6. Kết cấu luận văn
4.4. Hình ảnh mang tính biểu tượng
Khi đọc các tác phẩm này, ta có thể dễ dàng phát hiện ra được những hình ảnh được tác giả nhắc đến nhiều lần. Đó không chỉ là những hình ảnh ngẫu nhiên mà có sức ám ảnh lớn đối với tác giả và mang tính biểu tượng cao như nước (Tên du đãng mà tất cả chúng tôi đang tìm kiếm), muối (Sách muối), tượng Phật (Ăn
trộm đồ cúng của Phật). Những biểu tượng đó có ý nghĩa sâu sắc bởi qua đó, tác
giả gửi gắm nhiều thông điệp đến người đọc.
le thi diem thuy có thế mạnh về việc diễn tả bằng hình tượng và điều này được thể hiện khá rõ trong Tên du đãng mà tất cả chúng tôi đang tìm kiếm. Cô đã xây dựng thành công hai hình ảnh mang tính chất biểu tượng: Nước và Con bướm bị nhốt trong chiếc đĩa.
Trong lời mở đầu của cuốn sách, tác giả viết “Trong tiếng Việt, từ dùng chỉ nước (water) và từ dùng để chỉ một quốc gia (a nation), một đất nước (a country) và quê nhà (homeland) đều chung trong một từ “nước”.
Nước hiện lên đầy ám ảnh trong những trang viết của le thi diem thuy. Nước
có mặt ở khắp mọi nơi, trong quá khứ, trong hiện tại, trong ký ức và cả những thứ đang hiện hữu xung quanh. Nước len lỏi vào tâm hồn, vào đời sống hàng ngày của
gia đình Thúy,… Mặc dù dày đặc với những ẩn dụ và so sánh, nhưng tác phẩm của cô vẫn được cắt tỉa một cách tỉ mỉ và gọn gàng. Nước được thể hiện trong những hình ảnh khác nhau, dường như không có sự trùng lắp: hồ bơi, vùng biển, sự chết đuối của người anh trai, vòi nước,… đa phần sự xuất hiện của nước đều đi kèm với biểu tượng.
Có thể nói, bằng tài năng và sự quan sát tinh tế, le thi diem thuy đã xây dựng thành công những biểu tượng từ những điều quá đỗi quen thuộc trong cuộc sống chúng ta. Trước hết, nước là biểu tượng của quê nhà. Nước hiện lên qua hình ảnh hồ bơi ở khu chung cư mà gia đình nhân vật đang sinh sống. Mỗi ngày, Má đều tìm thấy sự an ủi, khuây khỏa trong cảnh những đứa trẻ bơi lội, chơi đùa,… Hình ảnh ấy đã làm sống dậy trong Má vùng biển của quê hương (nhà bà ở ven biển khi còn ở Việt Nam) và giúp bà đỡ nhớ nhà hơn. Khi ông chủ chung cư rút hết nước trong hồ và lấp đầy nó bằng đá và xi măng, Má cảm thấy như mình bị tước đi niềm hy vọng cuối cùng. Bà chỉ còn biết nói trong nỗi nghẹn ngào “Nhìn cái gì ở đó bây giờ?”
[15, tr.69]. Hình ảnh duy nhất gợi nhớ quê nhà đã bị xóa đi mãi mãi. Không có nó, mọi thứ dường như trống rỗng, sợi dây kết nối với quê hương cũng bị cắt đứt, điều đó đã đẩy Má về với cảnh cô đơn, trống vắng hiện tại. Đối với Ba, khác với vẻ ngoài cứng rắn của một người đã từng là một “tên du đãng”, lòng Ba vẫn đau đáu khi nghĩ về quê nhà “Ông ngủ và nghĩ về một nơi xa trong ngàn dặm miền quê từ
cảnh hoặc âm thanh hoặc mùi của biển” [15, tr.133]. Nỗi nhớ cố hương của những
người con xa xứ được hòa quyện với nước làm cho nỗi nhớ ấy cứ lan ra mãi.
