Tiếng Anh – Hồn Việt

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT DI dân VIỆT NAM của các NHÀ văn nữ ở HOA kỳ NHÌN từ lý THUYẾT hậu THUỘC địa (Trang 158 - 193)

6. Kết cấu luận văn

4.5. Tiếng Anh – Hồn Việt

Trong các tác phẩm này, các nhà văn đã tạm để sự ám ảnh ngôn ngữ lại phía sau để rút hết bầu nhiệt huyết của mình vào cuộc hành trình tìm về với bản sắc dân tộc. Đây là một điều đáng trân trọng. Mặc dù viết bằng tiếng Anh – một thứ ngôn ngữ khác, nhưng trong tác phẩm của họ, hồn Việt Nam vẫn trỗi dậy đầy sức sống.

Không hẹn mà gặp, cả ba tác giả Monique Truong, Dao Strom và le thi diem thuy đều giữ nguyên từ tiếng Việt “Ba, Má” (thay vì dùng my father, my mother) ở trong nguyên bản, còn Bich Minh Nguyen sử dụng từ “Nội” (thay cho my

grandfather) (và trung thành với những từ ngữ này từ đầu đến cuối văn bản). Những

từ này hiện lên qua cách gọi của con cái đối với cha mẹ (theo cách gọi của miền Nam) và của con cháu đối với ông bà. Đứng ở góc độ là một độc giả người Việt, chúng tôi thấy rằng mặc dù được bao bọc trong văn bản tiếng Anh, nhưng những đại từ ấy vẫn chứa chan tình cảm yêu thương, kính mến và đậm chất Việt Nam. Qua cách xưng hô tưởng chừng như đơn giản đó lại thể hiện “cái hồn Việt” rõ nhất. Người đọc trong nước không cảm thấy lạc lõng khi tiếp xúc tác phẩm viết bằng thứ ngôn ngữ khác, mà ngược lại, cảm thấy nó rất thân quen, từ đó gạt đi cái thiên kiến chủ quan ban đầu: “Một văn bản sặc mùi ngoại quốc”.

Đối với Bich Minh Nguyen, song song với những món ăn Mỹ và những thương hiệu nổi tiếng của Mỹ thì những món ăn Việt Nam quen thuộc vẫn có một vị trí nhất định trong những trang văn của cô như “chả giò, cà lem, phở, bánh

chưng…”. Hay trong Tên du đãng mà tất cả chúng tôi đang tìm kiếm, le thi diem

thuy vẫn để nguyên tiếng Việt những từ như “nước” – thể hiện sự tôn kính đối với quê nhà. Khi đọc Sách muối, chúng ta cũng thấy Monique Truong đã để nguyên những từ như “áo dài, Anh, phở,…”.

Monique Truong tâm sự “Nghe tên mình được phát âm đúng dù chỉ là trong

đầu óc thôi cũng được, là một nỗi ham muốn không thể lay chuyển được” [25]. Có

thể nói, cô là một tác giả khá kỹ trong vấn đề này. Cô tỏ ra rất khó chịu khi người bản xứ phát âm không đúng hoặc cố gắng phát âm gần đúng tên người Việt. Vì vậy, khi trong Sách muối, những từ tiếng Việt được cô chăm chuốt khá cẩn thận.

Lý do các nhà văn di dân mặc dù sáng tác bằng ngôn ngữ tiếng Anh nhưng vẫn để nguyên những từ tiếng Việt có thể được lý giải như sau:

Thứ nhất, như đã nói ở những phần trên, việc dịch một văn bản (hay một từ ngữ) từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác không chỉ đơn thuần là chuyển những ký tự bình thường mà nó còn chứa đựng sự lai ghép về văn hóa. Theo đó, một văn bản (hoặc một từ ngữ) trong ngôn ngữ này khi được chuyển dịch sang một ngôn ngữ khác chưa chắc đã có thể chuyển tải hết được đầy đủ ý nghĩa ban đầu. Việc dịch phải dựa trên văn hóa của từng quốc gia, thậm chí là từng vùng, miền. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, từ – cách gọi ngọt ngào của người miền Nam, Mẹ - cách gọi thân mật của người miền Bắc, khi chuyển dịch qua tiếng Anh “my mother” thì sắc thái của từng vùng miền sẽ bị xóa bỏ, do vậy, không chuyển tải được ý đồ của tác giả. Monique Truong, Dao Strom, le thi diem thuy, Bich Minh Nguyen đều sinh ra ở miền Nam Việt Nam, vì vậy, việc họ dùng trong tác phẩm của họ, người Việt vẫn nhận ra được sắc thái vùng, miền, còn người nước ngoài vẫn tìm thấy được bản sắc dân tộc.

