4.2.1 Các yếu tố kinh tế
Bảng 29: Một số yếu tố kinh tế của Việt Nam 2007 - 2009
Năm 2007 2008 2009
GDP (%) 8,48 6,18 5,32
Tỷ lệ lạm phát ( %) 12,63 19,9 6,88
Tỷ giá hối đoái (VNĐ/USD) 16.119 16.977 16.973 Thu nhập bình quân/đầu người (triệu đồng) 13,5 16,7 17,9
(Nguồn:Tổng cục Thống kê, Website Bộ tài chính)
Từ năm 2007 – 2009 tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam giảm dần. Đặc
biệt, năm 2008 nền kinh tế thế giới đặc biệt khó khăn, trong đó Việt Nam không
thể tránh khỏi. Do suy thoái kinh tế, giá xăng dầu đột biến tăng cao, sau đó giảm
mạnh, nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam bị ảnh hưởng trầm trọng, tăng trưởng kinh tế đang bị chậm lại. Sang năm 2009 vẫn còn dư chấn để lại và có dấu
hiệu giảm phát xuất hiện. Để ngăn chặn suy giảm và kích thích nền kinh tế tiếp
tục tăng trưởng, Chính phủ đã kịp thời có chính sách kích cầu bằng các gói kích
thích kinh tế (tương đương 8 tỷ USD bơm cho nền kinh tế).
Ảnh hưởng của lạm phát, giảm phát: Trong những năm qua, cùng với tốc độ tăng trưởng khá cao của nền kinh tế, bên cạnh đó tỷ lệ lạm phát cũng gia tăng
nhanh chóng và đỉnh điểm là cuối năm 2007 đến 2008. Khi lạm phát tăng gây ra cho các thương nhân kinh doanh xăng dầu khó khăn nhất định trong việc thu xếp
vốn cho kinh doanh, đồng thời làm chi phí tài chính tăng đột biến.
Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái: Do nguồn hàng đều phải nhập khẩu bằng
ngoại tệ nên chính sách quản lý tỷ giá của Chính phủ tác động mạnh đến giá đầu
vào của sản phẩm. Năm 2008 có thể được xem là năm đầy sóng gió và được giới phân tích tài chính coi là "năm có nhiều bất ổn của tỷ giá" và không ít người cho
rằng điều tệ hại này sẽ còn kéo dài sang các năm sau. Công tác dự báo không
chính xác và thiếu kịp thời của các cơ quan quản lý về sự chu chuyển của các
dòng ngoại tệ trên thị trường Việt Nam đã khiến hoạt động tài chính của các
doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu nói chung và Công ty nói riêng gặp rất
nhiều khó khăn.
Khan nguồn ngoại tệ: Quý 2 năm 2008, trong nước xảy ra hiện tượng khan
hiếm ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu mà nguyên nhân được xác định là do: 4 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã ở tình trạng nhập siêu, ngoại tệ từ nguồn
ngoại hối chưa về kịp và quan trọng là tâm lý đầu cơ ngoại tệ. Trước tình hình
đó, các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung và Công ty nói riêng phải mua ngoại
tệ cao hơn giá trần do Nhà nước quy định để thanh toán, trong khi Công ty không
thể tăng giá bán theo sự tăng giá của ngoại tệ. Tuy nhiên, từ năm 2009-2010 Ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá VNĐ/USD linh hoạt hơn và bám sát thị trường, đã làm giảm bớt sự khan hiếm ngoại tệ ảo do đầu cơ của giới đầu tư
giảm.
Lãi suất tiền vay cao và không ổn định: Trước tình hình bất ổn về tài chính tiền tệ và ngoại tệ, hàng loạt các ngân hàng đã thắt chặt cho vay tín dụng đối với
các doanh nghiệp và Công ty không nằm ngoài tình trạng này. Các ngân hàng
đồng loạt điều chỉnh mức lãi suất tiền vay cả VNĐ và ngoại tệ. Mức tăng lãi suất
ngoại tệ đỉnh điểm trong quý 3 năm 2008 lên tới 37% và có xu hướng giảm
xuống trong quý 4/2008 hiện vẫn đang duy trì ở mức cao. Có những thời điểm
Công ty phải vay tiền VNĐ đề mua ngoại tệ thanh toán và phải chịu mức lãi suất
lên tới 21%/năm.
