Đặc điểm phong cách thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh trên phơng diện bút pháp, giọng điệu và nghệ thuật
3.1.3. Bút pháp trào lộng
Bút pháp trào lộng vốn đợc Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh sử dụng làm vũ khí lợi hại để phê phán tố cáo chế độ thực dân trong hàng loạt tác phẩm truyện và ký nh : Bản án chế độ thực dân Pháp, Những trò lố hay là Va Ren và Phan Bội Châu... Tuy nhiên trong thơ tứ tuyệt, ta bắt gặp một bút pháp trào lộng khác không giống với bút pháp trào lộng của Hồ Chí Minh trong các tác phẩm văn xuôi.
Tự trào, tự cời mình và hoàn cảnh trớ trêu của mình làm cho trào phúng trong thơ Hồ Chí Minh có tính hài hớc, hóm hỉnh. Tiếng cời trong thơ hớng vào đối tợng là chính bản thân tác giả với cảnh ngộ riêng “cời ra nớc mắt”:
Mãn thân hồng lục nh xuyên cẩm Thành nhật lao tao tự cổ cần
(Xanh đỏ đầy mình nh áo gấm Suốt ngày sột soạt tựa gãy đàn)
( Lại sang )
Sử dụng bút pháp tự trào, Hồ Chí Minh đi vào miêu tả chi tiết đối tợng nhằm tạo nên hiệu ứng tiếng cời. Sự cộng hởng của màu sắc nổi bật “xanh đỏ” và và âm thanh mạnh “sột soạt” làm tiếng cời thêm phần hóm hỉnh và thâm thuý. Biện pháp so sánh cũng đợc nhà thơ sử dụng triệt để trong các bài thơ khác:
Hĩnh tý trờng long hoàn nhiễu trớc Uyển nh ngoại quốc vũ huân quan Huân quan đích thị kim ti tuyến Ngã đích ma thằng nhật đại đoan.
(Rồng dài quấn quanh cẳng chân và cánh tay Giống hệt dây áo quan võ nớc ngoài
Dây tua quan võ là kim tuyến
Còn của ta là một sợi thừng gai lớn)
( Bang )
Rõ ràng đối tợng trào lộng mà nhà thơ hớng tới không ai khác ngoài bản thân tác giả và tình thế gây cời diễn ra với sự kết hợp tài tình giữa những cái bất bình thờng: gãi ghẻ thì sột soạt nh gảy đàn, xiềng xích thì nh đeo ngọc, dây trói thì nh tua đai quan võ...Nhng tiếng cời ở đây không mang ý đả kích, phê phán mà là tiếng cời hài hớc, nhẹ nhàng, hóm hỉnh.
Tiếng cời châm biếm, mỉa mai đối với hoàn cảnh sống khắc nghiệt là đặc điểm thứ hai trong bút pháp trào phúng trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh. ở loại tiếng cời này, ngòi bút Hồ Chí Minh hớng về những cảnh sống trớ trêu để nhằm mục đích phê phán. Đối tợng mà Hồ Chí Minh châm biếm, mỉa mai không phải là một đối tợng cụ thể nào, và thờng không có tên riêng. Hồ Chí Minh chỉ hớng ngòi bút đả kích vào cái chung, cái mang ý nghĩa khái quát: ngày cuốc bộ năm mơi cây số, đêm ngồi hố xí đợi trời sáng (Sơ đáo Thiên Bảo ngục), vì cha trốn lính đứa bé phải vào tù cùng với mẹ (Tân Dơng ngục trung hài), nhà lao xây dựng rất hiện đại, đèn đuốc sáng trng nhng bữa ăn ngời tù chỉ có cháo (Nam Ninh ngục)... Ngời viết về hoàn cảnh éo le mà ngời tai nghe mắt thấy thờng ngày nh :
Mỗi nhân thân đắc thuỷ bán hồn Tẩy diện, phanh trà các tuỳ tiện
(Mỗi ngời đợc chia nửa chậu nớc Rửa mặt hoặc đun trà tuỳ ý mình)
(Phân thuỷ)
Ngòi bút của nhà thơ, thực ra là muốn đả kích và tố cáo. Nhng Hồ Chí Minh không dùng lời nói trực tiếp, cũng không muốn phê phán bằng cách “ đánh vỗ mặt” để phơi trần bản chất, hành vi của đối tợng. Ngời dùng nghệ thuật trào lộng nh một thứ vũ khí sắc bén tạo ra hiệu quả lớn hơn. Phát hiện ra những mâu thuẫn, lố lăng của cảnh ngộ để gây cời, ngòi bút văn học cách mạng quả thực rất tinh tế, thâm thuý.
