PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty petromekong trên thị trường xăng dầu ở đồng bằng sông cửu long (Trang 55)

4.1.1 Hoạt động Marketing

4.1.1.1 Sản phẩm

Xăng dầu là loại sản phẩm được sự quản lý của cơ quan chức năng rất chặt

chẽ. Mọi sản phẩm xăng dầu lưu thông trên thị trường đều được sự chấp thuận và công bố của Bộ Khoa học - Công nghệ. Các sản phẩm xăng dầu Công ty đang

kinh doanh được phép lưu thông là:

 Xăng các loại: M83, M92, M95 được sử dụng cho các động cơ nổ

 Dầu Diesel (Do): Do 0.25%, Do 0.05%, sử dụng cho các loại động cơ nổ

Diesel.

 Dầu Mazut (FO): FO 3%S, được sử dụng để đốt các lò nung, lò nấu trong các nhà máy phát điện, nhà máy xi măng, nhà máy đường….

 Dầu lửa (KO): Mặt hàng này được dùng chủ yếu để thắp sáng và đun nấu.

 Các sản phẩm khác: Nhớt, nhựa đường, hoá chất, phân bón.

4.1.1.2 Giá cả

Trước khi nghị định 84/2009/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/12/2009, giá xăng

dầu bán lẻ trong nước do nhà nước (Liên Bộ Tài chính và Công thương) qui định

và ban hành. Tuy nhiên, từ 15/12/2009 trở về đây, giá bán lẻ xăng dầu được

quyết định trên “giá cơ sở” được xây dựng từ nghị định 84/2009/NĐ-CP và thông

tư 234/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Giá bán lẻ xăng dầu tính từ năm 2007 đến cuối tháng 6 năm 2010 đã thay

Bảng 15: Giá bán lẻ bình quân qua các năm 2007-T6/2010 ĐVT: Đồng/lít STT Mặt hàng 2007 2008 2009 6T/ 2010 08/07 09/08 6T.2010/ 2009 1 Xăng M 92 11.114 14.969 13.250 16.373 35% -11% 24% 2 Xăng M 83 10.714 14.513 12.750 15.873 35% -12% 24% 3 Dầu DO 0,05%S 8.893 13.953 11.675 14.688 57% -16% 26% 4 Dầu DO 0,25%S 8.886 13.903 11.625 14.638 56% -16% 26% 5 Dầu hỏa 8.829 15.350 12.744 15.200 74% -17% 19% 6 Dầu Mazut 8.500 11.125 10.088 12.988 31% -9% 29% (Nguồn: Bộ Tài Chính)

Từ bảng trên, cho ta thấy rằng giá xăng dầu trong nước tăng liên tục từ

31% đến 74% so với năm trước liền kề (tùy theo mặt hàng). Việc tăng đó kéo

dài từ năm 2007-2008, giai đọan này giá bán lẻ trong nước luôn thấp hơn giá thế

giới, Chính phủ phải bù giá xăng dầu cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Song song đó, Chính phủ cũng điều chính tăng dần giá xăng dầu trong nước để tiếp cận

giá thế giới.

Năm 2009 giá giảm mạnh từ -11% đến -17% so với năm 2008 (tùy theo mặt hàng). Sáu tháng đầu năm 2010, giá tăng mạnh trở lại so với năm 2009

khoảng 19%-29%, cho ta thấy rằng giá xăng dầu trong nước liên tục thay đổi.

Trước sự khó khăn của nền kinh tế, thận trọng trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, nên hầu như các đợt tăng giảm giá bán lẻ xăng dầu đều do Chính

phủ kiểm soát.

Tuy nhiên, trên thị trường khách hàng và các doanh nghiệp đầu mối thường quan tâm đến giá bán buôn (giá bán buôn = giá bán lẻ trừ đi mức chiết

khấu tại từng thời điểm cụ thể).