Nguồn vốn tín dụng tăng cao: Do giá xăng dầu tăng nhanh trong năm
khác, trước bối cảnh kinh tế khó khăn chung, khách hàng ngày càng đòi hỏi cao
về công nợ trả chậm. Mặc dù đã xác định vấn đề công nợ là một tất yếu trong kinh doanh xăng dầu. Điều này tạo ra áp lực cho Công ty về việc tăng vốn lưu động.
Thu nhập: Đối với Việt Nam thì đời sống dân cư nhìn chung ổn định và đã
được cải thiện nhiều mặt. Trong đó mức thu nhập bình quân đầu người trong các năm gia tăng đáng kể, năm sau cao hơn năm trước. Do thu nhập ngày càng cao, mức chi tiêu cho đời sống của người dân tăng lên và nhu cầu chi tiêu cho việc đi
lại, sử dụng các công trình công cộng, vận chuyển... của người tiêu dùng cũng tăng lên.
4.2.2 Các yếu tố dân số và điều kiện tự nhiên
ĐBSCL hiện nay về địa giới hành chính có 13 tỉnh, thành phố có tổng diện
tích tự nhiên gần 40.000 km2, dân số khoảng 17 triệu dân, chiếm 20% dân số của
cả nước. Đất đai phì nhiêu để phát triển nông nghiệp và thủy sản. Bên cạnh đó có hàng trăm kilomet tiếp giáp với biển rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển,
nuôi trồng hải sản, đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản.
Đảng và Nhà nước đã có những chính sách phát triển cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm ở vùng sâu. Đặc biệt, cầu và sân bay Cần Thơ đã hoàn thành, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội cả vùng ĐBSCL phát triển, đời sống
tinh thần và văn hoá của nhân dân nâng lên, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng vọt.
Nhờ điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội trong vùng phát triển tạo thuận lợi
ngành xăng dầu ở ĐBSCL nói chung (chiếm khoảng 21% thị phần cả nước),
PetroMekong nói riêng phát triển trong tương lai.
4.2.3 Các yếu tố Chính trị - Pháp luật
Tình hình chính trị nước ta ổn định, Chính phủ quyết tâm đổi mới và mở
cửa nền kinh tế, khuyến khích các thành phần kinh tế làm giàu chính đáng. Luật pháp nước ta đang được xây dựng và hoàn thiện, các chính sách của nhà nước
ngày một rõ ràng hơn để định hướng cho nền kinh tế thị trường, tạo đà thông thoáng cho các doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất cũng như trong kinh doanh.
Đối với khu vực ĐBSCL, Chính phủ cũng đã ban hành một số những chính
triển cơ sở hạ tầng, kêu gọi đầu tư, xúc tiến thương mại,… Những chính sách đó
cùng với quyết tâm của lãnh đạo địa phương, tin tưởng trong một tương lai không xa, ĐBSCL sẽ trở mình và phát triển mạnh theo đà tăng trưởng kinh tế của
cả nước.
Trong khi đó đối với mặt hàng xăng dầu, Chính phủ đã có những chỉ đạo đúng đắn và kịp thời phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Cụ thể qua các văn bản: Quyết định 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/09/2003, Nghị định
55/2007/NĐ-CP ngày 06/04/2007 và mới đây nhất là Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về hoạt động kinh doanh xăng dầu có hiệu lực cho đến nay.
Với bức tranh của ngành kinh doanh xăng dầu như trên, thì không thể
không có sự can thiệp của Nhà nước để đảm bảo những mục tiêu quan trọng của
việc điều hành kinh tế vĩ mô: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát và
ổn định xã hội,… Nhưng nó cũng gây không ít khó khăn cho tất cả các đầu mối kinh doanh xăng dầu trong đó có Công ty PetroMekong.
