6. Kết cấu luận văn
3.4. Hành trình tìm lại chính mình
Hai lần giải thoát: Lần thứ nhất, giải thoát khỏi những đau thương của quá khứ; lần thứ hai, giải thoát khỏi tình trạng cô đơn ở ngoại quốc. Thế nhưng cả hai lần họ đều bị rơi vào hố sâu của khổ đau, ở đó, sự lưu đày đang chực sẵn. Chỉ còn một cách duy nhất là đối mặt với sự thật và điều chỉnh cuộc sống trong một thế cân bằng. Điều họ cần làm nhất là truy nguyên quá khứ, thâu tóm nó về thực tại và sắp xếp lại thành một chuỗi có hệ thống. Từ đó, cái bản ngã mà họ đã đánh mất bấy lâu nay sẽ được đánh thức và tái hiện. Đây là vấn đề mà hậu thuộc địa thường nhắc tới, sự “định nghĩa lại”, mà ở đây người viết tạm gọi một cách dễ hiểu hơn đó là hành trình tìm lại chính mình – một hành trình chông chênh và đầy gian khổ.
Trên đất khách, Bình đã ngấu nghiến những từ tiếng Pháp, nền văn hóa Pháp, coi đó là thứ cứu cánh ở thực tại. Anh cố nhồi nhét những từ ngữ xa lạ vào đầu óc, nhưng sau đó anh nhận ra rằng “Sự trớ trêu trong việc đạt tới ngôn ngữ nước ngoài
là tôi chỉ tích lũy được những từ dở tệ, có ích để diễn tả vụng về những mơ ước của
Điều đó đúng, mặc dù một vài từ tiếng Pháp tôi có thể học rất nhanh, thực tế,
những từ tôi không thể nhớ và không biết. Như thể tôi không được sinh ra cùng với
chúng, như thể chúng là những hạt giống từ một loại cây chua mà một người nào
đó ăn và sau đó nhét một cách không nhã nhặn nó vào miệng tôi vậy” [13, tr.11].
Thứ ngôn ngữ chưa từng thuộc về mình thì mãi mãi không bao giờ là của mình. Đó chẳng qua chỉ là một thứ ngôn ngữ vay mượn, những con chữ vô hồn, vô cảm mà thôi. Vì vậy, anh cảm thấy thực sự chua chát khi phát ra những âm thanh ấy. Bởi lẽ, tiếng mẹ đẻ, nền văn hóa dân tộc đã bén rễ sâu trong tâm hồn mỗi con người từ khi họ được sinh ra. Làm sao quên được những câu hò, điệu hát, những lời ru của mẹ, của bà? Làm sao một tâm hồn Việt như anh có thể thấu hiểu những cái không thuộc về dân tộc mình, đất nước mình?
Một nhân vật đáng chú ý trong truyện đó là người đàn ông trên cầu. Người đàn ông ấy với cái tên Nguyễn Ái Quốc - “Tôi nghĩ đó là một cái tên của một người có trái tim không bao giờ quên quê nhà” [13, tr.247] - đã gieo vào hồn anh một hạt giống mới, giúp anh tái hiện lại quê hương. Từ những lời nói, suy nghĩ của ông ta, Bình đã nhận ra rằng, nước Pháp vẫn mãi là nước Pháp, một chỗ dung thân tạm thời đối với anh. Và cuối truyện, Bình đã quyết định quay về Việt Nam – nơi đó, những điều tốt đẹp và gia đình vẫn đang đợi anh quay về.