Nước là biểu tượng của nỗi đau. Nước gắn liền với cái chết của người anh
trai ở quê nhà. Cái chết ấy đã ám ảnh các thành viên trong gia đình. Đối với Tôi, đó là chiếc cầu kết nối giữa quá khứ và hiện tại. Tuy Thúy đã bước chân lên nước Mỹ nhưng hình ảnh người anh trai vẫn hiện hữu bên cô, đưa cô trở về với quá khứ, với quê nhà. Những mất mát, đau thương trong chiến tranh ùa về trong cô mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cô sợ hãi, cô trốn chạy, nhưng càng chạy thì nó càng đuổi theo. Quá khứ cứ bám riết lấy cô và dường như nó không thể nào buông tha nạn nhân của nó. Đối với Má, đó là nỗi mất mát lớn nhất trong cuộc đời bà, Má luôn tự dằn vặt mình
về cái chết của anh trai vì bà đã không thể cứu anh thoát khỏi nước. Bà đau đớn, quằn quại khi ôm xác đứa con trai chết đuối vào lòng. Câu chuyện ấy đã xảy ra từ rất lâu, nhưng khi nhìn tấm hình của anh, bà lại không cầm được nước mắt. Bà đổ lỗi tất cả cho Ba. Cứ như thế, nỗi đau này chưa nguôi, nỗi đau khác lại ập đến, điều đó đã làm xáo trộn cuộc sống gia đình.
Nước hiện lên đầy ám ảnh. Nướcđã mang Thúy, gia đình cô và những người dân tỵ nạn khác rời xa quê nhà. Đến khi đặt chân lên nước Mỹ, hình ảnh này vẫn còn bám riết lấy họ, đẩy họ vào một nỗi sợ tột cùng: “Giọng nói của ba tôi trầm
buồn, vang từ sâu dưới giống như một con ếch hát dưới đáy giếng vậy. Khi tôi nghe
thấy chúng, tôi có thể nhìn thấy những chiếc thuyền trôi nổi quanh đầu ông. Những
chiếc thuyền đầy người đang cố gắng tới một nơi nào đó” [15, tr.10]. Chỉ có những
người trong cuộc mới hiểu thấu những nỗi đau, sự mất mát trong hành trình vượt biên đầy gian khổ và nước mắt ấy. Vì vậy, họ sợ phải đối diện với nó một lần nữa:
“Ba chúng tôi rất sợ quay trở về với việc trôi nổi trên biển, vì vậy, ông dặn chúng
tôi phải nhớ một điều là phải biết ơn Melvin vì đã mở cánh cửa cho chúng tôi và
điều này rất quan trọng” [15, tr.6]. Nước đã chia cắt Má với Ba và Tôi trong một thời gian. Hình ảnh Má đứng trên bờ biển cùng với tiếng kêu của bà chìm lẳn trong nhiều tiếng kêu khác vẫn như in sâu vào tâm trí của Ba “Nhiều năm sau, thậm chí sau khi gia đình tôi được đoàn tụ, cha tôi vẫn nhớ những giọng nói này như bức tường ngăn cách giữa Việt Nam và Mỹ hoặc một cái lưới trôi nổi, mỗi giọng nói liên kết tới gần bờ như một nút thắt của nỗi đau” [15, tr.105].
Nước là biểu tượng cho sự hy vọng. Trong chương đầu tiên, mẹ của Thúy đã
bị bỏ lại trong chuyến vượt biên của cô với Ba, mãi tới sau này bà mới được đoàn tụ với gia đình. Trên đất Mỹ, Ba và bốn người chú mỗi người đều chăm chú vào công việc, không có ai ở bên cạnh để quan tâm, chia sẻ, vì thế, Thúy cảm thấy vô cùng cô đơn. Cô cần Máở bên cô lúc này. Vì vậy, Thúy đã “bật tất cả những vòi nước” [15, tr.12] chỉ với hy vọng duy nhất là nước sẽ tràn vào và đưa cô trở về với đại dương bao la để cô có thể gặp lại mẹ cô một lần nữa.
Trong phần cuối của tác phẩm, le thi diem thuy lại đưa người đọc đến với biển, với nước. Nhưng khác những lần trước, nước không còn hiện lên như một sự ám ảnh, mất mát,… mà nước lại mở ra những điều tốt đẹp ở tương lai. Nước không còn nặng trĩu, giờ đây đến với biển, hòa mình với nước, họ cảm thấy tâm hồn mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn “Cha tôi chở chúng tôi tới biển, mẹ tôi và tôi vào mùa xuân đầu tiên ở Cali. Khi chúng tôi đi ra nước, trong sự im lặng theo sau mỗi
con sóng vỡ phân tán khuấy động của ánh sáng xuất hiện trên cát. Chúng tôi ngắm
nhìn những con cá bạc đầy trăng đang vùng vẫy trên biển. Khi cha mẹ tôi đứng trên
biển dựa vào tôi, tôi chạy, như một con chó được mở xích, chạy đến ánh sáng” [15,
tr.157]. Như vậy, le thi diem thuy không đẩy nhân vật chìm trong sự bi quan, tuyệt vọng. Kết thúc tác phẩm là những trang văn tươi sáng, tràn ngập màu hồng hy vọng của tương lai, thay vào bức tranh u tối trong quá khứ.