Theo quy định của Nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu (kể cả
Tổng đại lý) phải ký hợp đồng với một doanh nghiệp xăng dầu đầu mối để làm
đại lý phân phối xăng dầu trong thời hạn ít nhất một năm.
Mối liên kết dọc giữa doanh nghiệp xăng dầu đầu mối và các đại lý đã phần
nào giúp thị trường xăng dầu dần đi vào ổn định giúp Nhà nước quản lý được
nguồn hàng. Mỗi một cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu chỉ được bán xăng dầu của
một doanh nghiệp xăng dầu đầu mối trong thời hạn hợp đồng (ít nhất 1 năm).
Doanh nghiệp đầu mối phải chịu trách nhiệm đối với đại lý của mình về giá
bán, chất lượng hàng hóa, nguồn cung cấp và thương hiệu,… Còn trách nhiệm
của các doanh nghiệp làm đại lý cho đầu mối nào thì phải ký hợp đồng và treo các biểu trưng, logo của đầu mối đó. Ngoài các cửa hàng xăng dầu của đại lý và tổng đại lý, tất cả các doanh nghiệp đầu mối đều có các cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu trực tiếp của mình.
Riêng về chính sách giá thì còn phức tạp và bất cập hơn nhiều, cụ thể như
Bảng 30: Giá cơ sở theo nghị định 84/2009/NĐ-CP Stt Khỏan mục ĐVT Xăng Dầu DO Dầu KO Dầu FO 1
Giá Platt's (Giá xăng dầu tại thị
trường Singapre) USD/thùng Premium (phí thuê tàu, phụ phí) USD/thùng
Giá CFR USD/thùng
Phí Bảo hiểm USD/thùng
Giá CIF (cảng biển Việt Nam) USD/thùng
(Một thùng = 159 lít) USD/lít 150C VND/lít 150C 2 Thuế NK + TTĐB VND/Lít 2.1 Thuế Nhập khẩu (áp dụng 30/08) % 17% 10% 15% 12% 2.2 Thuế TTĐB % 10% 3
Tổng chi phí hoạt động kinh
doanh VND/Lít 600 600 600 400
4 Trích quỹ bình ổn giá (QBOG) VND/Lít 300 300 300 300
5 Lợi nhuận định mức trước thuế VND/Lít 300 300 300 300
6 Giá thành bao gồm CP VND/lít
7 Giá thành (+ GTGT) VND/lít
7.1 Thuế GTGT % 10 10 10 10
8 Lệ phí xăng dầu (LPXD) VND/Lít 1.000 500 300 300
9 Giá thành cơ sở VND/lít
(Nguồn: Thông tư 234/2009/TT-BTC, Bộ Tài Chính)
Mục (1) do giá thế giới quyết định, đó là giá giao dịch hàng ngày tại thị trường Singapore, theo nghị định 84/2009/NĐ-CP qui định là bình quân 30 ngày kể từ ngày (ngày công ty muốn điều chỉnh giá) xây dựng giá cơ sở trở về trước.
Nếu giá cơ sở tăng hơn giá bán lẻ hiện hành từ 1%-7%, doanh nghiệp đầu mối
nhập khẩu được phép tăng giá bán lẻ và ngược lại.
Tuy nhiên, khi nhập hàng thì các doanh nghiệp nhập khẩu có thể chọn công
thức giá 5 ngày xung quanh ngày bốc hàng (B/L), 11 ngày, hoặc 30 ngày…,
nhưng thông thường là 5 ngày. Riêng nguồn hàng của Nhà máy Lọc Dầu Dung
Quất hầu như bình quân 30 ngày.