Trong giai đoạn 2004 - 2008 Nhà nước bù giá cho xăng dầu, mức chiết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khấu (là khoản chênh lệch giữa giá bán lẻ trừ giá bán buôn tại cùng một thời điểm) sẽ do Nhà nước ấn định. Cụ thể theo quyết định 0676/2004QĐ-BTM ngày 31/05/2004 về vệc quy định mức thù lao đại lý bán xăng dầu là 160đ-185đ/lít

(2,6% so với giá bán lẻ tại cùng thời điểm) tại cửa hàng/trạm/điểm bán xăng dầu đại lý đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, chi phí hoạt động tại cửa hàng và lợi

nhuận định mức, chưa bao gồm chi phí vận chuyển từ kho của bên giao đại lý (kho đầu mối nhập khẩu xăng dầu cho đến cửa hàng bán lẻ). Mức chi phí vận

chuyển từ kho bên giao giao đại lý đến cửa hàng bán lẻ của hệ thống

PetroMekong bình quân 60-70đ/lít.

Đến ngày 01/11/2005, Bộ Thương mại có quyết định số 2645/2005QĐ- BTM về việc bãi bỏ áp dụng thù lao mặt hàng xăng quy định tại quyết định 0676/2004/QĐ-BTM. Nghĩa là từ ngày 1/11/2005 Nhà nước không bù giá mặt hàng xăng nữa, doanh nghiệp đầu mối tự cân đối lãi lỗ. Riêng mặt hàng dầu các

loại vẫn được Nhà nước bù giá.

Bảng 16: Mức chiết khấu (thù lao đã bao gồm chi phí vận chuyển) cho hệ thống phân phối xăng dầu

ĐVT: đồng/lít

Mặt hàng Năm

A95 A92 A83 DO 0,05 DO 0,25 KO

Năm 2004 259 259 259 254 254 254 Năm 2005 315 315 315 254 254 254 Năm 2006 315 315 315 254 254 254 Năm 2007 314 314 314 253 253 253 Từ: 1.1-16.9.2008 322 311 320 251 251 251 Từ: 17.9-31.12.2008 1.028 1.004 1.080 861 861 900 Cả năm 2008 675 658 700 556 556 576 Năm 2009 578 582 618 526 516 550 6T/2010 447 483 545 423 458 421

(Nguồn: Phòng Kinh doanh, PetroMekong)

Ngày 16/09/2008 Bộ tài chính có quyết định số 78/2008/QĐ-BTC về việc

chấm dứt bù giá mặt hàng dầu, doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu tự cân đối hiệu quả kinh doanh của đơn vị và đăng ký giá bán với liên Bộ Tài chính và

Công thương theo qui định số 79/2008/QĐ-BTC. Mức chiết khấu nêu trên thị trường quyết định trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu và

4.1.1.3 Kênh phân phối

Hình 3: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối của PetroMekong hiện nay

Qua sơ đồ trên, ta thấy hệ thống phân phối xăng dầu thông qua tối đa là 2

cấp: tổng đại lý và đại lý (cây xăng bán lẻ). Bên cạnh đó, là bán trực tiếp cho

khách hàng công nghiệp, khách hàng nước ngoài.

Trong điều kiện thị trường ngày nay, các kênh phân phối trung gian ngày càng tỏ ra không hiệu quả, các tổng đại lý/ đại lý vì động cơ lợi nhuận đã lợi

dụng những khe hở của pháp luật và cố tình gian lận thương mại nhằm kiếm lời

bất chính đã làm lu mờ các nỗ lực của Công ty trong việc xây dựng uy tín thương hiệu PetroMekong trên thị trường bán lẻ.

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp đầu mối trong việc tìm kiếm cơ hội tăng sản lượng bằng cách lôi kéo đại lý/ tổng đại lý dẫn đến các cơn bão

tăng thù lao (chiết khấu) để thu hút và giữ hệ thống phân phối, làm chi phí ở khâu

phân phối tăng lên đáng kể.

