6. Kết cấu luận văn
3.1. Gia đình và những mối quan hệ bất thường
Các tác phẩm được chúng tôi khảo sát trong luận văn này đa phần đều là những câu chuyện xoay quanh mối quan hệ gia đình. Mối quan hệ này chi phối đời sống nội tâm của các nhân vật trong truyện, nó chính là vòng tròn đồng tâm, từ đó câu chuyện tỏa ra theo nhiều hướng khác nhau. Và cũng nhờ vào nó, các nhân vật được gắn kết với nhau, hiện tại và quá khứ được móc xích chặt chẽ, … Đồng thời, ẩn sâu dưới mối quan hệ này là một mối quan hệ khác, mang tính phổ quát hơn, đó chính là mối quan hệ giữa một bên là Đất nước (Thuộc địa) và một bên là Ngoại quốc (Thực dân/Đế quốc) trong bối cảnh thời hậu thuộc.
Như chúng ta đã biết, gia đình là một tế bào của xã hội. Trong quan niệm của người Việt, cùng chung huyết thống, cùng sống dưới một mái nhà, mọi người đều phải thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ, san sẻ với nhau những khó khăn, vui buồn trong cuộc sống,… Gia đình là một không gian ấm áp, yên bình, nơi con người dừng chân mỗi khi mệt mỏi, cô đơn, buồn chán,… nơi ấy còn lưu dấu biết bao kỷ niệm của các thành viên. Nâng lên một mức cao hơn, gia đình còn là một biểu hiện rõ nét nhất cho ý niệm về quê hương, bản quán. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên, các tác giả như Monique Truong, le thi diem thuy, Dao Strom, Bich Minh Nguyen đã lấy mối quan hệ gia đình làm trục chính cho tác phẩm của mình. Trong các tác phẩm mà chúng tôi khảo sát, trái với lẽ thường, gia đình lại là nhân chứng cho những mất mát, đau thương, ly tán. Tuy nhiên, trong phần này, chúng tôi chỉ tập trung khai thác những mối quan hệ bất thường và từ đó nâng lên thành mối quan hệ có tính chất phổ quát hơn như vừa nêu trên.
Sự bất thường ấy trước hết diễn ra trong gia đình của Bình (Sách muối của Monique Truong). Câu chuyện xoay quanh mối quan hệ giữa các thành viên: Ông Già (The Old Man) – người đứng đầu gia đình, vợ ông và bốn đứa con trai, trong đó Bình là con út và không phải là con ruột của Ông Già. Trong cái gia đình bé nhỏ ấy,
Ông Già luôn luôn là kẻ cả. Mọi người trong gia đình phải có nhiệm vụ phục tùng ông ta. Lời nói của ông ta là tôn chỉ cho tất cả. Ông ta là người thét ra lửa, tiếng nói của ông ta rất có giá trị. Đặc biệt, ông coi tiền là trên hết, ông ta bảo “Ở đâu có bài bạc, ở đó có niềm tin” [13, tr.50]. Ông ta lấy làm tự hào về ba đứa con trai của mình, Minh – đầu bếp, Hoàng – phụ việc ở đường sắt, Tùng – làm công việc in ấn, và ông ta luôn nhấn mạnh “Tao chỉ có ba đứa con trai” [13, tr.163], còn Bình vẫn chỉ là một đứa con hoang, một cái gai trong mắt cần phải nhổ đi.
Trong gia đình ấy, thành viên nào kiếm được nhiều tiền hơn là Ông Già “sủng ái”, yêu thương. Anh trai cả của Bình là người luôn được ông ta lấy làm tự hào. Thứ nhất, anh là người kiếm ra nhiều tiền, thứ hai, anh luôn phục tùng ông ta.
Bản thân Ông Già là nô lệ của đồng tiền và ông ta ra sức cổ xúy cho ba đứa con trai làm việc cho nhà nước Pháp, ông ta không biết rằng ông ta đang tự biến mình và những đứa con của mình thành con cờ cho chính kẻ đi xâm lược. Con trai cả của ông, Minh là đầu bếp trong nhà bếp trong dinh Thống sứ Pháp, phục vụ cho người Pháp. Anh dần quên đi những món ăn Việt bởi những món ăn anh nấu đều là món ăn của người Pháp, và không khó để nhận ra rằng Minh am hiểu văn hóa ẩm thực của Pháp nhiều hơn của Việt Nam. Minh cũng như những người dân thuộc địa đương thời là nạn nhân của chính sách đồng hóa về văn hóa của thực dân. Những kẻ cầm quyền Pháp đã ngấm ngầm thuyết phục và làm mọi cách để phai mờ dần bản sắc văn hóa dân tộc đối với những người dân thuộc địa để thay thế vào đó là nền văn hóa phương Tây, nền văn hóa được họ cho là ưu việt hơn, và ẩm thực cũng là một lĩnh vực mà Pháp muốn hướng tới.