Rời khỏi Việt Nam và theo Bađến định cư ở Mỹ từ khi còn rất nhỏ, không có Má ở bên cạnh, Ba và những người chú đều có mối bận tâm riêng, Thúy chỉ biết thả hồn mình vào việc trò chuyện với những con vật bằng thủy tinh trong phòng làm việc của ông Melvin. Một vật cô bé yêu thích nhất là con bướm trong đĩa thủy tinh. Đây là người bạn đã đồng hành cùng cô trong những chuỗi ngày cô đơn. Với ý nghĩ non nớt của mình, Thúy tưởng tượng ra rằng con bướm vẫn còn sống, đang vùng vẫy trong lớp bọc thủy tinh và cần sự giúp đỡ. Chính vì vậy, cô đã đập vỡ chiếc đĩa và giải phóng con bướm ra ngoài. Ở đây, hình ảnh con bướm không chỉ được miêu tả một cách đơn thuần mà nó còn mang ý nghĩa ẩn dụ - biểu tượng cho sự tự do.
Thúy đã chiến đấu, dằn vặt, đau đớn trong những sự mất mát, nhưng dường như những điều đó cứ liên tục tái diễn trong cuộc đời của cô. Cô đã mất đi quê hương, mất đi người anh trai yêu thương, mất nơi ở đầu tiên khi bước chân tới Mỹ,… và những đau thương ấy Thúy chỉ biết chia sẻ với những con vật vô tri vô giác. Hình ảnh con bướm bị nhốt trong chiếc đĩa đã đánh bật cô trở lại với ký ức của những ám ảnh thời chiến tranh. Thúy tưởng tượng mình chính là con bướm ấy, đang bị giam cầm trong xiềng xích của sự cô đơn, vì vậy, cô muốn con bướm được tự do bay lượn trên bầu trời xanh thẳm, đầy ánh nắng. Thả con bướm trở về với cuộc sống
của nó cũng đồng nghĩa với việc Thúy đã tự phá đi chiếc gông đã đè nặng trong tâm hồn cô từ bấy lâu nay. Điều này đã chứng tỏ ước mơ về sự tự do đã trở thành khát khao cháy bỏng trong cô. Cô cần được giải phóng khỏi cái hiện tại ngột ngạt, bức bách. Cô muốn tìm đến mảnh đất của sự tự do, đến chân trời hạnh phúc. Điều ấy đã thôi thúc cô đập vỡ chiếc đĩa thủy tinh dù Thúy biết rằng một kết thúc không mấy tốt đẹp sẽ đến với cô và những người thân.
Trong lời tâm sự với độc giả về tiêu đề Sách muối, Monique Truong đã nói
“Muối dùng trong bếp để nấu ăn, muối chứa trong mồ hôi, nước mắt, nước biển.
Văn chương Thánh Kinh cũng ghi chép câu truyện người vợ của Lot bị biến thành
một cột muối cũng chỉ vì đã ngoái cổ ngó lại căn nhà nàng, ngoảnh lại nhìn thành
phố Sodom. Muối có trong, xuất phát từ đồng lương, từ lao động (salt=salary).
Cuốn sách về một nguyên liệu thiết yếu, có mặt cùng khắp nhưng luôn luôn không
được coi trọng trong món ăn cũng như trong đời sống! Có bao giờ trong đời bạn
thèm muối, ngậm hột muối trong miệng không thấy mặn chát mà lại thấy ngọt?
Người viết tác phẩm này cũng như những người đã trải qua khổ đau như tôi đã
từng thấy muối ngọt!” [Dẫn theo Đào Trung Đạo, 28]. Cũng vì lý do ấy, muối đi
vào tác phẩm của Monique Truong là một hình ảnh đầy tính biểu tượng.