Thứ hai, không chỉ đối với những nhà văn người Mỹ gốc Việt mà những tác giả trong cộng đồng di dân khác vẫn duy trì đưa những từ gốc vào những trang văn tiếng Anh. Điều này ảnh hưởng tới độc giả khi họ tiếp cận văn bản, nhưng nếu tinh ý, họ có thể nhận ra nghĩa của các từ gốc ở những dòng tiếp theo. Từ đó, mở ra một hướng đi mới cho dòng văn học di dân: du nhập và đồng hóa những ngôn ngữ khác nhau để tạo ra những sắc thái mới kết tinh từ nhiều nền văn hóa.

Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, quan niệm ảnh hưởng văn hóa, kinh tế, chính trị từ nước Mỹ lan rộng ra thế giới đã trở nên lỗi thời. Thay vào đó, các nước khác cũng có thể tác động đến cường quốc này, cụ thể là cộng đồng di dân đã đem những nét văn hóa bản xứ vào lòng nước Mỹ. Nhờ đó, văn hóa Mỹ ngày càng phong phú và đa dạng hơn.

Với cách thức biểu đạt “Tiếng Anh – Hồn Việt”, độc giả Việt Nam vứt bỏ sự xa lạ ban đầu vì khi tiếp xúc tác phẩm di dân, ngược lại, họ lại thấy thân quen và bị cuốn hút bởi những hình ảnh đậm chất Việt ẩn sau dưới lớp ngôn từ ngoại quốc. Những cách thức sinh hoạt đời thường của người Việt như cách cầm đũa trong bữa ăn, cách ngồi vắt chéo chân dưới sàn nhà… cũng được tác giả đưa một cách khá nhuần nhuyễn vào văn bản. Chúng được đặt trong tương quan so sánh với văn hóa Mỹ. Từ đó, ta có thể thấy được sự khác biệt giữa hai nền văn hóa. Văn hóa nào cũng có nét độc đáo riêng.

Những hình ảnh về Việt Nam – một đất nước cựu thuộc địa - vẫn hiện lên như một bức tranh thân thương trong ký ức của Bình, nhân vật trong Sáchmuối của Monique Truong, thông qua hình ảnh người mẹ - một người mẹ đậm chất dân dã Việt Nam như hình ảnh bà gói bánh ra chợ bán, những câu chuyện cổ tích của bà... Qua cách miêu tả của cô, hình ảnh quê nhà hiện lên khá rõ nét: “Tôi cảm thấy lòng

mình ngập tràn những câu chuyện của Má. Những câu chuyện đã nuôi dưỡng tâm

hồn tôi. Từ khi tôi còn 6 tuổi mãi đến khi tôi 12, những lá chuối, nếp, những trái

chuối chín nẫu không ai mua, và những câu chuyện của Má là chủ đề hàng ngày

để chúng được mềm. Chúng phải được ngâm nhiều nước để có thể tươi lâu hơn.

Một nhịp điệu đều đều trong sự chuyển động vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi kể cả

trong giấc mơ: Tay phải của Má nhúng vào chậu nước, giũ sạch nước từ trong lá

ra. Tay trái của bà lướt qua một cái tô chứa đầy nếp ngâm từ đêm hôm trước. Má

lấy một ít nếp, từ từ lan rộng ra từng ngón tay, để những giọt nước trắng ngần chảy

xuống và ráo hết. Sau đó, Má đặt những phần còn lại trên tay vào giữa của chiếc lá

chuối. Tôi với lấy và thêm vào những lát chuối dày, được cắt theo chiều dọc để làm

lan rộng cả bề mặt, nơi những hương vị ngọt ngào sẽ tuôn chảy ra” [13, tr.80].

Chính hình ảnh đẹp đẽ về những ngày tháng yên bình bên đã nuôi dưỡng tâm hồn nhân vật. Mở rộng ra, những hình ảnh thân thương ấy vẫn còn lưu lại trong tâm trí những người con xa quê và níu kéo họ trở về quê cũ. Tất cả những điều tưởng chừng như đơn giản ấy nhưng lại hình thành nên bản sắc dân tộc. Có thể nói, các nữ nhà văn di dân này đã phả hơi thở nóng ấm của quê hương vào tác phẩm của mình, làm cho những “đứa con tinh thần” của họ bừng tỉnh “hồn quê” đằng sau những con chữ “ngoại quốc”.

Tiểu kết:

Với thể loại tiểu thuyết tự thuật, le thi diem thuy, Bich Minh Nguyen, Dao Strom đã đưa nhẹ nhàng tiểu sử của mình vào những trang văn. Qua đó, giúp người đọc vừa hiểu thêm về hoàn cảnh xã hội đương thời vừa khai mở được nhiều vấn đề mới mẻ xoay quanh tác phẩm.

