Giọng điệu trong trẻo, hồn nhiên

Một phần của tài liệu Phong cách thơ tứ tuyệt hồ chí minh (Trang 74 - 77)

Đặc điểm phong cách thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh trên phơng diện bút pháp, giọng điệu và nghệ thuật

3.2.3. Giọng điệu trong trẻo, hồn nhiên

Hồ Chí Minh là một ngời luôn suy tởng, trầm mặc, yêu thích cảnh sống yên tĩnh, thanh nhàn. Thế nhng không vì thế mà Ngời mất đi cảm xúc trong trẻo, hồn nhiên trớc cuộc sống. Trái lại trong thơ Ngời giọng điệu trong trẻo, hồn nhiên là một nét chủ đạo về giọng điệu thơ.

Hãy thử cảm nhận giọng điệu đó qua bài thơ Thất cửu của Hồ Chí Minh:

Nhân vị ngũ tuần thờng thán lão Ngã kim thất cửu chính khang cờng Tự cung thanh đạm tinh thần sảng Tố sự thung dung nhật nguyệt trờng.

(Thờng thờng ngời ta cha đến năm mơi tuổi

đã tự mình than già. Mình nay sáu mơi ba tuổi, vẫn đang khỏe mạnh. Sống thanh đạm, tinh thần sáng suốt.

Làm việc thong dong ngày tháng dài)

Viết về tuổi già, các nhà thơ thờng thể hiện bằng giọng thơ ngậm ngùi, nuối tiếc. Không một ai lại không sợ tuổi già, sợ thời gian trôi đi mà đời ngời thì hữu hạn. Nhng ở bài thơ này giọng điệu thật trong trẻo, thật hồn nhiên. Có cảm giác nh nhà thơ đang cất lên một tiếng cời sảng khoái vô t, Ngời nh "Quên tuổi già vui mãi tuổi đôi mơi" (Tố Hữu). Thời gian năm tháng , tuổi tác không làm mất đi nét trẻ trung, khoẻ khoắn, trong tâm hồn Ngời . Saú mơi ba tuổi nào có hề gì, tinh thần nhà thơ vẫn minh mẫn, sáng suốt, tâm hồn vẫn tơi trẻ và dạt dào sức sống. ở một bài thơ khác, viết về tuổi già, ta vẫn thấy các giọng điệu hồn nhiên ấy:

Sáu mơi tuổi hãy còn xuân chán So với ông Bành vẫn thiếu niên

(Sáu mơi tuổi)

Nhà thơ không bao giờ nghĩ mình đã già mà lúc nào cũng nghĩ mình còn trẻ, đang khoẻ, cuộc đời đang còn xuân, còn tơi đẹp. Đó là một cảm xúc tích cực trớc cuộc sống. Cảm xúc đó chi phối giọng điệu của baì thơ hay nói cách khác qua giọng điệu của bài thơ mà ta nhận ra con ngời của tác giả, thái độ của tác giả đối với cuộc sống. Nếu đặt những câu thơ này giữa những bài thơ của các nhà thơ khác, sẽ thấy nó lập thành một giọng điệu riêng bịêt.

Có thể nói tuy bận bịu trăm công nghìn việc nhng cũng có lúc Ngời gạt bỏ mọi mối âu lo vô hình đè nặng tâm t để sống giữa khung cảnh đầy hoa thơm và tiếng chim:

Sơn kính khách lai hoa mãn địa Tùng lâm quân đáo điểu xung thiên Quân cơ quốc kế thơng đàn liễu Huề dũng giai đồng quán thái viên

(Lúc khách đến, trên lối mòn bên núi, hoa nở đầy mặt đất. Khi bộ đội tới trong rừng rậm đàn chim bay vút lên trời Việc quân, việc nớc bàn bạc xong

Xách thùng cùng chú bé ra vờn tới rau )

Trong thơ Hồ Chí Minh hiếm có lúc nào ta bắt gặp Ngời thảnh thơi đến thế. Một bức tranh phong cảnh hữu tình với hoa nở đầy bên núi, chim bay vút trên trời cao, làm cho lòng ngời cũng lâng lâng, bay bổng. Câu kết bài thơ hình ảnh Bác dắt lũ trẻ ra vờn tới rau, từ hình ảnh đó đã toát lên nét đẹp hồn nhiên trong trẻo.Một điều dễ nhận thấy trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh là mỗi khi Ngời viết về những em bé, về các cháu thiếu niên ,nhi đồng bao giờ giọng thơ cũng tơi trẻ, hồn nhiên:

Hoàng sơn tiểu hài chân quai quai Kiến ngã tựu vấn ''Bá bá hảo" Giáp nh tần quả, chuỷ nh hoa Đối ngã cảm tình chân nồng hậu

( Các cháu bé ở Hoàng Sơn thật là ngoan. Thấy tôi đến chào: ''cháu chào Bác ạ''. Má nh quả táo, miệng nh hoa"

Tình cảm đối với tôi thật là nồng hậu)

(Kỳ nhị)

Hồ Chí Minh rất a dùng lối so sánh ví von. ở bài thơ này khi miêu tả nét thơ ngây,vẻ đẹp trong sáng của các cháu bé, nhà thơ cũng sử dụng thủ pháp so sánh "má nh quả táo, miệng nh hoa" Qua hình ảnh thơ, ta còn cảm thấy niềm xúc động của ngời trớc tình cảm nồng hậu của các cháu bé dành cho Bác. Những cặp mắt long lanh, những nụ cời tơi rói và tiếng chào ríu rít bên tai... tất cả đều gợi lên tình thơng mến bao la Ngời dành cho trẻ nhỏ. Và tâm hồn nhà thơ nh trẻ lại trong trẻo, hồn nhiên.

Giọng điệu trong trẻo hồn nhiên còn xuất hiện trong những bài thơ Ngời viết về những thói quen thờng nhật của mình.:

Tam niên bất ngật tửu xuy yên Nhân sinh vô bệnh thị chân niên

(Đã ba năm rồi không uống rựợu,không hút thuốc lá ở đời không ốm đau chính là tiên thực sự )

(Vô đề 1968)

Trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh, Ngời hay tự cho mình là: ''khách tiên" cuộc sống trần thế là "tiên". Hồ Chí Minh làm " khách tiên " nhng không mơ - ớc lên cõi trời để đợc thành tiên nh Lý Bạch mà giữa trần gian Ngời xuất hiện nh một vị tiên, ung dung sống cuộc sống thanh bạch: không thuốc, không rợu. Và đối với Ngời sống khỏe mạnh, sống thanh thản, tâm hồn vô t trong sáng mới là tiên thực sự giữa cõi trần.

Giọng điệu thơ tự nó biểu hiện rõ cảm xúc, thái độ, cách nhà thơ nhìn cuộc sống. Tâm hồn nhà thơ có trong sáng, thanh thản, thì cảm xúc mới đợc thăng hoa.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ tứ tuyệt hồ chí minh (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w