Nghệ thuật lập tứ

Một phần của tài liệu Phong cách thơ tứ tuyệt hồ chí minh (Trang 79 - 81)

Đặc điểm phong cách thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh trên phơng diện bút pháp, giọng điệu và nghệ thuật

3.3.2. Nghệ thuật lập tứ

Thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh lập ý thờng độc đáo, một phần vì nhà thơ là ngời có một tầm cao về t tởng và có khả năng về nắm bắt sự vật hiện tợng rất nhạy bén. Phần nữa Hồ Chí Minh luôn có ý thức đổi mới nội dung tác phẩm để không lặp lại thơ tứ tuyệt của các nhà thơ đi trớc, kể cả những bài thơ mang âm hởng Đờng thi rõ nét nh:

Khuyến quân thả ngữ nhất cá bão Bĩ cực chi thời tất thái lai.

(Khuyên anh hãy gắng ăn cho no bụng Khổ lắm ắt là đến lúc vui )

(Tảo II)

Tứ thơ đợc xem nh là cốt lõi của sự phát hiện của nhà thơ về hiện thực đời sống. Nghệ thuật lập tứ trong thơ Hồ Chí Minh trớc hết biểu hiện ở chỗ tứ thơ đợc phát triển theo hớng liên tởng, suy tởng. Một ví dụ để chứng minh đặc điểm này là bài thơ Nạn hữu xuy địch. Bài thơ bắt đầu bằng từ “nghe” nghe tiếng sáo của ngời bạn tù, sau từ “nghe” ấy nhà thơ còn cảm nhận đợc tiếng lòng nhớ quê hơng da diết. Nhng nhà thơ không chỉ “nghe” thấy mà còn nhìn thấy tởng tợng ra ở một nơi rất xa có một ngời thiếu phụ bớc lên một tầng lầu để nghe tiếng sáo của ngời chồng. Từ một hiện thực mà nhà thơ cảm nhận đợc để bằng sự liên tởng rất xa và rất mạnh đa ngời đọc vào chiều sâu của tâm trạng.

Một số bài thơ khác của Hồ Chí Minh lại không dừng ở việc miêu tả quá trình của sự vật hiện tợng đó mà khai thác ý nghĩ sâu xa toát lên từ bản chất của sự vật hiện tợng .Mục đích kể, tả lùi về phía sau, mục đích triết lý và suy t- ởng hiện lên sắc sảo: Các bài thơ nh: Văn thung mễ thanh (Nghe tiếng giã gạo)

Thính kê minh (Nghe gà gáy) có cách tạo ý dạng này. Loại bài thơ này thờng có hai tầng ý nghĩa: tầng ý nghĩa thứ nhất miêu tả sự việc, sự vật và tầng ý nghĩa thứ hai là triết lý đợc rút ra từ đó.

Nhìn chung yêu cầu của thơ cổ (trong đó có tứ tuyệt) là: cân xứng về thanh, đối nhau về ý. Trong thơ Hồ Chí Minh hiện tợng đối thanh, đối ý không nhiều mà dạng đối lập giữa hai ý nghĩa toát ra từ hình ảnh thơ là chủ yếu. Hồ Chí Minh tả cảnh buổi sớm trong tù:

Lung lý hiện thời hoàn hắc ám Quang minh khớc dỉ diện tiền lai.

(Giờ đây trong lao còn đen tối

Nhng ánh sáng đã bừngvề phía trớc mặt)

(Tảo I)

Hay khi Bác triết lý về ánh sáng mua đợc trong nhà lao:

Bộ nhập mộng lung u ám địa

Quang minh trị đắc lục nguyên tiền.

(Bớc vào nơi tối tăm u ám

Sự quang minh đáng giá có sáu đồng)

(Đăng quang phí)

Hay nh hình ảnh thơ tạo hình sinh động:

Tẩu biến cao sơn dữ tuấn nham Na tri bình lộ cánh nan kham.

( Đi khắp non cao và núi hiểm Nào ngờ đờng phẳng lại khó qua)

(Thế lộ nan I) Trong một bài thơ khác Hồ Chí Minh viết:

Thừa chu thuận thủy vãng Ung Ninh Hĩnh điếu thuyền lan tự giảo hình Lỡng ngạn hơng thôn trù mật thâm Giang tâm ng phủ điếu thuyền khinh.

( Đáp thuyền xuôi dòng đi Ung Ninh

Chân bị treo lên giàn thuyền nh tội hình treo cổ Làng xóm hai bên sống thật là đông đúc

( Bản lộ tháp thuyền phó ung)

Sự đối nhau của ý thơ giữa hai câu đầu và hai câu sau tạo nên sự chuyển mạch đột ngột của tứ thơ. Câu thơ từ chỗ miêu tả cảnh cực hình tàn bạo đè lên cơ thể Ngời chuyển sang cảm hứng vui tơi, trớc thiên nhiên, cảnh sắc. Cái "giảo hình" kia bỗng trở nên nhỏ bé hết sức. Câu thơ cuối cùng ta thấy tâm hồn Ngời nhẹ nhõm, th thái, hình ảnh một ngời tù nhân bị giải đi không còn mà thay vào đó là một thi nhân đang say sa thởng ngoạn vẻ đẹp của bức tranh phong cảnh hữu tình.

Do phát hiện ra những mặt đối lập trong nghệ thuật lập tứ mà thơ Hồ Chí Minh có những hình ảnh thơ va chạm nhau làm bật sáng lên cả bài thơ. Ngoài ra thơ Bác còn có dạng câu thơ tơng ứng nhau làm thành một tứ thơ hài hòa nâng hình tợng thơ lên. Đặc điểm này biểu hiện rõ nét trong bài Lộ thợng

(Đi đờng) với sự xuất hiện của hình ảnh trớc gợi mở hình ảnh sau, tứ thơ cứ đẩy tự nhiên, trong thế hài hoà cân xứng của cảnh núi non bao la, bát ngát.

Trong bài thơ Vọng nguyệt hai câu đầu tơng phản nhau để dẫn tới hai câu sau đối xứng nhau:

Nhân hớng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia

(Ngời hớng ra ngoài ngắm trăng sáng Từ ngoài khe cửa trăng ngắm nhà thơ.)

Cảnh ngắm trăng ở cuối bài thơ có sự tơng ứng, đối xứng nhau: Ngời ngắm trăng, trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Chính vì thế mà ngời tù bỗng nhiên trở thành thi nhân. Mở đầu bài thơ là nhà tù,kết thúc bài thơ là hình ảnh thi nhân. Cả hai: trăng và ngời đều hòa tan vào một cái nhìn. Ngời ngắm trăng, trăng cũng thấu hiểu lòng Ngời. Trăng đẹp hơn, sáng hơn, tâm hồn Ngời lại hòa thành tâm hồn thi sĩ dạt dào cảm xúc. Tất cả đều nhịp nhàng, hài hòa, cân xứng. Dờng nh không có một ranh giới nào nữa giữa trăng và ngời, chỉ có sự cảm thông và chia sẻ. Trong phút chốc mọi nỗi cô đơncủa ngời tù tan biến, chỉ còn lại cảm giác trớc cái đẹp.

Với những đặc điểm trên về nghệ thuật lập tứ thơ Hồ Chí Minh đã tiến một bớc dài về chất lợng và nghệ thuật sáng tạo .

Một phần của tài liệu Phong cách thơ tứ tuyệt hồ chí minh (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w