Sự giải thoát khỏi cô đơn mà cô bé Bích đã lựa chọn như phần trên đã nói, đó là sự hòa nhập với nền văn hóa mới. Hơn ai hết, cô bé thấm thía về sự va chạm văn hóa khá thô bạo ở Grand Rapids, Michigan, nơi toàn là những người theo đạo Cơ đốc bảo thủ và hung bạo. Bích và những đứa trẻ di dân như cô là biểu hiện rõ nhất
tính lai ghép về văn hóa. Ở chúng, sự xung đột văn hóa diễn ra một cách rốt ráo và
liên tục. Trong tác phẩm điều này được thể hiện thông qua hai phương diện tôn giáo và ẩm thực. Thứ nhất, từ trước đến giờ, Nội Bích luôn giữ lòng tôn kính với Phật, bức tượng Phật trên bàn thờ minh chứng cho điều đó (ngoài ra, bà còn thờ tổ tiên, những người đã khuất – một tín ngưỡng truyền thống của người Việt). Đối với Bích, đây là một hình tượng đầy quyền năng và những tư tưởng Phật giáo luôn có sức thu hút với cô. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, tôn giáo này bị coi đã lỗi thời trong
cộng đồng cô đang sinh sống, vì hàng xóm và bạn bè da trắng xung quanh đều theo đạo Cơ đốc. Điều này buộc nhân vật đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc tôn giáo truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, hoặc hội nhập vào đời sống sinh hoạt Tây phương. Thứ hai, trong gia đình, cô luôn được thưởng thức những món ăn thuần túy Việt Nam như chả giò, phở,… do Nội nấu. Thế nhưng, ngoài gia đình, những món ăn Mỹ luôn hiện hữu trước mắt cô, thu hút sự chú ý của cô. Mặc dù vẫn thích những món ăn Nội nấu nhưng cô khó mà “cầm lòng” mỗi khi đứng trước những thức ăn của người da trắng. Cô lại phải tiếp tục lựa chọn: Món ăn Việt hay món ăn Mỹ? Đứng trước những sự lựa chọn, nhân vật cảm thấy vô cùng bối rối. Việc xác định căn cước cho bản thân trên đất nước ngoại xứ thật không phải là điều dễ dàng như cô từng nghĩ. Chính điều đó đã khiến trong Bích (cũng như những người di dân) luôn ẩn chứa sự giằng xé, xô đẩy.
Bích đã tự giải phóng mình ra khỏi những ràng buộc về nền văn hóa cũ. Khi Bích và chị gái cô đã bị Mỹ hóa hoàn toàn (completely Americanized) (cô tự cho là như vậy), cô thấy tự hào về điều đó. Nhưng thời gian trôi qua, những suy nghĩ ấu trĩ thời thơ ấu biến mất và tự động thay thế bằng những nhận định mới, trưởng thành và đúng đắn hơn. Bản thân Bich Minh Nguyen cũng đã từng tâm sự “Tôi đã nghe rất nhiều nhạc dở, xem rất nhiều chương trình không tốt trên truyền hình, và thèm
ăn rất nhiều đồ ăn Mỹ tệ hại chỉ để thành một người Mỹ thật sự” [10]. Nhân vật đã
nhận ra rằng những việc mình làm trước kia chỉ là những suy nghĩ nhất thời. Và từ nguyên nhân đó, Bích bắt đầu cuộc hành trình tìm lại bản ngã của chính mình – một bản ngã Việt mà cô đã để mất đi trong nhiều năm qua. Bích thấy tiếc nuối và xấu hổ vì đã từ chối nguồn gốc của mình “Khi thấy những đứa trẻ bằng tuổi mình, nói chuyện với nhau, tôi đã không hiểu những gì chúng nói. Cuộc nói chuyện của chúng làm má tôi đỏ ửng. Tại sao tôi không luyện tập tiếng Việt? Tại sao tôi không ngẩng cao đầu? Mỗi ngày tôi đều chiến đấu để nhớ, thậm chí là những từ đơn giản để giao tiếp với Nội, bây giờ tất cả tôi có chỉ là chả giò của bà. Tôi lo lắng rằng những đứa con gái trong bữa tiệc buffet sẽ cười thầm tôi và Anh và gọi chúng tôi là Twinkies –
hóa Mỹ, văn hóa Việt chỉ còn là một ẩn số đối với cô. Nhưng hơn bao giờ hết, cô vẫn cảm nhận được những thứ đã từng thân thuộc với cô “Và khi ăn bánh chưng, vị của bánh có sự ngọt ngào của nếp tan trong lưỡi. Nó có vị như một điều bí mật giữ
lâu dài, cũ và quen thuộc và không thể nói ra” [10, tr.115]. Hay hương vị trong
những món ăn Việt Nam khác, những trái cây trên bàn thờ Phật,… đến những thứ đơn giản như cách cầm đũa, ngồi vắt chéo chân dưới sàn nhà của Nội vẫn không bao giờ xóa mờ trong tâm trí Bích. Hình ảnh Nội và những trái cây cúng Phật trên bàn thờ là những thứ đã níu kéo tâm thức cô trở về với cội nguồn của chính mình. Điều đó là hành trang thôi thúc Bích tìm lại bản ngã gốc – bản ngã đã bị lãng quên. Bích cũng như những đứa trẻ di dân đã nhận ra một sự thật rằng: cái nỗ lực muốn tuyên nhận một nền văn hóa, dù đó là văn hóa Mỹ hay Việt, luôn luôn được cảm thấy như việc lấy trộm một cái gì đó chẳng bao giờ thực sự thuộc về mình [29]. Vì vậy, ở Bích luôn diễn ra sự tiếp biến, giao thoa giữa hai nền văn hóa, nhưng cuối cùng cô kết luận rằng nền văn hóa dân tộc vẫn giữ một vị thế nhất định trong cô.