Các nữ nhà văn di dân trùng lắp ở một điểm chung là xây dựng kiểu nhân vật cô đơn. Họ đã biểu đạt thành công tâm trạng của nhân vật và nâng lên là của những người di dân. Ngoài ra, họ còn đi sâu lý giải nguyên nhân dẫn đến nỗi cô đơn của nhân vật.

Với kết cấu theo chiều ngang, trình tự không gian, thời gian bị đứt đoạn, vỡ vụn, không theo tuyến tính như truyền thống, tình trạng tỵ nạn và những đau thương của những người di dân hiện lên đầy ám ảnh.

Có thể nói, Monique Truong, le thi diem thuy, Bich Minh Nguyen, Dao Strom đã xây dựng rất thành công những hình ảnh mang tính biểu tượng. Nhờ vậy, họ đã tạo ra tính đa tầng, đa nghĩa cho tác phẩm.

Với những trang văn tiếng Anh nhưng đậm chất Việt, những nhà văn di dân đã chứng tỏ rằng tuy họ sử dụng ngôn ngữ khác để sáng tác nhưng họ không bao giờ tự nhận mình là người Mỹ hay Anh, mà họ khẳng định họ là những người gốc Việt. Trong những trang viết của họ, bản sắc dân tộc vẫn giữ được vai trò cốt yếu - đây cũng là vấn đề mà các lý thuyết gia hậu thuộc địa quan tâm.

Tóm lại, nội dung hay được bao bọc trong hình thức đẹp đã giúp cho các tác phẩm của những nhà văn di dân có được một chỗ đứng xứng đáng trên văn đàn thế giới. Bản thân họ và những tác phẩm của họ có thể nói là những hạt giống đang vươn mầm trên mảnh đất văn chương. Và các tác phẩm của họ đã góp phần làm giàu cho nền văn học dân tộc cũng như nền văn học trên đất nước mà họ đang sinh sống.

KẾT LUẬN

Sự ra đời của lý thuyết hậu thuộc địa đã đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử văn học nói riêng. Có thể nói, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nước cựu thuộc địa trong hành trình tìm lại bản sắc của chính mình. Tiền tố “post” (gửi) đã nói lên khát vọng của các lý thuyết gia hậu thuộc địa là chủ nghĩa thực dân buộc phải chấm dứt và xây dựng một thời kỳ hậu thuộc – Thời kỳ của xã hội công bằng, tự do và bình đẳng, khẳng định quyền của tất cả mọi người sống trên trái đất này [16]. Từ khi ra đời đến nay, lý thuyết hậu thuộc địa đã đạt được những thành tựu nhất định. Mặc dù ra đời từ thập niên 1990, nhưng những vấn đề mà lý thuyết hậu thuộc địa quan tâm vẫn còn nóng hổi và những thành tựu của nó vẫn còn nguyên vẹn trong thời đại hôm nay:

Thứ nhất, với khái niệm cái khác, các lý thuyết gia hậu thuộc địa đã vạch trần được âm mưu “bá chủ thế giới” của thực dân và trả phương Đông về đúng vị trí của nó. Hơn thế nữa, khái niệm này còn góp phần vào việc xóa bỏ ranh giới giữa tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị và lên tiếng chống nạn phân biệt chủng tộc. Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, việc xóa bỏ những thiên kiến chủ quan về

cái khác đang tồn tại trong mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia là điều rất cần

thiết, đó cũng là hành trang để con người bước vào hành trình hội nhập với cộng đồng, với thế giới.

Hậu thuộc địa cũng đã thực hiện được điều này. Không giống như phương Tây trước đây, nhìn nhận phương Đông một cách sai lầm và lệch lạc, các lý thuyết gia hậu thuộc địa đã gạt đi thiên kiến chủ quan và đánh giá phương Tây một cách khách quan hơn. Một mặt, hậu thuộc địa vẫn thừa nhận những tính ưu việt của phương Tây về trình độ khoa học kỹ thuật; mặt khác, bác bỏ quan niệm “Chân lý

thuộc về kẻ mạnh”. Từ đó, hậu thuộc địa lên tiếng đòi quyền bình đẳng cho những

con người thuộc tầng lớp dưới, nhất là những người phụ nữ, hướng tới việc xây dựng một thế giới công bằng, bình đẳng thông qua việc kêu gọi xóa bỏ quan niệm về cái khác.