Trước hết, muối biểu tượng cho nỗi khổ của người dân thuộc địa phải chịu đựng trên chính đất nước của họ trong thời kỳ cai trị của thực dân. Bình là đầu bếp trong dinh Thống sứ Pháp, hơn ai hết, anh hiểu được sự vất vả của những người dân thuộc địa phải làm việc cho Pháp. Dưới ách thống trị của thực dân, những con người nhỏ bé đó phải chịu trăm bề khổ cực, họ phục vụ kẻ khác nhưng họ không được mang ơn bởi những kẻ ấy, ngược lại, họ còn bị chà đạp, coi thường. Trong nhãn quan của Quý Ông và Quý Bà, họ chỉ là những nô lệ, những “tên đần độn”. Hơn thế nữa, những giá trị họ tạo ra bằng chính nước mắt, mồ hôi của mình nhưng lại không được thực dân thừa nhận. Thân phận của họ chẳng khác nào những hạt
muối “có mặt cùng khắp nhưng luôn luôn không được coi trọng trong món ăn cũng
Thứ hai, muối còn biểu tượng cho những mất mát, đau thương. Quê nhà hiện lên trong Bình chỉ là những cay đắng, xót xa với những tiếng chửi rủa của Ông Già và sự ghẻ lạnh của đồng bào. Vì thế, khi đặt chân lên nước Pháp, Bình quyết rũ bỏ cái quá khứ đầy đau đớn ấy. Anh cố quên nó đi bằng cách thả hồn vào những món ăn Pháp, nền văn hóa Pháp. Cuộc sống yên bình chưa được bao lâu thì lá thư của anh Minh gửi từ quê nhà đến đã làm xáo trộn tất cả. Cầm lá thư trên tay, anh cảm nhận được hương vị “muối” của quê hương “Tôi chắc chắn đó là vị chát của muối, nhưng cái mà tôi cần là loại gì: nhà bếp, mồ hôi, những giọt nước mắt hay biển?”
[13, tr.5]. Tất cả quá khứ lại hiện về trong anh và trái tim anh như bị “xát muối” như đọc những dòng chữ ấy. Song hành với quá khứ là nỗi đau, quá khứ đã mất đi nhưng một khi được tái tạo nó sẽ khiến người ta cảm thấy cô đơn, mất mát nhiều hơn.
Trên đất Pháp, mọi thứ đối với Bình đều lạ lẫm, từ người cho đến cảnh vật xung quanh. Điều tồi tệ nhất, trong nhãn quan của người Pháp, anh chỉ là cái khác
so với họ. Đứng chênh vênh giữa hai bờ hiện tại và quá khứ, cố hương và ngoại quốc, Bình không biết sẽ đi theo con đường nào? Trở về quê nhà hay tiếp tục lênh đênh như xứ người? Điều đó khiến anh phải trăn trở. Và rồi Nguyễn Ái Quốc, người đàn ông trên cầu, đã hỏi anh “Cái gì giữ anh ở lại nơi đây?”. Câu hỏi này đã phần nào giúp anh xác định được con đường đi tiếp theo cho cuộc đời mình. Như vậy, theo chúng tôi, hình ảnh “người đàn ông trên cầu” cũng mang tính biểu tượng – biểu tượng cho quê nhà. Chính người đàn ông với cái tên giàu lòng yêu nước ấy đã gieo vào Bình những suy nghĩ khác về quê hương. Ông ấy đã làm thay đổi quan niệm bấy lâu trong anh. Bình nhận ra rằng nước Pháp chỉ là chỗ nương thân tạm thời, vì vậy, cuối tác phẩm, anh quyết định trở về quê hương.
Đối với cô bé Bích trong Ăn trộm đồ đồ cúng của Phật, tượng Phật là một thứ đầy quyền năng và cô rất thích tư tưởng của Phật giáo. Hơn thế nữa, đây còn là một hình ảnh mang tính biểu tượng – biểu tượng cho bản sắc dân tộc. Sống trong cộng đồng những người da trắng, vì vậy, Bích phải trăn trở khi xác định một căn cước cho bản thân. Cô phải đứng trước giữa hai sự lựa chọn: hoặc giữ gìn bản sắc
dân tộc hoặc hòa nhập vào nền văn hóa Tây phương. Trước đây, cô đã chọn cách ăn thật nhiều thức ăn Mỹ để trở thành một “người Mỹ thực sự”, kết quả là cô đã bị thất bại trong nỗ lực đồng hóa của chính mình. Sau này, Nội – người canh giữ di sản văn hóa dân tộc trong gia đình và bức tượng Phật đã níu tâm thức cô trở về với cội nguồn của mình. Cô nhận ra rằng cô đã “ăn trộm” một sở hữu tinh thần không bao giờ thuộc về mình.
Với việc xây dựng những hình ảnh mang tính biểu tượng, các nữ nhà văn di dân tạo ra được tính đa nghĩa cho văn bản. Điều này tạo ra được hiệu quả cao, đó là tác giả có thể gửi gắm thông điệp của mình qua hình ảnh đồng thời giúp cho người đọc tránh được sự nhàm chán khi tiếp cận tác phẩm. Bên cạnh đó, người đọc sẽ thấy hứng thú khi tự mình khám phá lớp văn bản đa tầng, đa nghĩa ấy.