Nhân vật trữ tình

Một phần của tài liệu Phong cách thơ tứ tuyệt hồ chí minh (Trang 52 - 58)

Khác với tác phẩm tự sự, nhân vật đợc xây dựng qua những nét riêng về tính cách về số phận, ở tác phẩm kịch nhân vật đợc miêu tả qua hành động, trong tác phẩm trữ tình, hình tợng nhân vật trữ tình bộc lộ qua cảm xúc suy nghĩ, tâm trạng. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động lời nói nh trong tác phẩm tự sự và kịch nhng ngời đọc tìm thấy nhân vật trữ tình qua giọng điệu, cảm xúc, nỗi niềm, “qua những trang thơ ta nh gặp tâm hồn ngời, tấm lòng ngời. Đó chính là nhân vật trữ tình” [51, 359].

Cần phân biệt nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình. Nhân vật trong thơ trữ tình là đối tợng để nhà thơ gửi gắm tình cảm, suy nghĩ. Nhân vật trữ tình trong thơ thờng là hiện thân của tác giả, bộc lộ tâm trạng nỗi lòng của tác giả trớc một hiện tợng nào đó của đời sống "thơ trữ tình, vì vậy luôn mang lại quan niệm về một cá nhân con ngời cụ thể, sống động, một cái tôi có nỗi niềm riêng. Và cũng nh vậy nhân cách của nhà thơ trữ tình có một ý nghĩa đặc biệt đối với thơ" [51, 360]. Tuy nhiên không thể đồng nhất cái tôi của nhà thơ trong cuộc sống với cái tôi tác giả trong thơ. Mặc dù có nhiều cuộc đời thi sỹ gắn liền với đời thơ nh bóng với hình, nhà thơ trở thành nhân vật trung tâm bao quát toàn bộ sáng tác... nhng không thể máy móc, gán gép hay lấy cuộc đời riêng t của nhà thơ mà đối chiếu với tác giả trong tác phẩm trữ tình, có sự khác biệt giữa con ngời nhà thơ trong đời sống thực với thế giới nội tâm đầy bí ẩn, thơ mộng, nhiều màu sắc mà nhà thơ đã sáng tác nên.

Về mối quan hệ giữa nhân vật trữ tình và cái tôi tác giả cần hiểu một cách biện chứng nghĩa là nhân vật trữ tình thờng là hiện thân của tác giả, nhng cái tôi tác giả không phải lúc nào cũng bộc lộ trực tiếp thông qua nhân vật trữ tình. Cũng tâm hồn đó, cảm xúc và suy nghĩ đó nhng cách thể hiện có thể khác nhau. Có khi ngời đọc không thể nhận ra cái tôi tác giả mà chỉ đối diện với thế giới nội tâm của nhân vật trữ tình.

Nh đã nói, thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh có mang màu sắc Đờng thi trên nhiều phơng diện. Đối với nhân vật trữ tình chỗ giống nhau giữa thơ Hồ Chí Minh với thơ Đờng là “cảm hứng thiên nhiên phong phú, là sự hoà hợp giữa con ngời và tạo vật, là phong độ ung dung tự tại của nhân vật trữ tình” [50, 140]

Các thi nhân đời Đờng khi đến với thiên nhiên, rung cảm trớc vẻ đẹp của "cao sơn", "lu thuỷ" đều có chung khát vọng là trở nên vĩnh cửu, trờng tồn với đất trời, vũ trụ. Nhng các thi nhân đời Đờng càng khát khao vơn lên, vơn xa bao nhiêu thì càng thấy mình bé nhỏ, cô độc giữa vũ trụ vô hạn vô cùng bấy nhiêu:

Cô phàm viễn ảnh bích không tận Duy kiến Trờng Giang thiên tế lu

(Bóng cánh buồm cô độc dần xa mờ, nơi trời xanh

Chỉ còn thấy con sông Trờng Giang chảy phía chân trời) (Lý Bạch - Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong thơ Hồ Chí Minh trớc thiên nhiên không hề có cảm giác cô đơn, lẻ loi, ngợc lại đến với thiên nhiên nhân vật trữ tình nh hoà vào đất trời non nớc, cảnh núi non hùng vĩ trở nên gần gũi. Thiên nhiên là bầu bạn tri âm, tri kỷ, là nơi nhân vật trữ tình bộc lộ tình cảm yêu mến, chan hoà:

Nhân hớng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia

(Ngời hớng ra trớc song ngắm trăng sáng Trăng theo khe cửa, ngắm nhà thơ)

(Vọng nguyệt )

Vì thế có khi thiên nhiên tự tìm đến với nhà thơ, nh hình ảnh ánh trăng trong bài Báo tiệp hay bông hoa trong bài Vãn cảnh.