Hay Hoàng, chỉ là một người phụ việc ở đường sắt. Nhưng ai xây dựng những đường sắt đó? Chính là thực dân Pháp. Hoàng và những người phụ việc ở đường sắt như anh không nhận ra rằng họ đang tiếp tay để Pháp thực hiện âm mưu của mình “Người Pháp đã xăm lên mình vùng quê với những đường ray xe lửa, và
sự biến đổi này sẽ cho phép họ duy trì sự kiểm soát lên con rồng nhỏ, mà họ gọi là
đã làm công việc nội vụ trong một thời gian dài “Mỗi ngày, sự biến đổi ấy vẫn đè
nặng lên đôi vai của người anh trai thứ hai của tôi. Mỗi ngày, anh Hoàng bị nhồi
nhét bởi sức nặng của những va li trang điểm của những người vợ Pháp. Họ, với
những người chồng làm thư ký trong chính phủ, đi du lịch khắp thuộc địa của họ,
quên đi họ là ai” [13, tr.43-44]. Hoàng và những người dân thuộc địa như anh vẫn cảm nhận được sự vất vả, sự gian khổ nhưng điều họ không cảm nhận được đó là sự bóc lột, họ đang làm cu li, làm nô lệ cho chính những kẻ đang xâm lược họ.
Hay Tùng với công việc in ấn, nhìn những con chữ như “O” như tiếng gầm của con sư tử, chữ “T” những nhánh của cái cây, hay “S” đường cong của sông Mekong, “anh ta chỉ cười và nghĩ rằng nhiệt độ của máy in không tệ như những người bạn anh ta cảnh báo, mùi vị của mực có thể được rửa sạch bằng một tách trà ấm, anh ta chỉ việc giấu những móng tay màu xám trong túi quần của mình khi anh
ta tán tỉnh” [13, tr.44]. Anh ta chỉ nghĩ đơn giản như vậy. Nhưng Tùng không thể
ngờ rằng, qua năm tháng, những ý niệm về sự vật bằng những con chữ tiếng Pháp đang dần thay thế cho những ý niệm của người Việt vốn đã hiện hữu trong đầu óc anh ta từ bấy lâu nay. Và những điều đó sau này không dễ dàng xóa bỏ như nhiệt độ của máy in, mùi vị của mực, những móng tay màu xám với cái cách mà anh đã làm, một khi nó đã ăn sâu vào tâm thức của anh.
Chung quy lại, cả Minh, Hoàng, Tùng đều là những nạn nhân trong chính sách đồng hóa của thực dân đối với thuộc địa. Họ chỉ nghĩ rằng đồng tiền họ kiếm ra là nhờ vào những kẻ cầm quyền Pháp và Pháp là kẻ ban ơn. Trên thực tế, chính họ tiếp tay cho Pháp thực hiện âm mưu của chúng trên phương diện văn hóa – xã hội. Không phải ngẫu nhiên Monique Truong lại ấn định ba nghề nghiệp này cho ba nhân vật. Bởi vì ba lĩnh vực này đều nằm trong chính sách đồng hóa của thực dân đối với thuộc địa. Điều đó, cũng thể hiện cái nhìn sâu sắc của tác giả đối với xã hội đương thời.
Chính bản thân Ông Già cũng đang gián tiếp làm tay sai cho Pháp, nghĩa là trên danh nghĩa không phải là tay sai, nhưng những việc làm, suy nghĩ của ông ta
đều có chiều hướng nghiêng về Pháp. Vì hoàn cảnh bắt buộc nên từ nhỏ cho đến lớn ông ta chỉ ở trong nhà thờ Công giáo. Nhưng “sự không may và sự tuyệt vọng luôn
luôn chống đỡ Ông Già như một cây gậy” [13, tr.48]. Ông ta không thông minh,
không tài năng nhưng ông ta khôn lỏi và có cái nhìn đời rất sâu sắc. Chính vì vậy, ông ta ra khỏi nhà thờ với lý do Đức Mẹ Đồng Trinh muốn ông ta có vợ. Nhưng ý nghĩ thật của ông ta là muốn có một người phụ nữ, hay đúng hơn là một người vợ để làm vật sở hữu riêng. Ông Già tin tưởng người Pháp và cho rằng họ đang cứu ông và gia đình ông thoát khỏi sự nghèo túng. Ông ta không ý thức được rằng mình chỉ là một nước cờ trong nhãn quan của người khai hóa Đông Dương. Chính những con người sùng tín người Pháp như ông ta đã giúp thực dân thực hiện âm mưu của mình. Ông ta chỉ biết quỳ gối, khúm núm, vâng mệnh như một kẻ tôi tớ trung thành chẳng qua chỉ vì lợi lộc mà thôi. Ông ta là một con người không có tình thương, là kẻ chỉ coi đồng tiền là quyền thế, là mục đích tối thượng của cuộc sống. Ông Già không ưa Bình chỉ vì thứ nhất, anh không phải là con đẻ của ông và thứ hai, anh không kiếm ra tiền “Ông Già luôn so sánh tôi với anh Minh “Mày vẫn còn là một
thằng đần độn từ khi mẹ mày sinh mày ra tới giờ! Thằng anh cả của mày kiếm được
25 Franc và tự nó mua một bộ đồ chỉnh tề, một nơi để nó ngủ vào ban đêm, và nó
có một công việc ổn định” [13, tr.77].