Văn hóa ẩm thực cũng là một khía cạnh đáng lưu tâm của nền văn hóa của một quốc gia nói chung. Việc hình thành bản ngã và tìm lại chính mình qua ẩm thực là một khuynh hướng sáng tạo và độc đáo của Bich Minh Nguyen, đem đến cho độc giả một cái nhìn thật sự mới lạ, mà một cây bút táo bạo mới làm được những điều như vậy. Song song với những món ăn Mỹ, những món ăn tinh túy và quen thuộc của người Việt cũng được quy tụ trong cuốn sách này. Những món ăn Việt – Mỹ đan xen với nhau trên những trang viết, tuy nhiên, cuối trang sách, nhân vật lại hồi tưởng về những món ăn Việt và chính nó đã giúp cho nhân vật tìm lại chính mình, trở về với ký ức của cô và nền văn hóa một thời mà cô đã vô tình đánh mất.
Và hành trình tìm lại chính mình được Bich Minh Nguyen tiếp tục với nhân vật Vân trong Short Girls (Những cô gái thấp). Vì muốn hòa nhập vào cộng đồng mới, Vân phải nỗ lực để xác định được chỗ đứng cho bản thân, nhưng cô vẫn luôn tự ti, mặc cảm về thân phận nhập cư của mình. Sau này, tác giả đã để cho nhân vật tự suy nghĩ, tự phán xét, tự hành động. Cuối cùng, Vân đã tìm lại con người thật trong cô, cô nhận ra rằng tại sao “Suốt cuộc đời mình luôn phải đứng nhón gót”.
Tương tự như tình trạng của cô bé Bích, bản thân những đứa trẻ trong Mái
tranh, mái tôn cũng ẩn chứa sự lai ghép về văn hóa. Người cha dượng của chúng
buộc chúng phải xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa Việt để tiếp thu nền văn hóa mới. Chúng phải trở thành những đứa trẻ bản xứ thật sự. Những định kiến của người lớn áp đặt vào chúng, dù muốn hay không, chúng vẫn phải tuân theo. Nhưng khi trưởng thành, Thúy hiểu ra rằng mình không thuộc về nơi này, chuyến trở về Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1996 được xem là dấu mốc quan trọng trong cuộc hành trình tìm lại chính mình của cô. Ở nơi đây, cô cảm thấy “mọi thứ đều được chia sẻ, giống như cử chỉ của dòng họ, những vẻ mặt của mọi người, những cơ thể và những nụ cười
của họ” [11, tr.204]. Cô luôn được chào đón trên quê hương. Nhân vật tìm về bên
người thân, tìm lại nguồn gốc của cô, tìm mộ của người cha đã khuất và những kỷ niệm thời thơ ấu. Tên Thúy – cái tên tiếng Việt từ lâu được thay thế bằng tên tiếng Anh April, giờ đây cô muốn biết ý nghĩa của nó – Thúy - tên một loại chim. Và khi nghe thấy người thân gọi cô bằng cái tên này, cô cảm thấy sự ấm áp, thân quen trong đó.
Nhân vật Thúy trong Tên du đãng mà tất cả chúng tôi đang tìm kiếm cũng trở về quê hương để hồi tưởng lại những ký ức của tuổi thơ “Tôi trở về ngôi nhà xưa và tôi thấy cánh cổng mở, không có những con gà. Chỉ có một con chó đang sinh con, con chó mắt màu cát. Tôi cởi giày và leo lên cầu thang. Sự mát mẻ của
sàn gạch với đôi chân trần của tôi giống như tôi đang bước vào hồ nước vậy. Tôi
trở về thăm quê hương và thăm ngôi mộ của anh trai vào ngày đầu tiên, nhưng tôi không nhận ra được mộ của anh vì đã lâu lắm rồi. Nhưng tôi vẫn cảm nhận được anh đang ở bên tôi” [15, tr.153]. Mẹ của Thúy thì trăng trối rằng nếu thân xác bà dù chỉ còn là nắm tro tàn nhưng hãy gửi bà về quê hương, mối bận tâm lớn nhất của bà luôn luôn là về Việt Nam. Đó là một ý nghĩ truyền thống: Nơi tro của một người nào đó nằm, linh hồn của người đó có thể yên nghỉ.