Mục (2) đến (8) do Quốc hội (Luật thuế GTGT, TTĐB) và Chính phủ quyết định (thuế suất nhập khẩu, LPXD, QBOG). Đặc biệt mục (3) đến (5) hiện nay quy định như thế là chưa hợp lý, điều đó làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu
Bảng 31: Giá cơ sở ngày 30/08/2010 theo nghị định 84/2009/NĐ-CP TT Khoản mục ĐVT Xăng 95 Xăng 92 DO 0.25%S Dầu KO Dầu FO
1 Giá Platt's bình quân 30 ngày (30/07-30/08/2010) USD/thùng 82,65 80,95 87,32 87,24 54,90 Premium USD/thùng 4,00 3,00 2,00 3,50 35,00 Giá CFR USD/thùng 86,65 83,95 89,32 90,74 489,90
Bảo hiểm (0.041%) USD/thùng 0,04 0,04 0,04 0,04 0,22 Giá CIF USD/thùng 86,69 83,99 89,36 90,78 90,12
(Thùng = 159 lít) USD/lít150C 0,55 0,53 0,56 0,57 0,49
(Tỷ giá VNĐ/USD: 19.500) VND/lít150C 10.725 10.335 10.920 11.115 9.555 2 Thuế NK + TTĐB VND/Lít 3.078 2.966 1,092 1.667 1.147 2.1 Thuế Nhập khẩu: (xăng 17%,
DO 10%, KO 15%, FO 12%) 1.823 1.757 1.092 1.667 1.147 2.2 Thuế TTĐB (xăng 10%) VND/Lít 1.255 1.209 3 Chi phí QL+BH+TC VND/Lít 600 600 600 600 400 4 Trích quỹ bình ổn XD VND/Lít 300 300 300 300 300
5 Lợi nhuận định mức trước thuế VND/Lít 300 300 300 300 300 6 Giá thành bao gồm CP VND/lít 15.003 14.501 13,212 13.982 11.702 7 Giá thành (+VAT) VND/lít 16.503 15.951 14,533 15.380 2.872 7.1 Thuế GTGT 1.500 1.450 1.321 1.398 1.170 8 LPXD VND/Lít 1.000 1.000 500 300 300 9 Giá thành cơ sở VND/lít 17.503 16.951 15.033 15.680 13.172 10 Giá bán lẻ ngày 30.8.2010 VND/lít 16.900 16.400 14.700 15.100 12.990
11 Chênh lệch (Giá bán lẻ so với giá cơ sở)
VND/Lít 603 551 333 580 182
12 Tỷ lệ (9) /(10): (+) tăng, (-) giảm
% + 3,6% + 3,4% + 2,3% + 3,8% + 1,4%
(Nguồn: Giá Platt xăng dầu thành phẩm tại Singarpore 30/08/2010)
Qua bảng phân tích trên, các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu nói chung và PetroMekong nói riêng đang hoạt động trong tình trạng khó khăn
và lỗ liên tục. Trong khi Nghị định qui định các doanh nghiệp được điều chỉnh giá bán lẻ theo giá cơ sở nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn không thể tăng giá.
Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2010, Nhà nước ban hành văn bản không cho điều
chỉnh tăng. Điều này cho thấy, sự bất cập trong việc điều hành kinh doanh xăng
dầu hiện nay của Chính Phủ cũng như của các Giám đốc doanh nghiệp đầu mối.
