Giọng điệu thâm trầm, sâu lắng

Một phần của tài liệu Phong cách thơ tứ tuyệt hồ chí minh (Trang 73 - 74)

Đặc điểm phong cách thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh trên phơng diện bút pháp, giọng điệu và nghệ thuật

3.2.2.Giọng điệu thâm trầm, sâu lắng

Trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, ngời đọc thể cảm nhận hình dung đợc tâm hồn và nhân cách vĩ đại của nhà thơ. Giọng điệu thâm trầm, sâu lắng cũng là một nét nổi bật trong tâm hồn của nhà thơ biểu hiện qua tác phẩm, giọng điệu này gần gũi với phong thái ung dung, nhàn dật của nhân vật trữ tình thờng thấy trong thơ Đờng. Nó lại càng gần gũi với cái khoan thai, từ tốn luôn toát lên một vẻ đẹp vừa nho nhã vừa hiền hoà của con ngời Hồ Chí Minh. Trong những bài thơ Ngời viết ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ta thờng bắt gặp phong thái ấy, giọng điệu ấy:

Non xa xa, nớc xa xa

Nào phải thênh thang mới gọi là Đây suối Lênin, kia núi Mác Hai tay gây dựng một sơn hà

(Pác Bó hùng vĩ )

Toàn bộ bài thơ tập trung biểu hiện cảm nhận của nhà thơ về cảnh núi non hùng vĩ, thiêng liêng của mảnh đất này. Hiện tợng điệp âm ở câu thơ đầu “xa xa” gợi lên âm vang mơ hồ, dìu dặt tiếng hát xa xăm của đất nớc ngàn năm vọng lại. Cảm xúc thiêng liêng khi đứng trớc mảnh đất Pác Bó với núi non, mây trời nơi đây rất phù hợp với giọng điệu thâm trầm, sâu lắng pha chút cổ kính. Hồ Chí Minh đặt tên núi, tên sông là: suối Lênin, núi Mác, điều đó làm cho mảnh đất này thêm phần linh thiêng trớc thế đứng vững chắc “hai tay xây dựng một sơn hà”. Cảm hứng của bài thơ là cảm hứng tự hào về non sông đất nớc và cả niềm xúc động của nhà thơ khi nghĩ về chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ cảm hứng đó, bài thơ mang một giọng điệu thâm trầm, sâu lắng và chính giọng điệu đã góp phần chuyển tải ý nghĩa nội dung, t tởng của bài thơ.

Giọng điệu thâm trầm sâu lắng của Hồ Chí Minh có mặt hầu khắp những bài thơ viết về tình cảm đối với quê hơng, đất nớc nh: Tức cảnh Pác Bó, Thăm lại hang Pác Bó, Tân xuất ngục học đăng sơn ... và sự biểu hiện của giọng điệu này cũng rất đa dạng. Có khi biểu hiện trực tiếp qua ngôn ngữ thơ:

Ngũ nguyệt thập cửu phỏng Khúc Phụ Cổ trùng cổ miếu lỡng y hy

Khổng gia thế lực kim hà tại ! Chỉ thẳng từ dơng chiếu cố bi.

(Ngày mời chín tháng năm đến thăm Khúc Phụ Tùng gia, miếu cổ vẫn còn xa

Chỉ còn ánh nắng tù chiếu trên tấm bia cổ)

(Phỏng Khúc Phụ )

Hồ Chí Minh tả cảnh Khúc Phụ, nhng ngay ở câu đầu mang hình thức trần thuật, giống nh cách nhà thơ thờng sử dụng trong Nhật ký trong tù là ghi lại ngày tháng cụ thể cảm xúc của mình. Sự kiện diễn ra cụ thể và chân thật, nhng Hồ Chí Minh không tả Khúc Phụ một cách chi tiết mà chỉ ghi lại hình ảnh một cây tùng già, một miếu cổ. Thời gian vốn vô hình nhng ở đây ta có thể quan sát đợc, thấy sức mạnh tàn phá nhanh chóng của nó, thời gian đã xoá đi dấu vết của một thời huy hoàng xa xa. Bài thơ ngắn ngủi mà đã gói hết nỗi niềm của nhà thơ. Qua đó ngời đọc có thể nhận thấy giọng điệu riêng biệt của tác giả. Giọng điệu thâm trầm, sâu lắng còn thể hiện ở những bài thơ nh: ức cố nhân, T chiến sỹ, Nạn hữu xuy địch...

Thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh có nhiều bài viết về nỗi buồn, nhng Ngời không bộc lộ nỗi buồn thống thiết mà nỗi buồn đó đợc thể hiện bằng giọng điệu thâm trầm, sâu lắng. Nó kín đáo, nhẹ nhàng, phảng phất qua hình ảnh, ngôn ngữ thơ nhng qua giọng điệu ấy mà ngời đọc hiểu đợc chiều sâu của tâm hồn tác giả:

Ô hô! Phu quân, hề phu quân! Hà cố phu quân c khí trần?

(Than ôi! Chàng hỡi chàng! Cớ sao chàng vội lìa bỏ cõi đời?)

(Dạ bán văn khốc phu)

Mặc dù từ đầu đến cuối bài thơ chỉ xuất hiện tiếng than, lời kể của ngời thiếu phụ mất chồng nhng qua đó biểu hiện thái độ và cảm xúc của tác giả. Nhà thơ đang nhập thân vào lời kể ấy để thấu hiểu nỗi lòng của ngời thiếu phụ. ở đây giọng điệu thâm trầm, sâu lắng đã chuyển sang một dạng khác, có trong đó cả sự buồn thơng ngậm ngùi. Giọng điệu đó chỉ có thể xuất phát từ một tâm hồn giàu tình cảm, biết thơng yêu và đồng cảm với số phận của con ngời.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ tứ tuyệt hồ chí minh (Trang 73 - 74)