Trong thơ Đờng đề tài chiếm u thế, đợc viết nhiều nhất là đề tài “tống biệt” nên có thể nhận ra cảm xúc chủ đạo trong nhiều bài thơ là nỗi buồn ly biệt, là nỗi sầu thơng của nhân vật trữ tình. Nỗi buồn đợc biểu hiện với nhiều cung bậc khác nhau. Có khi là nỗi niềm hoài cổ:

Nhân diện, bất tri hà xứ khứ Đào hoa y cựu tiếu đông phong

(Giờ đây chỉ mặt ngời không biết đi đâu Chỉ còn hoa đào vẫn cời với gió đông cũ)

(Thôi Hộ - Đề đô thành Nam trang)

Hoặc có khi nỗi sầu tràn lên nh từng đợt sóng, nhân vật trữ tình càng cố tìm cách thoát ra khỏi tâm trạng đó nhng nỗi sầu càng nhân lên:

Cử bôi, tiêu sầu, sầu cánh sầu Trừu đao, đoạn thuỷ, thủy cánh lu.

Tuốt gơm chém nớc, nớc vẫn chảy)

(Lý Bạch - Mộng du thiên mụ ngâm lu biệt)

Nhân vật trữ tình trong thơ Hồ Chí Minh có một thái độ hành xử tích cực hơn. Có khi nhân vật trữ tình, là sự hoá thân của nhà thơ vào một nhân vật khác để bộc lộ cảm xúc nh trong bài Tân Dơng ngục trung hài, nhng phần lớn là nhân vật trữ tình tự thuật tâm trạng.

Khác với tâm trạng buồn sầu không thể cắt nghĩa lý giải đợc của các thi nhân đời Đờng, nỗi buồn của thơ Hồ Chí Minh không nhuốm màu tang thơng, bi luỵ, mà rất cụ thể: đó là nỗi nhớ bạn bè, đồng chí, quê hơng:

Tích quân, tống ngũ chỉ giang tân Vấn ngũ quy kỳ, chỉ cốc tiên Hiện tại tân điền dĩ lê hảo

Tha hơng ngũ tác ngục trung nhân.

(Ngày nào anh tiễn tôi đến bến sông Hỏi tôi ngày về trổ lúa mùa chín tới Đến nay ruộng lại cày xong hết rồi Nơi đất khách, tôi thành ngời trong tù)

ức hữu)

Bài thơ mang tựa đề “nhớ bạn” nhng tâm trạng của nhân vật trữ tình không chỉ là nỗi nhớ đơn thuần mà nặng trĩu nỗi buồn day dứt. Nỗi day dứt trớc hết vì đã lỗi hẹn với ngời bạn cũ và nỗi buồn vì hoàn cảnh hiện tại: bị giam cầm, phải sống tha hơng. Nỗi nhớ bạn của nhà thơ là nỗi nhớ đồng bào, đồng chí, là sự hớng về thiết tha, cháy bỏng đối với đất nớc, nhân dân.

Đó còn là niềm cảm thơng trớc hoàn cảnh trớ trêu của con ngời:

Lang quân nhất khử bất hồi đầu Sử thiếp khuê trung đôc bão sầu

(Chàng ra đi không trở về

Để thiếp chốn buồng the một mình ôm sầu)

(Trng binh gia quyến)

ở bài thơ này nhân vật trữ tình hoá thân vào lời kể ai oán của ngời thiếu phụ để bộc lộ nỗi niềm cảm thơng. Hoàn cảnh của ngời thiếu phụ ấy thật đáng thơng. Chồng bỏ trốn để nàng bơ vơ một mình, trớ trêu hơn chính nàng bị bắt vào chốn lao tù thay chồng. Bao trùm toàn bộ bài thơ là niềm xúc động sâu sắc của nhân vật trữ tình trớc thân phận bất hạnh của ngời phụ nữ, đồng thời là tiếng nói tố cáo xã hội đanh thép hớng vào tầng lớp quan lại tay sai cửa quyền, tàn bạo.

Qua một vài dẫn chứng ở trên để thấy đợc cảm xúc của nhân vật trữ tình trong thơ Hồ Chí Minh không còn là tình cảm của một cá nhân riêng lẻ (mặc dù nhiều bài thơ Hồ Chí Minh viết về hoàn cảnh riêng của mình) mà tâm hồn nhà thơ luôn gắn với tình cảm, số phận, hoàn cảnh chung.

Có những điều tởng chừng nh rất chủ quan, riêng biệt của nhà thơ nhng lại tiêu biểu cho tâm trạng, nỗi buồn của một nhóm ngời, thậm chí là của một tầng lớp, giai cấp. Chẳng hạn nh khi Hồ Chí Minh viết về tâm trạng của mình khi trải qua những tháng ngày tăm tối thì đó không còn là nỗi lòng của riêng nhà thơ nữa mà đã là nỗi lòng chung của biết bao ngời. Nhà thơ nói đến một chiếc răng rụng, một chiếc gậy bị mất hay cảnh thiếu thốn, đói rét mà mình nếm trải nhng đó là cảnh ngộ chung của những ngời tù.