Lòng trung thành của khách hàng ngày càng suy giảm trầm trọng do chạy

theo lợi nhuận và nguyên nhân khác chính là do các doanh nghiệp đầu mối không

chủ động được về giá (giá do chính phủ quyết định) đã có những chính sách thời điểm đi ngược lại lợi ích của các cấp trung gian; chẳng hạn như khi thị trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khan hiếm xăng dầu (giá nhập khẩu cao hơn giá bán lẻ) các doanh nghiệp đều

Tổng đại lý

Công ty PetroMekong

Người tiêu dùng, sản xuất (khách hàng công nghiệp)

Đại lý con Đại lý trực tiếp Cửa hàng trực

thuộc Cty bán trực tiếp cho khách hàng công nghiệp, tái xuất

thắt chặt lượng bán ra làm cho thị trường hỗn loạn, tâm lý khách hàng hoang mang, mất niềm tin vào nhà cung cấp.

Thực tiễn cho thấy, vào các thời điểm chuẩn bị tăng giá, nhu cầu mua xăng

dầu của các cấp trung gian tăng rất cao (trên 1,5 lần), sau thời điểm tăng giá lượng mua giảm xuống trầm trọng (dưới 50%).

Trong khi đó, lượng xăng dầu bán lẻ trực tiếp thông qua các cửa hàng bán lẻ của Công ty tương đối ổn định (dao động từ 80% - 95%). Tức là, nhu cầu xăng

dầu của người tiêu dùng không biến động nhiều, do nhu cầu dự trữ hàng của các

kênh phân phối quá lớn làm khan nguồn hàng, trong khi đó các doanh nghiệp

nhập khẩu bán hàng theo tiến độ sản lượng bình quân tháng trước đó.

Bảng 17: Hệ thống phân phối PetroMekong 2007 - T6/2010

STT Hệ thống đại lý Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T/2010

1 Tổng đại lý 24 16 18 17 2 Đại lý con trực thộc TĐL 269 387 411 396 3 Đại lý trực tiếp 180 318 380 396 4 CHXD 22 27 33 38 5 Khách hàng CN 50 42 90 105 Tổng cộng điểm bán lẻ 521 774 914 935

(Nguồn: Phòng Kinh doanh, PetroMekong)

Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy kênh phân phối của PetroMekong gồm

các CHXD trực thuộc; các đại lý trực thuộc; các đại lý của tổng đại lý và khách hàng công nghiệp. Hệ thống này hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên xu thế của Công ty PetroMekong là hướng đến giảm bớt khâu trung gian, là chỉ còn 1 cấp

hoặc bán trực tiếp qua hệ thống bán lẻ thuộc sở hữu Công ty. Tính từ năm 2007 đến hết tháng 6 năm 2010, số tổng đại lý của Công ty giảm từ 24-17 (giảm 29%); các đại lý trực tiếp tăng từ 180-396 (tăng 120%), khách hàng công nghiệp tăng

50-105 (tăng 110%).

4.1.1.4 Xúc tiến bán hàng

PetroMekong thực sự đã trển khai xuống các địa phương, mỗi tỉnh đều có

Hội nghị khách hàng diễn ra hàng năm, đó được coi như là một nghĩa cử tri

ân với những khách hàng truyền thống mà Công ty luôn luôn coi trọng và có xu

hướng thúc đẩy lên một quy mô mới. Đây thực sự có thể nói như những buổi họp

mặt mang đậm tình cảm của một đại gia đình mà ở đó Công ty lắng nghe được

những tâm tư, tình cảm, ý kiến phản hồi từ phía khách hàng để từ đó Công ty điều chỉnh họat động kinh doanh cho phù hợp hơn.

4.1.2 Hoạt động của bộ phận nhân sự

Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2010 thì nguồn nhân lực của Công ty là 433 người với độ tuổi bình quân là 33 tuổi, qua đó cho thấy Công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PetroMekong có một lực lượng nhân sự thật sự dồi dào và có trình độ chuyên môn cao, luôn không ngừng học hỏi và phấn đấu.

