Nghiên cứu trong nước về K.pneumoniae

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phân bố, mức độ kháng kháng sinh, tỷ lệ mang gen magA, rmpA ở các chủng Klebsiella pneumoniae phân lập được tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Trang 43 - 47)

K. pneumoniae thường gây viêm phổi, gây NKH, viêm màng não, áp xe gan, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, Nhiễm khuẩn do pneumoniae còn hay

1.3.2. Nghiên cứu trong nước về K.pneumoniae

Khi tìm hiểu căn nguyên vi khuẩn gây NKH tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1989 đến 1993, tác giả Phạm Văn Ca cho thấy, tỷ lệ NKH do K. pneumoniae là 1% [5]. Nghiên cứu các căn nguyên gây NKH ở trẻ em tại Bệnh Viện Nhi Trung ương (1999), tác giả Ngô Thị Thi và CS. cho biết, Klebsiella là thủ phạm chính gây NKH với tỷ lệ phân lập được từ bệnh phẩm máu là 40,44% (trong đó

K. pneumoniae chiếm 10,80%) [21].

Lê Thị Thu Thảo đã tổng kết từ năm 1995 đến năm 2000 ở khoa Cấp cứu người lớn - Trung tâm bệnh Nhiệt Đới, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: ba tác nhân gây bệnh hay gặp và chiếm tỷ lệ cao trong số các trường hợp NKH do vi khuẩn Gram âm theo thứ tự là E. coli, K. pneumoniae, Pseudomonas spp. Trong đó, tỷ lệ NKH do K. pneumoniae là 28,3%, tỷ lệ tử vong lên tới 44%, và tỷ lệ bệnh nhân bị sốc là 47,1% [20].

Nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 (2001): tỷ lệ phân lập được K. pneumoniae chiếm 4,5% từ các loại bệnh phẩm của bệnh nhân đến khám và điều trị có biểu hiện nhiễm khuẩn. Trong đó, tỷ lệ phân lập được K. pneumonia từ dịch nhày họng - dịch phế quản - dịch màng phổi chiếm 23,81%, đứng hàng đầu trong số căn nguyên gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, đồng thời

K. pneumoniae xếp hàng thứ tư trong nhóm vi khuẩn Gram âm, sau E. coli, P. aeruginosaEnterobacter spp [6]. Tại các khoa cấp cứu thuộc Bệnh viện C - Đà Nẵng có tới 7,69% các trường hợp viêm phổi bệnh viện trên bệnh nhân thở máy là do K. pneumoniae [12].

Trong 2 năm (2004 - 2005), kết quả nghiên cứu của Đào Tuyết Trinh về căn nguyên vi khuẩn và nấm gây NKH tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, tỷ lệ NKH do K. pneumoniae chiếm 11,6% [25].

Từ trước đến nay, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về tình hình nhiễm và đánh giá mức độ kháng kháng sinh của K. pneumoniae:

Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Hồng (năm 1994) và Lê Đăng Hà (năm 1996) được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.2. Tỷ lệ kháng kháng sinh của K. pneumoniae

Kháng sinh Nguyễn Hữu Hồng (1994) Lê Đăng Hà (1996)

N % R N % R Ampicillin 151 93,4 Chloramphenicol 141 80,9 146 81,5 Co-trimoxazol 165 80,0 148 66,9 Gentamycine 185 51,4 157 54,8 Amikacin 143 4,9 161 6,2

* Nguồn: theo Đào Đình Đức và CS (1996) [8]; Nguyễn Hữu Hồng (1994) [17]

Kết quả nghiên cứu ở bảng trên cho thấy, K. pneumoniae còn nhạy cảm tốt với amikacin trong khi kháng lại hầu hết với ampicillin, chloramphenicol và co-trimoxazol.

Nghiên cứu của Lê Đăng Hà, Đoàn Mai Phương (năm 1999) cho thấy mức độ nhạy cảm và kháng kháng sinh của K. pneumoniae như sau:

Bảng 1.3. Tỷ lệ nhạy cảm và kháng kháng sinh của K. pneumoniae

Kháng sinh Đề kháng (%) Trung gian (%) Nhạy cảm (%)

Ampicillin 96,5 1,7 2,8

Chloramphenicol 58,4 0 41,6

Co-trimoxazol 58,0 0 42,0

Amikacin 25,0 2,5 72,5 Ceftazidime 7,2 4,3 88,4 Ceftriazon 26,4 8,8 65,8 Ciprofloxacin 34,3 3,3 63,3 Nofloxacin 36,7 2,5 60,8 Netilmicin 24,6 7,7 67,7 Tobramycine 33,3 5,0 61,7

* Nguồn: theo Đoàn Mai Phương và CS (1999) [18]

Lê Thị Thu Thảo (2003) nghiên cứu tại Trung Tâm Bệnh Nhiệt Đới, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, K. pneumoniae nhạy cảm từ 92,1 - 100% với ceftriaxone, cefepim, ceftazidim, imipenem và amikacin; Riêng với ampicillin, tỷ lệ này chỉ còn 10% [20].

Phạm Thị Hằng và CS. nghiên cứu tại Viện Nhi Trung ương (2005) cho biết: các kiểu đa kháng kháng sinh của 132 chủng K. pneumoniae gây nhiễm khuẩn huyết ở bệnh nhi (trên một tháng tuổi), trong đó kiểu kháng từ 6 kháng sinh trở lên chiếm tới 80% [11].

Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của chương trình ASTS: tỷ lệ

Klebsiella đề kháng các kháng sinh thuộc phân nhóm cephalosporin là hơn 30% (năm 1999) và tăng lên hơn 50% (năm 2004). Trên 99% các chủng vi khuẩn này còn nhạy cảm với imipenem [9], [10].

Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế (2006) cho biết: có 23,1% số chủng K. pneumoniae phân lập được có khả năng sinh ESBLs [22]. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (2007), K. pneumoniae đã đề kháng với trimethoprim/sulfamethoxazol (74%), cefuroxime (71,2%), cefotaxime (65,3%), gentamycine (63,6%), ceftazidime (53,1%), netilmycine (43,52%), amikacin (42,9%) [1].

Theo Phạm Hùng Vân và nhóm nghiên cứu MIDAS trong nghiên cứu đa trung tâm về tình hình đề kháng imipenem và meropenem của trực khuẩn Gram âm ở 16 bệnh viện tại Việt Nam (giai đoạn 5/2008 - 11/2009), thì tỷ lệ K. pneumoniae kháng imipenem là 3,2% và kháng meropenem là 1,2% [26].

Tóm lại, ở Việt Nam từ trước tới nay đã có nhiều nghiên cứu về căn nguyên các loài vi khuẩn gây nhiễm khuẩn ở bệnh viện, các nghiên cứu đã tập trung vào nhóm vi khuẩn Gram âm trong đó có Klebsiella. Tuy nhiên các nghiên cứu về Klebsiella mới chủ yếu tập trung vào các vấn đề: tỷ lệ phân lập, mức độ kháng kháng sinh mà chưa có nghiên cứu nào đề cập đến việc xác định các serotype và gen của K. pneumoniae, đây là lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu này.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phân bố, mức độ kháng kháng sinh, tỷ lệ mang gen magA, rmpA ở các chủng Klebsiella pneumoniae phân lập được tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w