Tâm hồn phong phú, tinh tế và tràn đầy tình yêu đất nớc, quê hơng là một nét đẹp xuyên suốt trong các bài thơ trữ tình của Hồ Chí Minh. Thơ Hồ Chí Minh chứa đựng nhiều tình cảm, nhng đặc biệt nhất là tình yêu đất nớc. Nhà thơ luôn canh cánh một tấm lòng âu lo việc nớc:

Cảnh khuya nh vẽ ngời cha ngủ Cha ngủ vì lo nỗi nớc nhà.

(Cảnh khuya) Nhất canh... nhị canh... hựu tam canh

Triển chuyển, bồi hồi thuỵ bất thành

(Canh một... canh hai... lại canh ba Trằn trọc, băn khoăn không ngủ đợc)

(Thuỵ bất trớc)

Cả hai bài thơ đều khắc hoạ hình ảnh ngời không ngủ. ở bài thơ thứ nhất nỗi lo âu việc nớc biểu hiện qua dáng ngồi lặng lẽ của thi nhân giữa một khung cảnh rất đẹp, rất nên thơ. Từ “ngời” mang ý phiếm chỉ, để khách quan hoá con ngời thi nhân và cũng để khẳng định thêm ý nghĩa của cảnh thơ sau: “cha ngủ vì lo nỗi nớc nhà”. Nhà thơ nói đến nỗi âu lo vì việc nớc một cách rất tự nhiên nh thể đó là một điều quen thuộc diễn ra hàng ngày vậy. Cũng cần thấy đợc ở bài thơ tuy nói về nỗi lo việc nớc nhng vẫn toát lên phong thái ung dung của nhân vật trữ tình. Hình ảnh nhà thơ chìm sâu trong nỗi suy t càng làm nổi bật lên vẻ đẹp của một tâm hồn cao cả, giữa cảnh đẹp của đất trời. ở bài thơ Thụy bất trớc ta bắt gặp nỗi lòng trăn trở, thao thức suốt năm canh của nhân vật trữ tình. Thời gian trôi qua lặng lẽ, có cảm giác nh có thể đếm đợc mỗi giờ, mỗi phút cứ chầm chậm trôi cùng với những cái trở mình trằn trọc, băn khoăn của nhân vật trữ tình. Những dấu chấm lửng cuối câu nh kéo dài thêm nỗi âu lo đang chồng chất trong lòng Ngời. Nhà thơ không ngủ đợc vì lo việc nớc, thế

nhng kể cả khi “vừa chợp mắt” cũng không thể quên đợc nỗi lo, nỗi lo ấy lại hiện lên trong giấc mơ, qua hình ảnh ngôi sao vàng năm cánh. Câu kết của bài thơ toả sáng một tâm hồn yêu nớc tha thiết. Hình ảnh “sao vàng năm cánh” là biểu tợng cho lá cờ Tổ quốc, cho niềm khát vọng đất nớc hoà bình, cách mạng thành công. Dù thức hay ngủ thì tấm lòng yêu nớc của nhân vật trữ tình vẫn nhất quán, không bao giờ thay đổi.

Lẽ thờng, càng xa rời quê hơng đất nớc thì nỗi nhớ và tình yêu của con ngời hớng về Tổ quốc càng mãnh liệt:

Khứ tuế thu sơ ngã tự do Kim niên thu thủ ngã c trù

(Đầu thu năm ngoái ta tự do Đầu thu năm nay ta ở tù)

(Thu cảm II)

Và:

Ninh tử, bất cam nô lệ khổ

Nghĩa kỳ đáo xứ hựu phiêu dơng.

(Thà chết chẳng cam nô lệ mãi Tung bay cờ nghĩa khắp trăm miền)

("Việt hữu tao động" Ung báo)

Nhớ nớc, thơng nhà Ngời càng đớn đau hơn khi mình còn bị giam hãm trong tù ngục không có cơ hội để "giúp ích cho dân tộc” để “xông pha giữa trận tiền”. ở hai bài thơ này ta thấy cảm xúc của nhân vật trữ tình không chỉ là nỗi nhớ, niềm thơng đối với nhân dân, đất nớc mà cao hơn là lòng mong mỏi đ- ợc xả thân, đợc hy sinh, đợc góp chút công sức của mình cho đất nớc. Tình yêu nớc đã biến thành lòng quyết tâm sắt đá “thà chết chẳng làm nô lệ mãi”

Hồ Chí Minh luôn khẳng định tấm lòng thủy chung, son sắt:

Thí vấn d sở phạm hà tội? Tội tại vị dân tộc tận trung.

