Nghệ thuật sử dụng ngôn từ

Một phần của tài liệu Phong cách thơ tứ tuyệt hồ chí minh (Trang 85 - 89)

Đặc điểm phong cách thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh trên phơng diện bút pháp, giọng điệu và nghệ thuật

3.3.4. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ

Nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh rất linh hoạt và tự nhiên. Vứt bỏ những gì rờm rà, đẽo gọt, ngôn từ trong thơ Hồ Chí Minh đạt đến độ tự nhiên, trong sáng. Nhà thơ không chơi chữ cầu kỳ, cách diễn đạt cũng không có vẻ gì là trau chuốt cả. Không giống nh đa số các thi sỹ đời Đ- ờng, Hồ Chí Minh không đa vào thơ nhiều điển tích, điển cố, có chăng chỉ là

những điển tích, điển cố trở nên thông dụng. Nh bài Hựu nhất cá… miêu tả cảnh một ngời tù bị chết đói, nhà thơ đã sử dụng điển tích “Bá Di ,” “Thúc Tề” con vua nớc Cô Trúc đời nhà Ân không chịu ăn gạo nhà Chu, lên núi Thú Dơng ở ẩn, ăn rau vi rồi chết đói trên đó. Việc sử dụng điển tích, điển cố trong thơ Hồ Chí Minh không nhiều và cũng đóng vai trò bổ sung minh hoạ chứ không quyết định đợc ý thơ.

Ngôn ngữ thơ Hồ Chí Minh tự nhiên, trong sáng nhng không đơn điệu mà vẫn đẹp, vẫn tinh tế:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên

(Đên nay, đêm rằm tháng giêng trăng vừa độ tròn đầy Sông xuân nớc xuân nối tiếp trời xuân)

(Nguyên Tiêu)

Đêm rằm tháng giêng, vầng trăng mang một vẻ đẹp tròn đầy, viên mãn. Cái t thế ngắm trăng giữa trời đất bao la ấy tạo nên cảm giác cảnh trăng nớc bát ngát, tràn đầy nh hoà vào nhau. Bài thơ không có từ ngữ nào dùng để miêu tả ánh trăng sáng nhng cảnh sắc cứ bừng sáng lên. Nhà thơ chỉ sử dụng một từ “viên” (đầy đặn, viên mãn) mà đã lột tả đợc cả vẻ tròn đầy, cả vẻ tơi sáng lồng lộng của ánh trăng. Điệp từ “xuân” ở câu thơ thứ hai đã vẽ lên một khung cảnh ánh trăng chan hoà khắp mọi nơi, sắc xuân lồng lộng giữa bầu trời mênh mông. Nét bút chấm phá, điểm xuyết, ngôn ngữ không cầu kỳ mà trong sáng tự nhiên, tự bản thân ngôn ngữ đã bộc lộ đầy đủ vẻ đẹp của thiên nhiên. Nguyên văn của dòng thơ thứ hai, các từ ngữ Hồ Chí Minh dùng rất chặt chẽ, các hình ảnh sông xuân, nớc xuân, trời xuân khắc chạm vào nhau, hoà quyện hài hoà, đến độ khó mà diễn đạt hết thành lời. Sự láy đi láy lại của hình ảnh ấy mang lại cảm giác nh không chỉ có trời, nớc, sông đều ngập tràn sức xuân mà dờng nh cả non sông gấm vóc này đều tắm đẫm ánh trăng, đều dào lên một sức xuân kỳ lạ.

Ngôn ngữ trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh không chỉ tự nhiên, trong sáng mà còn linh hoạt. Khi Hồ Chí Minh viết thơ cổ vũ động viên nhân dân đứng dậy làm cách mạng thì ngôn ngữ giản dị hơn rất nhiều so với các bài thơ tứ tuyệt viết bằng chữ Hán (Bấy lâu mơ ngủ, Đã làm cách mệnh, Mừng xuân 1968…).

Có đợc phong cách ngôn ngữ tự nhiên, trong sáng đó là do Ngời đã học tập ở ca dao, tục ngữ, dân ca. Tứ tuyệt Hồ Chí Minh nhiều bài lấy ý từ ca dao, tục ngữ nh:

Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên.

(Khuyên Thanh niên).

Bài thơ này vận dụng câu nói của dân gian “ Ngời có chí thì nên, nhà có nền thì vững” hay một câu châm ngôn tơng tự “ Có công mài sắt có ngày nên kim”. Có những trờng hợp Ngời bổ sung thêm nội dung cho hợp với tinh thần, cảm hứng hiện tại của bài thơ. Thơ ca dân gian viết :

ăn đợc ngủ đợc là tiên.

Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo.

thì Hồ Chí Minh phát triển ý thơ diễn đạt niềm lạc quan:

ăn khoẻ ngủ ngon làm việc khoẻ. Trần mà nh thế kém gì tiên.