Thứ hai, các lý thuyết gia hậu thuộc địa nhận thấy sự bắt chước là một công cụ phản kháng gián tiếp nhưng vô cùng hữu hiệu đối với người dân thuộc địa. Sản phẩm thực dân tạo ra không những bắt chước chúng mà còn có xu hướng nhạo báng chúng - một “đòn” rất đau đối với thực dân. Trong xu thế hội nhập ngày nay, khái niệm này vẫn còn nguyên giá trị. Trong quá trình giao lưu với các nền văn hóa khác, các quốc gia không những phải giữ vững được bản sắc riêng của mình mà còn

bắt chước, học hỏi những tinh hoa của nền văn hóa nhân loại, sau đó, chỉnh sửa phù hợp với hoàn cảnh đất nước để làm giàu thêm cho nền văn hóa dân tộc.

Thứ ba, thuyết hậu thuộc địa đã đưa đến một cái nhìn tích cực hơn về tính lai ghép: đây là một nét độc đáo, đặc thù của nền văn hóa dân tộc. Ngoài ra, thuyết này còn phá vỡ những định kiến trong cách đánh giá của giới nghiên cứu trước đây – sự đề cao tính bất biến và thuần nhất của các nền văn hóa. Trong xu thế hội nhập chung của nhân loại, lai ghéplà điều tất yếu, hiển nhiên, không thể tránh khỏi. Trên nền tảng các giá trị của văn hóa truyền thống dân tộc, mỗi quốc gia nên thâu thái những cái mới, cái hay của các nền văn hóa khác để tạo ra một nền văn hóa độc đáo, đa dạng, nhưng vẫn giữ được những nét riêng vốn có.

Tuy nhiên, thế giới ngày ấy và bây giờ vẫn luôn tồn tại những bất công, bất bình đẳng: Chiến tranh vẫn nổ ra ở các nước Trung Cận Đông, các nước châu Phi vẫn lệ thuộc vào kinh tế của các nước châu Âu và Bắc Mỹ, nạn phân biệt chủng tộc chưa bị xóa bỏ,… và còn nhiều vấn đề phức tạp khác nữa. Các lý thuyết gia hậu thuộc địa muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào tiếng nói chung của nhân loại trong việc xây dựng một thế giới hòa bình, trong đó, mỗi người đều có quyền bình đẳng như nhau, không phân biệt màu da, sắc tộc. Họ sẽ cố gắng đến mức có thể để thực hiện những mục tiêu mà mình đã đề ra.

Bên cạnh đó, lý thuyết hậu thuộc địa còn mở ra những hướng đi mới mẻ trong phê bình và nghiên cứu văn chương. Đây là một xu hướng khá phổ biến và đang thịnh hành hiện nay.

Việt Nam là một nước cựu thuộc địa theo đúng nghĩa, tuy nhiên, lý thuyết này vẫn chưa được giới thiệu và vận dụng nhiều ở nước ta. Đây là một thiếu sót lớn. Do đó, việc giới thiệu lý thuyết hậu thuộc địa vào nước ta là một việc hợp xu thế, hợp quy luật của thời đại.

Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của lý thuyết hậu thuộc – một công cụ lý luận sắc bén – chúng tôi đã khám phá ra được những tầng bậc ẩn sâu dưới lớp ngôn từ của bốn tác phẩm di dân Sách muốicủa Monique Truong, Tên du đãng mà tất cả chúng tôi đang tìm kiếm của le thi diem thuy, Ăn trộm đồ cúng của Phật của Bich Minh Nguyen và Mái tranh, mái tôn của Dao Strom. Từ đó, chúng tôi đi đến những kết luận như sau:

Thứ nhất, nổi rõ lên trên bề mặt của văn bản là ngôn ngữ tiếng Anh, chứ không phải ngôn ngữ dân tộc. Cả bốn nhà văn nêu trên đều sử dụng tiếng Anh của người Mỹ như một phương tiện để diễn tả những tâm tư thầm kín trong họ. Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là bản chất Việt Nam gốc vẫn không bị phủ nhận. Điều đó đồng nghĩa với việc ở họ luôn diễn ra sự giằng xé, xung đột giữa hai thứ ngôn ngữ của hai nền văn hóa khác nhau. Và cách mà họ đã chọn là dung hòa giữa hai nền văn hóa và cũng là cách tốt nhất để họ thể hiện bản sắc thông qua những bài viết về chính cuộc đời họ. Vấn đề này được thể hiện rõ trong các tác phẩm của họ và đây cũng là vấn đề mà lý thuyết gia hậu thuộc địa quan tâm.

Thứ hai, qua việc đi sâu phân tích, chúng tôi nhận thấy rằng tính chất hậu thuộc địa biểu hiện trong những tác phẩm này khá rõ nét. Sở dĩ có được tính chất

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT DI dân VIỆT NAM của các NHÀ văn nữ ở HOA kỳ NHÌN từ lý THUYẾT hậu THUỘC địa (Trang 158 - 193)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)