Điều đáng nói là những người di dân – những con chim lạc bầy ấy, cuối cùng cũng muốn bay về tổ của mình. Tất cả họ đều muốn an nghỉ tại nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình đã sinh ra, nơi còn lưu dấu biết bao kỷ niệm. Nơi đó dù chứa đầy ký
ức đau thương nhưng đó vẫn là một phần trong con người họ và họ vẫn thấy có chút gì đó thân thuộc như “những mạch máu” trong cơ thể của mình vậy. Tìm về với quê hương, với bản sắc dân tộc, họ đang truy nguyên những thứ mà họ đã đánh mất. Bởi lẽ, bản thể của họ không thể tìm thấy ở đâu khác, ngoài quê hương. Những điều đã tàn tạ một thời, giờ đây lại sống dậy hơn bao giờ hết.
Ẩn chứa bên trong những gia đình di dân là sự cộng hưởng của nhiều lĩnh vực cũng như là biểu hiện của hai nền văn hóa với những va chạm về mùi vị, về tôn giáo, về kiểu cách của mái tóc, của trang phục, của nếp sống,… Họ nói ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ nhưng tâm hồn họ vẫn là tâm hồn người Việt. Bản sắc dân tộc vẫn hiện hữu trong họ, cho dù khước từ nó, nó vẫn ăn sâu vào trong máu thịt của họ, và hành trình tìm lại chính mình bắt đầu từ đây. Trong họ, vẫn luôn day dứt, giằng xé, xung đột giữa hai ngôn ngữ, hai nền vãn hóa. Họ chới với để xác lập con đường đi cho chính mình. Ban đầu, họ tìm đến với ngôn ngữ sở tại, họ háo hức với cái mới lạ, coi đó như một thứ cứu cánh, nhưng năm tháng trôi qua, họ nhận ra một điều rằng họ vẫn nặng lòng với cố hương. Đứng giữa hai không gian tồn tại song song này, cuối cùng họ đã chọn một con đường đi riêng - quay về với cố hương, quay về nơi họ đã được sinh ra và luôn hiện hữu một phần trong tâm hồn họ. Nền văn hóa chiếm ưu thế một thời giờ đây đã bị bật rễ (uproot) để nhường chỗ cho một nền văn hóa đã lãng quên từ lâu. Họ chọn con đường đúng đắn hơn, đó là dung hòa cả hai nền văn hóa, cụ thể ở đây là những sáng tác của những nhà văn di dân tuy viết bằng ngôn ngữ tiếng Anh nhưng trong đó vẫn đậm chất Việt. Các tác giả đã phả hồn Việt vào những trang văn và làm cho bản sắc của dân tộc bừng tỉnh dậy sau những con chữ.
Thời cuộc đã thay đổi, chiến tranh đã qua đi, quê hương đã yên bình, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đất nước bao dung đã mở ra một con đường để đón nhận những người con xa xứ trở về với quê hương. Chỉ có ở quê hương, họ mới tìm lại chính mình, tìm được bản sắc mà mình đã đánh mất một thời. “Quê hương là
chùm khế ngọt”, và Người Mẹ vĩ đại ấy vẫn để dành những sự ngọt ngào nhất, thơm ngon nhất cho những đứa con thân yêu của mình.
Như vậy, hành trình tìm lại chính mình đối với những người di dân là một hành trình chông chênh và đầy gian khổ. Ở họ luôn diễn ra sự dằn vặt, giằng xé và trăn trở khi phải đứng trước những sự lựa chọn và tìm hướng đi đúng cho cuộc đời mình. Cuối cùng, họ chọn cách dung hòa giữa hai nền văn hóa, trong đó những giá trị của nền văn hóa truyền thống luôn giữ được một vị trí nhất định. Nâng lên một mức cao hơn, đó là hành trình “tự định nghĩa”của các nước cựu thuộc địa. Những nỗ lực ban đầu tìm về với văn hóa gốc của các gia này rất đáng được ghi nhận. Trên hành trình ấy, họ gạt đi những thiên kiến chủ quan, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu thêm cho nền văn hóa dân tộc. Bởi lẽ, họ hiểu rằng sự “bế quan tỏa cảng” chỉ làm cho nền văn hóa dân tộc ngày càng mục ruỗng và mờ nhạt. Không những thế, họ còn ra sức phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa của mình. Trong quá trình hòa nhập với các nền văn hóa khác, họ đã tạo ra được “không gian
thứ ba”, trong đó mọi giá trị mới đều được xác lập dựa trên những giá trị truyền