(Sáu mơi tuổi)

Ngôn ngữ thơ gắn với truyền thống dân gian nhng lại chuyển tải nội dung mới rất khéo léo, tế nhị.

Trong thơ Tứ tuyệt Hồ Chí Minh bên cạnh việc sử dụng vốn thành ngữ, tục ngữ, ca dao của dân gian, để chuyển tải nội dụng mới, Hồ Chí Minh còn sáng tạo ra những lời nói đúc rúc kinh nghiệm, phơng châm sống của Ngời: không có gì quý hơn độc lập tự do; không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền; đoàn kết, đoàn kết nhất định thắng lợi…

Mặt khác trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Chí Minh ở những bài thơ tứ tuyệt viết bằng chữ Hán Hồ Chí Minh sử dụng cả hai hệ thống văn ngôn và bạch thoại trong đó sự có mặt của ngôn ngữ bạch thoại (hệ thống ngôn ngữ viết của tiếng Hán hiện đại) đã làm cho ngôn ngữ thơ Hồ Chí Minh gần gũi với tính chất khẩu ngữ. Cả trong Nhật ký trong tù lẫn các bài thơ khác của Hồ Chí Minh đều có rất nhiều bài viết theo lối văn ngôn chặt chẽ nh :

Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật. Thả ngâm thả đãi tự do thì.

(Hãy mợn việc ngâm thơ cho qua ngày dài. Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do)

(Khai quyển) Vô nại phong ba bình địa khởi. Tống d nhập ngục tác giai nhân

Đa ta vào làm khách quý trong tù)

(Thế lộ nan II)

Và rất nhiều bài thơ khác từ ngữ, cú pháp đều điển hình theo lối Đờng thi cổ điển nh: (Vọng nguyệt, Hoàng hôn, Tẩu lộ, Dạ lãnh, Thuỵ bất trớc, Chiết tự, Tảo tình, Thanh minh…)

Bên cạnh vốn từ vựng cổ của thơ Đờng, những từ ngữ bạch thoại nằm trong bảng chữ Hán hiện đại đợc Hồ Chí Minh sử dụng phổ biến. Ví dụ nh từ “Quân cơ , Quân sự , Quân vụ” “ ” “ ” trong các bài :

Quân cơ quốc kế thơng đàm liễu (Đối nguyệt)

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

(Nguyên tiêu)

Quân vụ nhng mang vị tố thi (Báo tiệp)

Nhng Hồ Chí Minh không chỉ sử dụng các từ ngữ Hán trong thơ mà còn biến đổi nó để gần gũi hơn với ngôn ngữ của ngời Việt Nam. Hồ Chí Minh th- ờng dùng các từ khẩu ngữ nh “Yếu mệnh (Quá đỗi” ) …Bả ác… (Nắm chắc)…

Thậm chí Bác còn dùng cả tiếng lóng trong nhà tù : Song mã“ ” “Ngạnh phạm…, …Ngũ vị kê……

Về từ ngữ Hồ Chí Minh còn dùng cả h từ và bán h từ - một hiện tợng hiếm có trong thơ Đờng. Bác còn dùng cả liên từ trong lối suy luận của bài thơ nh “ Nhân vì” (Nhân vì ta trung vô sở vi, Khai quyển), Sở dĩ (Nhân dân“ ”

kiệm thả cần, Long An - Đồng Chính)

Ngôn ngữ là một nguồn chất liệu quý cho văn học, đặc biệt nó phát huy u thế ở thể loại thơ trữ tình. Xây dựng bằng chất liệu ngôn từ, hình tợng thơ tác động vào trí tụê, tởng tợng và liên tởng của ngời đọc. Nhờ ngôn ngữ mà thơ ca nắm bắt đợc tất cả những cái mơ hồ, vô hình nhng có thật trong cảm xúc của nhà thơ trớc thế giới. Với thể thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh đã thể hiện tài năng bậc thầy trong quá trình sử dụng bút pháp, giọng điệu và nghệ thuật tổ chức ngôn từ để tạo nên dấu ấn của một phong cách riêng biệt.

Nhìn lại những nét riêng về phong cách thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh trên phơng diện bút pháp, giọng điệu, nghệ thuật tổ chức ngôn từ thơ ta thấy Hồ Chí Minh đã đa luật thơ và bút pháp hàm súc cô đọng rất Đờng vào hình thức thơ tứ tuyệt, cách tân và sáng tạo về các mặt lập tứ, kết cấu, hình ảnh, ngôn ngữ … nh- ng vẫn giữ đợc nét phong cách nổi bật của Đờng thi là tao nhã, cổ kính, tinh tuý, lời ít, ý nhiều.

Kết luận

Một phần của tài liệu Phong cách thơ tứ tuyệt hồ chí minh (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w