Bàn luận về mức độ kháng kháng sinh của chủng K.pneumoniae

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phân bố, mức độ kháng kháng sinh, tỷ lệ mang gen magA, rmpA ở các chủng Klebsiella pneumoniae phân lập được tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Trang 103 - 105)

8 Hút 10µl sản phẩm PCR chạy điện di gel bằng agarose 1,5% sau đó phân tích và giải thích kết quả

4.1.2.Bàn luận về mức độ kháng kháng sinh của chủng K.pneumoniae

phân lập được

4.1.2.1. Mức độ kháng kháng sinh của các chủng K. pneumoniae phân lập được trong bệnh phẩm đờm, máu và bệnh phẩm mủ từ 2007 - 2011 được trong bệnh phẩm đờm, máu và bệnh phẩm mủ từ 2007 - 2011

Cùng với sự thay đổi của y học trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị thì vai trò gây bệnh của K. pneumoniae ngày càng trở thành mối quan tâm của ngành Y tế, nhất là từ khi xuất hiện những chủng vi khuẩn đa kháng thuốc và siêu kháng thuốc. Vì vậy, việc điều trị ngày càng khó khăn, dẫn đến thất bại trong điều trị cũng như tỷ lệ tử vong tăng cao. Do vậy, từng địa phương, quốc gia khác nhau thì việc sử dụng kháng sinh hợp lý là rất quan trọng góp phần làm giảm tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc và tránh được những biến chứng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mức độ kháng kháng sinh của các chủng K. pneumoniae phân lập được trong bệnh phẩm đờm có xu hướng tăng từ năm 2007 đến 2011. Đối với ticarcillin-clavulanic acid từ 57,6% tăng lên 91,2%, aztreonam tăng từ 18,2% lên 46,2%. Năm 2011, tỷ lệ đề kháng kháng sinh lại có xu hướng giảm đối với một số loại kháng sinh như: chloramphenicol, gentamicin và các kháng sinh thuộc phân nhóm cephalosporin. Kháng sinh có mức độ kháng thuốc thay đổi ít là: ciprofloxacin từ 34,2% đến 43,8%, amikacin từ 24,0% đến 39,3%. Riêng với imipenem, năm 2009 nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ K. pneumoniae đề kháng đã lên tới 13,4%, nhưng đến năm 2010, tỷ lệ này giảm xuống 4,6% và năm 2011 còn 2,6% (bảng 3.8, trang 72). Theo tác giả Asati Rakesh K. nghiên cứu tại Ấn Độ năm (2007-

2008), cho thấy ticarcillin-clavulanic acid đã bị K. pneumoniae kháng 85,1%, kháng sinh thuộc phân nhóm cephalosporin đã bị kháng dao động từ 46,7% đến 66,4%, gentamicin (58,7%) và ciprofloxacin (48,8%) [34]. Một nghiên cứu khác cũng tại Ấn Độ năm 2012-2013 của tác giả Ravichitra K. N. và CS. cho thấy, kháng sinh thuộc phân nhóm cephalosporin đã bị K. pneumoniae

kháng từ 19,8% đến 22,1%, ofloxacin (33,3%), gentamicin (37,6%) và đặc biệt với kháng sinh imipenem tỷ lệ đề kháng lên tới 19,6% [83].

Mức độ đề kháng kháng sinh của K. pneumoniae phân lập được từ máu có xu hướng tăng từ năm 2007 đến năm 2010, nhưng năm 2011 thì đa số tỷ lệ này lại giảm. Đối với ticarcillin-clavulanic acid từ 33,3% tăng lên 75,0% (năm 2010) và năm 2011 giảm xuống còn 31,8%. Năm 2011, tỷ lệ K. pneumoniae kháng kháng sinh có xu hướng giảm đối với một số kháng sinh như: tetracycline, trimethoprim-sulfamethoxazole, chloramphenicol và gentamicin. Kháng sinh có mức độ kháng thuốc thay đổi ít là: amikacin từ 4,7% đến 12,5%, tobramycin từ 5,6% đến 12,5%. Năm 2007 nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chủng K. pneumoniae đã kháng imipenem (5,6%), nhưng năm 2011 giảm xuống còn 3,1% chủng đề kháng kháng sinh này (bảng 3.9, trang 73).

Sự đề kháng kháng sinh của các chủng K. pneumoniae phân lập từ bệnh phẩm mủ cho thấy các chủng K. pneumoniae phân lập được từ bệnh phẩm mủ đã kháng ticarcillin-clavulanic acid (28,6%), kháng chloramphenicol là 21,6% và kháng tetracycline 19,4%. K. pneumoniae kháng lại các kháng sinh phân nhóm cephalosporin với tỷ lệ thấp (dao động từ 10,5% đến 15,8%). Đặc biệt chưa có chủng K. pneumoniae nào phân lập từ bệnh phẩm mủ kháng imipenem (bảng 3.10, trang74). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của một số tác giả ngoài nước như Ravichitra K.

N. và CS. nghiên cứu tại Ấn Độ năm 2012-2013 thì mức độ kháng kháng sinh của các chủng K. pneumoniae phân lập từ bệnh phẩm mủ tỷ lệ kháng kháng sinh ofloxacin (35,4%), kháng sinh phân nhóm cephalosporin (dao động từ 20,6% đến 23,1%), gentamicin (12,7%) và imipenem kháng tới 5,1% [63].

Qua nghiên cứu thống kê mức độ kháng kháng sinh của các chủng K. pneumoniae phân lập được theo từng loại bệnh phẩm qua các năm từ 2007- 2011, chúng tôi nhận thấy:

* Mức độ kháng thuốc của các chủng K. pneumoniae phân lập được theo từng loại bệnh phẩm có xu hướng tăng từ năm 2007 đến năm 2010, nhưng đến năm 2011 thì lại giảm, có thể do tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong năm 2011 đã triển khai hướng dẫn sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của CLSI. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ lâm sàng và phòng xét nghiệm dựa trên thăm khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm và kháng sinh đồ nên việc kê đơn điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn do K. pneumoniae nói riêng và nhiễm khuẩn do các vi khuẩn khác nói chung bước đầu đã mang lại hiệu quả đáng kể.

* Các chủng K. pneumoniae phân lập được từ bệnh phẩm đờm thì mức độ kháng thuốc cao hơn so với bệnh phẩm máu, mủ. Có thể do bệnh phẩm đờm được lấy ở những bệnh nhân bị viêm phổi phải thở máy là bệnh nặng, có số ngày nằm viện và thời gian sử dụng kháng sinh kéo dài nên dễ dẫn tới tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc cao hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phân bố, mức độ kháng kháng sinh, tỷ lệ mang gen magA, rmpA ở các chủng Klebsiella pneumoniae phân lập được tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Trang 103 - 105)