Trong quan hệ vợ - chồng, Ông Già chỉ xem đó là mối quan hệ để hợp nhất hóa ý đồ của mình. Ông ta muốn dùng bà là bức bình phong để che đậy miệng lưỡi thiên hạ. Hay nói đúng hơn, giờ đây, ông ta đã có “vật sở hữu” riêng. Điều đó có nghĩa là bà là vợ ông, nhưng phải phục tùng ông, phải ngoan ngoãn nghe theo lời của ông. Ông là người theo đạo Công giáo và đồng nghĩa với việc trong nhà không được thờ tổ tiên. Hay ông chỉ muốn bà là một cái máy đẻ, vì thế những cuộc làm tình chỉ là trách nhiệm chứ không phải là tình yêu thương, mà ông ta từ trước đến giờ có yêu thương gì ai, ông ta chỉ yêu chính bản thân ông ta, yêu đồng tiền, yêu quyền lực mà thôi.
Với sự thống trị của Ông Già, ba đứa con trai ruột của ông luôn tỏ ra sợ sệt và phục tùng. Họ ra sức lấy lòng ông. Trong gia đình luôn tồn tại hai đối cực, một
bên là tình yêu thương và sẵn sàng hy sinh, những người không bao giờ chịu khuất phục quyền thế, một bên chọn sự phục tùng. Trái hẳn với sự phục tùng của ba người anh trai, Bình tự chọn cho mình con đường đi riêng.
Tuổi thơ của Bình phải sống trong sự ghẻ lạnh của Ông Già “Ông Già khạc
nhổ thứ nước màu đỏ vào hướng của tôi, hất cằm vào tôi. Thứ nước ấm nửa trong
nồi đồng, nửa trên đôi chân trần của tôi. Lúc đó, tôi mới 6 tuổi, nhìn vào khuôn mặt người đàn ông này, tôi mỉm cười với ông bởi vì lúc đó tôi chỉ là một đứa trẻ, không thể hiểu những điều ông ta nói với tôi” [13, tr.45]. Khi lớn lên, anh không chịu khuất phục trước sự thống trị của ông ta. Anh ngấm ngầm chống đối lại những tôn chỉ của Ông Già, và điều này khiến ông ta trở nên bực tức, những trận đòn roi và những lời nói cay nghiệt liên tiếp đến với Bình. Nhưng anh không sợ điều đó, anh chỉ thấy hả hê vì mình đã sống cuộc đời đúng với ý muốn của mình, không phải cắn rứt lương tâm.
Điều đáng nói hơn cả khi Bình mắc phải căn bệnh đồng tính - căn bệnh lạ lúc bấy giờ, đáng lẽ ra phải nhận được sự quan tâm chia sẻ của cộng đồng, nhất là của gia đình. Nhưng đối với họ, giờ đây anh là một cái gì đó đáng ghê tởm và khinh khi. Ông Già cho rằng anh đã mang nỗi nhục đến cho gia đình, và ông không có đứa con như anh. Ông luôn nhấn mạnh “Tao chỉ có ba đứa con trai”, “Ông Già đã la lên “ Đừng đến gần đây”, “Tao có ba đứa con trai. Một đứa là đầu bếp, một đứa
làm phụ việc, một đứa làm in ấn”. Chỉ có thế thôi sao, tôi đã mơ ước tới điều bạo
lực hơn nhiều” [13, tr.163]. Anh bị hắt hủi ngay trong chính gia đình của mình. Ông Già, anh Minh (người anh cả cũng là người anh mà Bình yêu thương nhất) và hai anh trai còn lại cũng dần dần xa lánh anh, coi anh như một sinh vật gớm ghiếc. Họ không thừa nhận anh có quan hệ với họ, không có cùng huyết thống với họ. Tình cảm gia đình giờ đây đồng nghĩa với sự tàn nhẫn. Bình bị chính cộng đồng và gia đình của mình chối bỏ, không còn ai đoái hoài và quan tâm đến anh. Và hành động anh bỏ nhà ra đi cũng là thể hiện sự phản kháng của anh, anh muốn thoát khỏi gông cùm, xiềng xích ràng buộc anh bấy lâu nay. “Chỉ một kẻ ngốc như ông ta mới tin
rằng tên thú người Pháp đang cứu ông” [13, tr.193]. Khác với Ông Già, và có lẽ hơn những người khác, Bình đã sớm nhận ra được bản chất của kẻ xâm lược.