Trên cả hai phơng diện tự trào mang tính chất hài hớc và trào lộng với mục đích phê phán thì tiếng cời của Ngời cất lên là tiếng cời đầy uất ức và th- ơng cảm cho thân phận bị chà đạp của con ngời. Tình cảm đó chỉ có thể bắt gặp ở những tâm hồn bao dung, tin yêu cuộc sống và yêu quý con ngời.
Dù tự hào hay trào lộng, tiếng cời trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh không phải là để phủ định và là để khẳng định lẽ sống cao đẹp và tinh thần của tác giả trớc hoàn cảnh khắc nghiệt và tiếng cời cũng là để tiếp thêm sức mạnh, ý chí để nhà thơ chiến thắng hoàn cảnh. Vì cảm hứng chính là khẳng định chứ không phải là phủ định nên nghệ thuật trào lộng của Hồ Chí Minh rất nhẹ nhàng thâm thuý chứ không chua cay, dữ dội, gay gắt.
Để tạo ra hiệu quả cao cho tiếng cời Hồ Chí Minh đã dùng thủ pháp gây cời truyền thống, đó là lối chơi chữ của dân gian. Thủ pháp này xuất hiện nhiều trong thơ trung đại:
Chàng Cóc ơi ! Chàng Cóc ơi ! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
(Hồ Xuân Hơng - Khóc Tổng Cóc )
Các lối chơi chữ nh “điệp”, “nhại”, “láy” có hiệu quả khai thác mâu thuẫn bằng ngôn ngữ.
Túc Vinh khớc sử d mộng nhục
( Đất tên Túc Vinh mà khiến ta mạng nhục)
(Tại Túc Vinh, nhai bị khấu lu) Quế Lâm vô quế diệc vô lâm
(Quế Lâm không quế cũng không rừng)
Một thủ pháp khác là lựa chọn các tình huống làm nổi bật mâu thuẫn của sự vật:
Khai lung chi thi đố bất thống Đổ thống chi thì lung bất khai.
(Lúc mở cửa tù bụng không đau Đến lúc bụng đau, ngục không mở )
( Hạn chế )
Sự tơng phản thờng bắt nguồn sâu xa từ bản chất của chế độ nhà tù:
Dân gian đổ bác bị quan lạp Ngục lý đổ bác khả công khai
(Bên ngoài ngời dân đánh bạc thì bị quan bắt Trong tù đánh bạc có thể công khai)
(Đổ) Cảnh sĩ đảm tr đồng lộ tẩu Tr do nhân đảm, ngã nhân khiên
(Cảnh binh khiêng lợn đi cùng đờng Lợn thì ngời khiêng ta ngời dắt)
(Cảnh binh đảm tr đồng hành I)
Thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh đã kế thừa bút pháp trào lộng truyền thống trong văn học Việt Nam từ văn học dân gian cho đến văn học viết thời trung đại. Trong thơ Hồ Chí Minh dễ dàng nhận thấy nghệ thuật trào phúng của thơ ca truyền thống. Đó là nét hồn nhiên, hóm hỉnh của ngời dân lao động, hay cái sâu sắc, thâm thuý của các nhà thơ trung đại: Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Khuyến, Tú Xơng,...