Bảng 18: Trình độ chuyên môn của người lao động PetroMekong

STT Các chỉ tiêu 2007 2008 2009 6T/2010

1 Tổng số lao động 331 393 433 433

Nam 276 333 366 369

Nữ 55 60 67 64

2 Phân loại lao động

Thạc sĩ 4 4 5 3

Đại học, Cao đẳng 131 165 184 183

Trung cấp 56 78 87 83

Công nhân 106 113 148 146

Đào tạo Nghiệp vụ 34 33 9 8

3

Thu nhập bình quân

(ngàn đ) 4.636 6.670 6.706 7.000

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Nhân sự, PetroMekong)

Với trình độ nguồn nhân lực như trên cho thấy hầu hết nhân viên có trình

độ cao đều tập trung cho công tác quản lý và điều hành. Công ty hiện nay đã có 3 cán bộ có trình độ thạc sỹ, Đại học, Cao đẳng chiếm 43%, Trung cấp chiếm 20%,

Công nhân kỹ thuật 34%, nghiệp vụ khác 3%. Mặt khác, trong việc bố trí, phân

công, sắp xếp công việc như hiện nay là tương đối hợp lý, nó vừa đảm bảo tính

quản trị tập trung vừa chủ động tạo điều kiện cho mọi hoạt động thông suốt và hiệu quả.

Bên cạnh đó, môi trường làm việc và đời sống của người lao động cũng được cải thiện, thông qua thu nhập bình quân đầu người hàng năm đều tăng lên. Tại các địa phương Công ty đều trang bị chỗ ở cho người lao động ở xa đến làm việc.

Ngoài nghiệp vụ chuyên môn đã trang bị ở nhà trường, hàng năm Công ty vẫn phải đào tạo thêm nghiệp vụ chuyên về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu theo qui định của cơ quan chức năng như: nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu, phòng cháy chữa cháy, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh môi trường, vận hành thiết bị xăng dầu.

Tóm lại, Công ty Cổ phần Dầu khí Mêkông có nguồn nhân lực khá trẻ, cơ

cấu và bố trí lao động tương đối hợp lý, hầu hết đều qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và am hiểu về xăng dầu. Đây sẽ là lợi thế cạnh trên thị trường hiện tại

và sau này

4.1.3 Tình hình tài chính

Căn cứ theo báo cáo tài chính kiểm toán giai đoạn 2005-2009 Công ty PetroMekong làm số liệu phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Bảng 19: Bảng Cân đối kế toán Công ty PetroMekong

ĐVT: triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần 1 : TÀI SẢN 2005 2006 2007 2008 2009

A. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN

608.235 562.458 1.065.390 1.789.066 1.665.474

I- Tiền và các khoản tương đương tiền 114.375 74.896 19.873 149.610 46.138 II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn

hạn

0 0 0 6.408 0

III- Các khoản phải thu ngắn hạn 20.373 11.453 51.131 134.258 143.607

IV- Hàng tồn kho 380.144 392.252 594.666 917.590 905.382

V- Tài sản ngắn hạn khác 93.343 83.857 399.719 581.199 570.346

B- TÀI SẢN DÀI HẠN 96.060 85.513 94.861 176.829 208.531

I- Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0 1.069

II- Tài sản cố định 92.308 80.329 76.078 135.183 179.448

1. Tài sản cố định hữu hình 84.444 73.590 61.370 80.079 130.734

- Nguyên giá 132.308 131.814 134.076 168.019 238.096

- Giá trị hao mòn lũy kế (47.863) (58.225) (72.707) (87.940) (107.362)

2. Tài sản cố định vô hình 5.327 5.369 5.075 22.281 36.067

- Nguyên giá 6.425 6.659 6.659 24.287 39.599

- Giá trị hao mòn lũy kế (1.097) (1.290) (1.584) (2.005) (3.532)

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2.536 1.370 9.634 32.822 12.647