(Phạm tội gì đây ? Ta thử hỏi Tội trung với nớc, với dân à?)

(Đáo đệ tứ chiến khu chánh trị bộ)

Một con ngời có tấm lòng cao quý là thế vậy mà phải rơi vào hoàn cảnh bị bắt một cách oan uổng, lại quy kết tội làm Hán gian, bị giải đi hết nơi này đến nơi khác. Nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc bất bình của mình trên chặng đờng dài qua ba bài thơ: Thế lộ nan I, II, III

ở bài thơ Tặng tiểu hầu (Hải), tình cảm yêu nớc của nhân vật trữ tình đ- ợc biểu hiện qua lời khuyên chân thành nh rút ra từ gan ruột. Bài thơ là một lời căn dặn đầy tâm huyết:

ấu nhi học giả, tráng nhi hành

Thợng trung Đảng quốc, hạ trung dân Kiệm cần, dũng cảm hoà lâm chính Vô phụ Lơng công giáo dục tình.

(Bé thì phải học, lớn lên phải thực hành

Trên trung với Đảng với Nhà nớc, dới trung với dân Cần kiệm, dũng cảm và liêm chính

Chớ phụ cái tình dạy dỗ của ông Lơng)

Lời khuyên dành cho cháu bé nhng cũng là lời nhắc nhở chính mình để dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng không hề nao núng, tấm lòng vẫn ngày đêm h- ớng trọn vẹn về quê hơng.

Đến đây ta có thể lý giải đợc nguyên nhân sâu xa, nỗi buồn của nhân vật trữ tình trong thơ Hồ Chí Minh. Khác với nỗi buồn nh giăng mắc, man mác khắp cỏ cây sông nớc của thơ Đờng, nỗi buồn trong thơ Hồ Chí Minh là nỗi buồn của ngời cộng sản không phải vì những lẽ riêng t mà vì “không đợc gánh vác trọn vẹn trách nhiệm của mình với Đảng, giai cấp và nhân dân" [70, 569] và ta cũng hiểu đợc niềm vui sớng bất tận khi cánh “chim bằng” đợc tự do:

Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang.

( Tức cảnh Pác Bó)

Cũng chỉ là cảnh sống đơn sơ, bình dị, chỉ có cháo bẹ, rau măng nhng ngời đọc không hề thấy ở bài thơ một lời than thở nào cho cái hoàn cảnh sống đặc biệt ấy, mà ngợc lại bài thơ toát lên cái phong thái ung dung của nhân vật trữ tình. Bài thơ tứ tuyệt kết thúc bằng một cảm nghĩ thật bất ngờ:

Cuộc đời cách mạng thật là sang

Hoá ra đối với nhà thơ sự sang hèn không phải là ở cảnh sống mà là ở tinh thần ngời cách mạng, Ngời cảm thấy đợc sống với lý tởng của mình, đợc tự do làm những điều mà mình mong mỏi bấy lâu mới chính là niềm vui, là lẽ sống cao quý. Từ đây ngời chiến sĩ cách mạng ấy lại bắt đầu những ngày tháng thực sự “xông pha giữa chiến trờng” cùng với nhân dân vợt qua bao nhiêu chặng đờng gian khó, đầy thử thách của dân tộc. Tình yêu nớc tha thiết đã tiếp

thêm sức mạnh cho mọi hành động để Ngời chèo lái con thuyền đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác:

Xuân về xin có một bài ca Gửi chúc đồng bào cả nớc ta Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi Tin mừng thắng trận nở nh hoa.

( Mừng xuân 1967)

Hiếm có lúc nào nhà thơ có niềm vui khoẻ khoắn, trọn vẹn đến thế: niềm vui rạng rỡ đó không phải của riêng nhà thơ mà niềm vui chung của toàn dân tộc. Tấm lòng "ôm cả non sông mọi kiếp ngời" (Bác ơi - Tố Hữu) của Hồ Chí Minh với niềm vui của nhân dân khi nớc nhà hoàn toàn độc lập:

Hai mơi năm trớc ở hang này

Đảng vạch con đờng đánh Nhật Tây Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu Non sông gấm vóc có ngày nay.

(Thăm lại hang Pác Bó)

Nhân vật trữ tình trong thơ Hồ Chí Minh đã đa ngời đọc đến với một thế giới tâm hồn đầy tinh tế, phong phú và giàu cảm xúc. Từ những nỗi thao thức suy t đến niềm vui rạng rỡ, tâm hồn nhà thơ luôn toát lên tình cảm tha thiết với cuộc sống, với Tổ quốc và nhân dân.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ tứ tuyệt hồ chí minh (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w