Một thành viên không thể bỏ qua trong gia đình này đó là mẹ Bình. Từ đầu đến gần cuối câu chuyện, bà hiện lên với hình ảnh một người phụ nữ cam chịu, vâng lời chồng, nhưng ở bà luôn ẩn chứa những ẩn ức, những sự phản kháng “ngầm” mãi đến sau này khi Ông Già chết đi, những suy nghĩ trong bà mới hiện rõ
“Bà sẽ không bao giờ để một người đàn ông lấy đi cuộc đời của bà. Bà nghĩ muốn
thấy cảnh chồng bà già yếu, hom hem. Bà nghĩ tới cơ thể của ông ta sẽ bị trôi
xuống dòng Mekong, ra tới biển phía Nam Trung Quốc. Bà muốn nơi đây sẽ chào
đón đứa con trai út của bà quay trở về nhà bếp với bà và ngôi nhà của bà. Bà sẽ vẫn giữ bàn thờ của Phật và của gia đình bà” [13, tr.198]. Sự ẩn ức bấy lâu nay giờ đã bung ra thành những lời lẽ cứng rắn, dẫu đó là sự phản kháng muộn màng nhưng điều đó đáng được khuyến khích.
Đọc Sách muối, ta không thấy những cảnh đẫm máu, chết chóc như những
tác phẩm khác viết về chiến tranh, Monique Truong khai thác vấn đề này ở một phương diện khác: Lương tri con người. Có thể nói, hoàn cảnh lúc bấy giờ đã tạo điều kiện cho những kẻ cơ hội – những kẻ chỉ biết theo đuôi thực dân để kiếm chác trên xương máu của đồng bào – xuất hiện. Lương tri của con người giờ đây nhường chỗ cho đồng tiền lên ngôi, mọi giá trị cuộc sống dường như bị đảo lộn. Chiến tranh như một thứ axit ăn mòn dần dần nhân cách của con người, biến họ thành một kẻ khác. Đó là những hậu quả tất yếu mà nó để lại cho thuộc địa. Đứng trước sự cai trị của thực dân, con người có hai sự lựa chọn: hoặc tuân thủ hoặc đối đầu.
Bình bị ghẻ lạnh trên chính quê hương của anh vì thế anh buộc phải dứt áo ra đi. Bình đã muốn quên, muốn xa rời quá khứ với những con người không có tình người ấy, nhưng sự hiện diện của bức thư làm khuấy động cuộc sống hiện tại của Bình, khơi dậy mối quan hệ gia đình mà anh đã chôn vùi bấy lâu nay. Bây giờ, nó lại mạnh mẽ hơn bất cứ lúc nào. “Đây là thời gian để em về Việt Nam”, anh ấy
và chỉ có vậy thôi. Anh không yêu cầu em tha thứ cho anh. Anh thường nghĩ về em, đặc biệt là dịp tết âm lịch. Hy vọng lần này em có thể về nhà. Một bữa ăn và một
bao lì xì đỏ đang chờ em. Anh cũng vậy” [13, tr.8]. Và anh Minh thông báo Ông
Già qua đời vì đột quỵ, rồi nhấn mạnh “Dù sao ông ấy vẫn là cha chúng ta” [13, tr.8]. Mặc dù những ký ức về người cha dượng độc ác vẫn ám ảnh Bình, thù hận cũng còn tồn đọng trong anh, nhưng “nghĩa tử là nghĩa tận” và anh Minh nói đúng
“Dù sao ông ấy vẫn là cha chúng ta” [13, tr.8], đó là nguồn động lực, là sự níu kéo bước chân của Bình quay về quê hương và anh nghe trong gió “Tiếng ai đó đang gọi tên anh” [13, tr.261].
Mối quan hệ trong gia đình Trân và Hus Madsen (tác phẩm Mái tranh, mái tôn của Dao Strom), người đàn ông cuối cùng trong cuộc đời cô, lại là mối quan hệ