Tuy nhiên, nguồn thu của Ngân sách cho một lít xăng dầu là không nhỏ, cụ thể như sau:
Bảng 32: Nguồn thu ngân sách từ xăng dầu ĐVT: đồng/lít TT Khoản mục Xăng 95 Xăng 92 DO 0.25%S Dầu KO Dầu FO 1 Giá hàng hóa về đến cảng 10.725 10.335 10.920 11.115 9.555 Giá bán lẻ 17.503 16.951 15,033 15.680 13.172 2 Chênh lệch (2)-(1) 6.778 6.616 4.113 4.565 3.617 Tỷ trọng trong giá bán lẻ (%) 39 39 27 29 27 3
Phần Doanh Nghiệp thu bù đắp
chi phí từ khâu NK, phân phối đến
người tiêu dùng. 900 900 900 900 700
Tỷ trọng trong giá bán lẻ (%) 5 5 6 6 5
4 Phần Nhà nước thu 5.878 5.716 3.213 3.665 2.917
Tỷ trọng trong giá bán lẻ (%) 34 34 21 23 22
(Nguồn: Giá cơ sở ngày 30/08/2010)
Qua bảng phân tích trên, ta thấy rằng giá thành cơ sở hình thành trên 03 phần, một phần giá thành hàng hóa từ nước ngoài, một phần ngân sách nhà nước
thu, phần còn lại là chi phí lưu thông hàng hóa từ cảng biển cho đến người tiêu dùng (Phần này doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu chịu trách nhiệm cân đối cho
hệ thống phân phối). Trong 03 phần đó thì phần chủ quan nhà nước thu chiếm tỷ
trọng từ 21-34%. Mức này thay đổi theo chủ quan của Chính phủ tại từng thời điểm cụ thể. Tổng chi phí lưu thông hàng hóa và chi phí họat động, lợi nhuận tối
thiểu cho doanh nghiệp nhập khẩu nhà nước đã qui định chỉ chiếm 5% giá bán lẻ, (trong khi các nước trên thế giới 8%-10%, chi phí thực tế khoảng 7% giá bán lẻ).
Mức này quá thấp so với thực tế, không bù đắp được chi phí hoạt động và tái đầu
Bảng 33: Nộp ngân sách của PetroMekong 2004-2009
ĐVT: đồng
Khoản mục Nộp Ngân Sách Nhà Nước cấp bù
Năm 2004 266.419.181.267 148.653.795.975 Năm 2005 375.501.114.607 321.707.522.863 Năm 2006 433.716.367.901 289.104.365.815 Năm 2007 556.118.056.894 406.239.392.809 Năm 2008 849.857.558.625 998.137.002.225 Năm 2009 1.211.741.198.101 - Tổng cộng 3.693.353.477.395 2.163.842.079.687
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán, PetroMekong)
Qua bảng trên, giai đoạn nhà nước cấp bù giá xăng dầu từ năm 2004-2008, tổng số tiền thu cho Ngân sách vẫn nhiều hơn số tiền ngân sách chi cho cấp bù khoảng 320 tỷ đồng. Nếu tính cho tất cả doanh nghiệp đầu mối, con số này phải lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Điều đó cho thấy: người tiêu dùng được lợi (do Nhà
nước không cho tăng giá bán lẻ), Nhà nước vẫn thu đủ nguồn, và phần thiệt thòi vẫn nghiêng về phía các doanh nghiệp làm nhiệm vụ chính trị là các đầu mối
Mức thuế suất và các khoản phải nộp ngân sách đối với mặt hàng xăng dầu
cụ thể như sau:
Bảng 34: Mức thuế suất và LPXD đối với xăng dầu từ 2007-T6/2010
Khoản phải nộp Mặt hàng 2007 2008 2009 T6/2010 Xăng các loai 9 14 23 19 DO các loại - 9 22 15 Thuế NK (%) KO - 16 36 22 FO 10 16 31 16 Naptha 6 15 23 19 Xăng các loai 10 10 10 10 DO các loại - - - - Thuế TTĐB (%) KO - - - - FO - - - - Naptha 10 10 10 10 Xăng các loai 10 10 10 10 Thuế GTGT (%) DO các loại 10 10 10 10 KO 10 10 10 10 FO 10 10 10 10 Naptha 10 10 10 10 Xăng các loai 500 500 1.000 1.000 DO các loại 300 300 500 500 LPXD (đ/lít, kg) KO - - 300 300 FO - - 300 300 Naptha 500 500 1.000 1.000 Xăng các loai - - - 300 DO các loại - - - 300 QBOG (đ/lít, kg) KO - - - 300 FO - - 300 Naptha - - - -
(Nguồn: Vụ Thuế, Bộ Tài chính)
Từ bảng trên có thể nói mặt hàng xăng dầu có nhiều loại thuế, phí (4-5 loại) hơn các mặt hàng thiết yếu khác, trong khi đó giá bán luôn bị kiểm soát ở trạng thái không bù đắp được chi phí và các khoản phải nộp ngân sách. Từ năm 2009,