III- Các khoản phải thu dài hạn khác 0 0 15.545 40.291 26.978

IV. Tài sản dài hạn khác 3.752 5.184 3.238 1.356 1.035

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 704.294 647.971 1.160.251 1.965.895 1.874.005 Phần 2 : NGUỒN VỐN A- NỢ PHẢI TRẢ I- Nợ ngắn hạn 566.947 525.563 1.030.588 1.805.883 1.910.089 II- Nợ dài hạn 8.802 3.345 508 432 29.951 B- VỐN CHỦ SỞ HỮU 128.545 119.063 129.155 159.579 (66.036) I- Vốn chủ sở hữu 127.076 116.456 127.355 159.399 (63.881) - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 112.926 113.050 112.867 112.867 112.867

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 0 0 0 5.246

- Quỹ dự phòng tài chính 1.971 2.682 3.909 3.909 2.585 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 12.179 725 10.580 42.624 (184.579)

II- Nguồn kinh phí và quỹ khác 1.468 2.607 1.800 180 (2.155)

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 704.294 647.971 1.160.251 1.965.895 1.874.005

Từ Bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể phân tích và đánh giá một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty cổ phần Dầu khí Mê Kông như sau:

4.1.3.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn

Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp, nó chỉ ra

phạm vi, quy mô mà các yêu cầu của các chủ nợ được trang trải bằng những tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kỳ phù hợp với hạn trả nợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng20: Hệ số thanh toán ngắn hạn Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tài sản ngắn hạn (triệu đồng) 608.235 562.458 1.065.390 1.789.066 1.665.474 Nợ ngắn hạn (triệu đồng) 566.947 525.563 1.030.588 1.805.883 1.910.089 Hệ số thanh toán ngắn hạn (lần) 1,07 1,07 1,03 0,99 0,87

(Nguồn: Báo cáo tài chính Kiểm toán giai đoạn 2005-2009 của PetroMekong)

Tỷ số thanh toán ngắn hạn năm 2005 đến năm 2007 tương đối tốt (hệ số

>1) cho thấy rằng Công ty sẵn sàng thanh toán các các khoản nợ mà không gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết trả nợ. Từ năm 2008 trở đi khả năng

thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty giảm dần (hệ số < 1). Nguyên nhân do Công

ty gia tăng các họat động đầu tư và mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn

ngắn hạn.

4.1.3.2 Hệ số thanh toán nhanh

Ngoài hệ số thanh toán ngắn hạn người ta còn dùng hệ số thanh toán nhanh để đo lường sự thích hợp trong vị trí hiện tại của một doanh nghiệp. Tham gia

vào hệ số này là những tài sản có thể nhanh chóng được chuyển đổi thành tiền

Bảng 21: Hệ số thanh toán nhanh Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tài sản ngắn hạn (triệu đồng) 608.235 562.458 1.065.390 1.789.066 1.665.474 Hàng tồn kho (triệu đồng) 380.144 392.252 594.666 917.590 905.382 Nợ ngắn hạn (triệu đồng) 566.947 525.563 1.030.588 1.805.883 1.910.089 Hệ số thanh Toán nhanh (lần) 0,40 0,32 0,46 0,48 0,39

(Nguồn: Báo cáo tài chính Kiểm toán giai đoạn 2005-2009 của PetroMekong)

Tỷ số thanh toán nhanh của Công ty năm năm 2005-2009 luôn nhỏ hơn

một. Đây cũng là một tất yếu vì tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn lớn hơn tỷ trọng tài sản quay vòng nhanh trong tổng tài sản. Nguyên nhân là do Công ty không có vốn lưu động, nguồn vốn chủ sở hữu 113 tỷ chỉ đủ dùng để xây dựng

Tổng kho xăng dầu Cần Thơ; toàn bộ tài sản lưu động và một phần tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn nợ vay ngắn hạn.

4.1.3.3 Hệ số nợ/Tổng tài sản

Nếu hệ số nợ quá cao, các chủ nợ sẽ lo ngại về khả năng trả nợ cũng như

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty petromekong trên thị trường xăng dầu ở đồng bằng sông cửu long (Trang 55)