ cần xây dựng các chính sách mới nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững trước bối cảnh hội nhập, khủng hoảng kinh tế và biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp liên quan đến Hiệp định AoA
Nghị định 56/2005/NĐ-CP ngày 26/04/2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư. Quyết định số 162/2008/QĐ-TTG ngày 4/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ “Về chính sách khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn”. Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn, hỗ trợ 100% chi phí về giống và các vật tư thiết yếu khác cho các mô hình trình diễn ở địa bàn khó khăn. Hỗ trợ tập huấn và đào tạo, hỗ trợ 100% về tài liệu, chi phí đi lại, ăn, ở cho người sản xuất và nhân viên khuyến nông ở các địa bàn khó khăn tham dự các lớp tập huấn.
Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ: Về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Mục tiêu: Lúa gạo giảm mức tổn thất từ 11-13% hiện nay xuống 5-6% vào năm 2020. Ngô giảm mức tổn thất từ 13-15% hiện nay xuống còn 8-9% vào năm 2020; hạn chế tối đa mức độ nhiễm độc tố aflatoxin, cải thiện giá bán thương phẩm khoảng 10%. Cà phê hạn chế tối đa mức độ nhiễm độc tố achrotoxin A, cải thiện giá bán cà phê nhân khoảng 10%. Thủy sản và rau quả giảm mức độ tổn thất (cả về số lượng và chất lượng) từ 20% hiện nay xuống dưới 10% vào năm 2020. Quyết định số 63/2010/QĐ-TTG ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ, “Về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản”. Áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với các máy
móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp trong nước chưa chế tạo được. Chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí cho các trường hợp sau: mua giống để áp dụng thử nghiệm lần đầu đối với các giống lúa, ngô tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng cao; mua bằng sáng chế để tự sản xuất hoặc phối hợp sản xuất các loại máy móc, thiết bị có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nước nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch; đăng ký sở hữu trí tuệ đối với những sản phẩm sáng tạo của nông dân có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nước... Quyết định số 65/2011/QĐ-TTG ngày 02/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ, “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản”; mức tiền vay tối đa để mua máy móc, thiết bị sản xuất trong nước bằng 100% giá trị hàng hóa. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, từ năm thứ 3 là 50% lãi suất. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô, kho lạnh bảo quản rau quả, thủy sản, kho tạm trữ cà phê theo quy hoạch, được miễn tiền thuê đất theo Quyết định số 57/2010/QĐ-TTg ngày 17/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, được Nhà nước hỗ trợ 20% kinh phí giải phóng mặt bằng và 30% kinh phí hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào. Doanh nghiệp mới thành lập để thực hiện dự án đầu tư xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, kho lạnh bảo quản rau quả, thủy sản, kho tạm trữ cà phê theo quy hoạch, tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (theo danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ) được áp dụng mức thuế suất 20% trong 10 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 4 năm tiếp theo; đối với dự án thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được áp dụng mức thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong
4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Quyết định số 57/2010/QĐ-TTG ngày 17/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, “Về miễn tiền thuê đất đối với các dự án xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô, kho lạnh bảo quản thủy sản, rau quả và kho tạm trữ cà phê theo quy hoạch trong vòng 05 năm, kể từ khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động”.
Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg 14/11/2013của Thủ tướng Chính phủ ngày về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị giảm tổn thất trong nông nghiệp (bao gồm cả nhà xưởng); các dự án chế tạo máy, thiết bị sản xuất nông nghiệp. Ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị giảm tổn thất trong nông nghiệp (bao gồm cả nhà xưởng); các dự án chế tạo máy, thiết bị sản xuất nông nghiệp. Mức vay tối đa để mua các loại máy, thiết bị theo quy định tại Quyết định này bằng 100% giá trị hàng hóa. Các khoản vay sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong hai năm đầu, 50% trong năm thứ ba.
Quyết định số 497/QĐ-TTG ngày 17/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “Việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn”. Quyết định số 2213/QĐ-TTG ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết
bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn”
Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ “Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”. Về cơ chế bảo đảm tiền vay: tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tượng là các cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; tối đa đến 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; tối đa đến 500 triệu đồng đối với đối tượng là các hợp tác xã, chủ trang trại. Lãi suất cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín dụng được thực hiện theo cơ chế tín dụng thương mại hiện hành.
Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo. Mức cho vay đối với hộ cận nghèo do Ngân hàng Chính sách xã hội và hộ cận nghèo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa phục vụ sản xuất kinh doanh áp dụng đối với hộ nghèo từng thời kỳ. Lãi suất cho vay bằng 130% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Quyết định số 72/2010/QĐ-TTG ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, có hiệu lực ngày 10/12/2013. Quyết định này thay thế Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 về “chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng”.
Quyết định số 201/QĐ-TTG ngày 19/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ về “chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2007-2008 và chăn nuôi trâu, bò bị thiệt hại do ảnh hưởng rét đậm, rét hại năm 2008”. Nội dung hỗ
trợ 50% giá giống lúa, hỗ trợ bình quân 1 triệu đồng/con trâu, bò, bê, nghé bị chết do rét. Quyết định số 935/QĐ-TTG ngày 16/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc xuất thuốc dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Thuận để phòng trừ dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá”. Quyết định số 794/QĐ-TTG ngày 10/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “việc hỗ trợ kinh phí chống hạn vụ Đông - Xuân 2008-2009 cho một số tỉnh Bắc bộ” tổng kinh phí 47,1 tỷ đồng. Quyết định số 1580/QĐ-TTG ngày 9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “việc hỗ trợ kinh phí bơm, tát nước chống ngập úng cho một số địa phương đồng bằng Sông Cửu Long” tổng kinh phí hỗ trợ 37,5 tỷ đồng. Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 8/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về “Sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản
xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh”.
- Chính sách phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp công nghệ cao và các đề án phát triển
Quyết định số 11/2006/QĐ-TTG ngày 12/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020". Quyết định số 69/2007/QĐ-TTG ngày 18/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đến 2010 và định hướng đến năm 2020”.
Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”. Mục tiêu đến năm 2020 cơ bản chuyển sang phương thức chăn nuôi trang trại và công nghiệp; tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, năm 2015 đạt 38%, năm 2010 đạt 32%; chăn nuôi đảm an toàn dịch bệnh, đảm bảo
vệ sinh và an toàn thực phẩm; bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường… Quyết định số 2194/QĐ-TTG ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020. Quyết định số 176/QĐ-TTG ngày 29/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ “Về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020”. Giai đoạn 2010-2015 đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 10-15% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước. Giai đoạn 2016-2020 đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 30-35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước.
Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020” với mục tiêu là: Tiếp tục CNH - HĐH ngành thủy sản và phát triển toàn diện theo hướng bền vững, thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới. Kinh tế thủy sản đóng góp 30-35% GDP trong nông lâm ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8-10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8-9 tỷ USD. Tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5-7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm 65-70% tổng sản lượng. Tạo việc làm cho 5 triệu lao động nghề cá có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 3 lần so với hiện nay; trên 40% tổng số lao động nghề cá qua đào tạo…
Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị