Nghệ thuật kết cấu

Một phần của tài liệu Phong cách thơ tứ tuyệt hồ chí minh (Trang 81 - 85)

Đặc điểm phong cách thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh trên phơng diện bút pháp, giọng điệu và nghệ thuật

3.3.3.Nghệ thuật kết cấu

Kết cấu là toàn bộ tổ chức tác phẩm trong tính độc đáo và sinh động của nó. Văn bản nào cũng có phần mở đầu và kết thúc. Chuỗi ngôn từ từ mở đầu cho đến kết thúc là một trật tự cố định không hề thay đổi. Trong thơ trữ tình,mối quan hệ mở đầu, kết thúc đặc biệt quan trọng. Mở đầu bao giờ cũng có tác dụng đa ngời đọc vào một không khí, một trạng thái cảm xúc nhất định.

Phần kết thờng gắn với quan niệm về sự trọn vẹn hoàn tất vừa để lại d âm trong lòng ngời đọc. Vì thế khi nói đến nghệ thuật kết cấu trớc hết cần hiểu cách sử dụng câu mở đề và câu kết của tác giả có điểm gì nổi bật.

Thơ tứ tuyệt với bố cục bốn câu tơng ứng với bốn chức năng khai, thừa, chuyển, hợp. Khi phân tích, có thể theo từng câu một hoặc có thể tách 2 câu đầu và 2 câu cuối. Đặc trng của thể loại này càng biểu hiện rõ tính sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ ở cách mở đề và kết luận.

Kết cấu nổi bật nhất của thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh là kết cấu song hành. Hồ Chí Minh luôn có lối mở đầu đi thẳng vào vấn đề bằng cách nêu sự kiện hoặc thời gian xẩy ra sự kiện đó. Ngay từ đầu nhà thơ đã đa ngời đọc đi thẳng vào thế giới của bài thơ:

Lục nguyệt nhị thập tứ Thợng đáo thử sơn lai

(Ngày hai mơi bốn tháng sáu Lên đến núi này)

(Thớng Sơn)

Tam niên bất ngật tửu xuy yên

(Đã ba năm rồi không uống rợu không hút thuốc lá)

(Vô đề 1968)

Ngũ nguyệt thập cửu phỏng Khúc Phụ

(Ngày mời chín tháng năm đến thăm Khúc Phụ)

(Phỏng Khúc Phụ)

Cách nêu thời gian xẩy ra sự kiện chi tiết là một nét độc đáo trong nghệ thuật kết cấu của thơ Hồ Chí Minh. Thờng trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh tên bài thơ và câu thơ thứ nhất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

Tây Hồ bất tỷ Thái Hồ mỹ

(Tây Hồ không đẹp bằng Thái Hồ )

(Vịnh Thái Hồ ) Quế Lâm phong cảnh giáp thiên hạ

(Phong cảnh Quế Lâm đẹp bậc nhất trong thiên hạ)

(Quế Lâm phong cảnh) Dao vọng Thiên San phong cảnh hảo

(Xa ngắm Thiên San phong cảnh đẹp)

(Vọng Thiên San)

Thính thuyết Trờng Thành vạn lý trờng

(Vịnh Vạn lý Trờng Thành)

Ngay câu đầu nhà thơ đã giới thiệu ngay địa điểm và sự việc. Cũng có khi tác giả không miêu tả ngay thời gian, địa điểm nhng lại gợi rất rõ không khí trữ tình của bài thơ, nh bài “Hoàng hôn” tác giả không tả cảnh buổi chiều tà bằng hình ảnh ánh mặt trời sắp tàn nh thờng thấy mà tả gió rét:

Phong nh lợi kiếm ma sơn thạch

(Gió nh gơm sắc mài đá núi)

Song ngay từ câu đầu đã hàm ý về một buổi chiều mùa đông giá lạnh và gợi lên hình ảnh của một ngời tù đang ngậm ngùi lê bớc trên con đờng dài. Cách phá đề của Hồ Chí Minh giản dị, tự nhiên dẫn dắt ngời đọc đi thẳng vào thế giới nội dung của bài thơ. Thế nhng không vì thế mà câu thơ mất đi sức cuốn hút, ở bài thơ Tân Dơng ngục trung hài câu phá đề thật độc đáo:

Oa…! Oa…! Oaa…!

Câu phá đề chỉ vỏn vẹn có ba từ, nhng lại là ba từ tợng thanh. Tiếng khóc của em bé trong nhà ngục ngay câu mở đầu đã gợi lên tình cảm thơng xót. Ng- ời đọc từ khi bắt đầu bớc vào thế giới của bài thơ đã ấn tợng ngay bởi tiếng khóc ấy. Chỉ có ba từ nhng sức khái quát lại rất cao. Trong thơ hiếm có trờng hợp phá đề độc đáo nh thế, nhất là ở thể thơ tứ tuyệt a sự cân xứng, hài hoà giữa các câu chữ.

Thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh chuyển ý cũng rất tự nhiên. Hồ Chí Minh có biệt tài là mặc dù trong bài thơ sử dụng hình ảnh đối lập nhau và ý của hai câu đầu và hai câu cuối nhiều khi khác nhau nhng cách chuyển ý bao giờ cũng khéo léo. Nh trong bài Mộ mở đầu là khung cảnh buổi chiều tà với cánh chim và chòm mây cô lẻ dờng nh cũng trở nên gấp gáp hơn. Hai câu thơ đầu diễn tả không gian của cảnh buổi chiều, hai câu thơ sau diễn tả sự vận động của thời gian từ lúc chiều tối đến lúc trời tối hẳn. Nhng khung cảnh thiên nhiên hoang vắng bỗng chuyển sang bức tranh sinh hoạt ấm cúng. Chỉ bằng một câu chuyển tài tình:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Cô em xóm núi xay ngô tối)

Một đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật kết cấu của thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh là hầu hết các bài thơ thờng có kết cấu hai tầng nghĩa. Bao giờ khi miêu tả sự vật, hiện tợng hay khung cảnh thiên nhiên thì nhìn bao quát bài thơ có vẻ nh hiện thực đợc miêu tả trong bài thơ hài hoà đối xứng nhng thực ra khung cảnh thiên nhiên chỉ là cái nền để bộc lộ chiều sâu tâm tởng suy nghĩ của tác giả. Kiểu kết cấu hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau bất ngờ chuyển sang bề sâu

của tâm trạng rất phổ biến trong thơ Bác nh các bài: Trung thu I, II, Tảo I, II, Tảo tình...

Do đặc điểm trên về kết cấu mà hầu hết các bài thơ của Hồ Chí Minh câu kết rất độc đáo có sức biểu hiện và khái quát lớn, “lời dừng mà ý không hết”.Những câu kết trong thơ Hồ Chí Minh không cầu kỳ, công thức mà rất tự nhiên: chẳng hạn nh bài “Thuỵ Bất Trớc (Không ngủ đợc) thì cả câu mở đầu và câu kết đều độc đáo: mở đầu là nhịp thời gian:

Nhất canh…. nhị canh….hựu tam canh

(Canh một … canh hai … lại canh ba)

Ba câu đầu miêu tả nỗi niềm day dứt của nhà thơ khiến Ngời trằn trọc băn khoăn không ngủ đợc. Câu kết bỗng chuyển ý bất ngờ:

Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh

(Hồn mộng đã quẩn quanh nơi ngôi sao năm cánh)

Câu kết là sự đối lập giữa thực và mộng, đẩy hình tợng thơ lên thành rực rỡ lớn lao. Ngợc lại trong bài Ngọ cách đóng khép bài thơ lại khác hẳn. Ba câu đầu là giấc mộng đẹp “mơ thấy cỡi rồng” của nhà thơ, câu thơ kết ngoặt rẽ hẳn về cái thực đau đớn đang hiện hữu trớc mắt:

Tỉnh thì tài giác ngoạ lung trung

(Khi tỉnh dậy mới biết mình vẫn còn nằm trong ngục)

Trong những bài thơ mang nội dung phê phán, tố cáo bộ mặt của nhà tù, mức độ châm biếm cứ nâng cao dần lên và câu kết nh một đòn giáng mạnh mẽ:

Hà bất tiên đáo giá lý lai

(Sao không sớm vào quách chốn này)

(Đổ)

Vừa hài hớc, vừa châm biếm, ngời tù cờ bạc sau khi nhận ra cái bản chất bịp bợm của chế độ nhà tù đã thốt lên một tiếng than đầy nuối tiếc. Câu kết trở thành tiếng cời thoải mái và bài thơ đã kết thúc nhng âm vang của tiếng cời trào lộng ấy cứ ngân mãi. Bài thơ Lai Tân cũng sử dụng câu kết tạo nên sức công phá mạnh mẽ cho cảm hứng phê phán của bài thơ. Ba câu đầu tác giả miêu tả hình ảnh ban trởng, cảnh trởng, huyện trởng nhà lao rất tỉnh táo, khách quan, không hề biểu lộ một chút cảm xúc châm biếm nào. Nhng khi câu cuối kết thúc bài thơ nh một lời ghi chú thêm:

Lai Tân y cựu thái bình thiên

(Trời đất Lai Tân vẫn thái bình) thì tiếng cời bật lên thật sâu cay và sắc nhọn

Trong toàn bộ kết cấu của bài thơ thì câu kết có một sức ngân vang lớn. Bài thơ Không đề - 1968, giọng điệu tơi vui, dí dỏm:

Đã lâu không làm bài thơ nào Nay lại thử làm xem ra sao Lục khắp giấy tờ vần chửa thấy Bỗng nghen vần thắng vút lên cao.“ ”

Vần “thắng” là vần điệu xuất hiện thờng trực trong t duy của Bác. Cho nên ở câu kết của bài thơ này cảm xúc từ chỗ “vần chửa thấy” đã vụt lớn lên trong lòng Ngời: cảm xúc về sự chiến thắng. Bài thơ bộc lộ rất rõ đặc điểm thơ Bác đó là vần điệu và cảm xúc hoà vào nhau khăng khít, gắn bó. Khi nội dung tình cảm đã đến độ chín thì tự nó sẽ tìm thấy hình thức phù hợp. Kết cấu trong thơ Bác không nhất thiết phải là một toà kiến trúc cầu kỳ, hoàn mỹ, đăng đối, cân xứng mà tứ thơ, nhịp thơ, hình ảnh thơ đợc xây dựng rất tự nhiên, tự nhiên mà vẫn hài hoà. Cho nên trong thơ Bác các câu thơ phá cách về kết cấu rất th- ờng gặp nh:

Tiến lên!

Toàn thắng ắt về ta

(Mừng xuân 1968) Ký giải đáo Nam Ninh

Hựu giải phản Vũ Minh Loan loan, khúc khúc giải Đồ diên ngũ hành trình

Bất bình!

(Đã giải đến Nam Ninh Lại giải về Vũ Minh

Giải đi quanh quanh quẹo quẹo mãi Kéo dài cuộc hành trình của ta

Bất bình!) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Giải vãng Vũ Minh)

Nghệ thuật kết cấu trong thơ Hồ Chí Minh luôn có sự hoà quyện giữa nội dung và hình thức. Khi ta hiểu đợc nội dung chính là lúc ta cảm thụ đợc nét đẹp về hình thức. Một trong những nét đẹp đó về hình thức cần kể đến đó là nghệ thuật sử dụng ngôn từ.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ tứ tuyệt hồ chí minh (Trang 81 - 85)