Homi K Bhabha (1949)

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT DI dân VIỆT NAM của các NHÀ văn nữ ở HOA kỳ NHÌN từ lý THUYẾT hậu THUỘC địa (Trang 34 - 58)

6. Kết cấu luận văn

1.2.3. Homi K Bhabha (1949)

Homi K. Bhabha [91] sinh năm 1949, ở Mumbai, Ấn Độ, là một trong những nhân vật quan trọng hàng đầu trong giới nghiên cứu lý thuyết hậu thuộc địa đương thời. Mới đây, ông được nhận giải thưởng Padma Bhushan của chính phủ Ấn Độ trong lĩnh vực văn chương và giáo dục.

Ông đưa ra một số thuật ngữ mới và những khái niệm quan trọng như tính lai

ghép (hybridity), sự bắt chước (mimicry), sự khác biệt (difference), tính chất nước

đôi (ambivalence), không gian thứ ba (Third Space). Những thuật ngữ này mô tả

cách thức mà những người bị trị chống lại quyền lực của kẻ thống trị. Trong đó, chúng ta chú ý đến hai khái niệm, đó là tính lai ghépkhông gian thứ ba.

Chủ nghĩa đa văn hóa (multiculturalism) đã sản sinh ra nhiều dạng thức văn hóa khác nhau, trong đó, lai ghép là dạng thức mang tính nổi trội nhất. Trên nền tảng tiếp thu một cách đầy sáng tạo từ những ý tưởng trong tác phẩm của Edward Said, Bhabha đã tạo ra khái niệm lai ghép – một trong những ý tưởng trung tâm của ông. Như mọi người thường quan niệm một khi chủ nghĩa thực dân đã lùi vào quá khứ thì nó sẽ bị khóa chặt vĩnh viễn và không có mối liên hệ nào với thực tại. Đối với Bhabha thì khác, ông tìm ra sợi dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại, từ đó, ông khẳng định lịch sử và văn hóa của những di sản thực dân để lại vẫn đang tiếp tục xâm nhập đến ngày nay. Từ đó, ông yêu cầu chúng ta thay đổi sự hiểu biết của mình về những mối liên hệ văn hóa.

Ngoài ra, Bhabha đã mở rộng khái niệm tính lai ghép từ lý thuyết văn học và văn hóa để mô tả cấu trúc văn hóa và bản sắc của nó trong sự đối kháng với thực dân. Với Bhabha, lai ghép là một quá trình trong đó chính quyền thực dân đã chuyển đổi bản sắc của các nước thuộc địa (Cái khác – Otherness) trong khuôn khổ vừa mang tính cá nhân vừa mang tính phổ biến, nhưng sau đó âm mưu của họ bị

thất bại bởi việc tạo ra một sản phẩm vừa quen thuộc nhưng lại mới mẻ đối với họ. Ông thừa nhận tính lai ghép như là một dạng thức của không gian ở - giữa (in – between space), nơi rìa/bờ diễn ra sự chuyển dịch và đàm phán, không gian đó ông gọi là không gian thứ ba. Không gian thứ ba này đóng vai trò phá vỡ và thay thế cho các diễn ngôn bá chủ thuộc địa về cấu trúc văn hóa của thực dân trước đó, lập nên một cấu trúc mới, các khởi đầu chính trị mới, nghĩa là xây dựng một không gian của riêng nó dựa trên sự laighép chứ không phải bắt chước từ các nguyên mẫu ban đầu. Đây là một nơi chứa đầy mâu thuẫn, nơi mà ý nghĩa văn hóa và các vấn đề biểu hiện không có sự thống nhất hay ổn định. Tại thời điểm thực dân đưa ra âm mưu bình thường hóa, chiến lược lai ghép mở ra một không gian thứ ba của/cho sự đàm phán, thương lượng.

1.2.4. Trịnh Thị Minh Hà (1952)

Trịnh Thị Minh Hà [105] sinh năm 1952, tại Hà Nội nhưng bà lại lớn lên ở miền Nam trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Năm 1970, bà đến định cư ở Mỹ. Tại đây, bà theo học soạn nhạc, âm nhạc dân tộc và văn chương Pháp tại Đại học Illinois. Từ năm 1994, bà dạy vấn đề về Giới tính, khoa Nghiên cứu Phụ nữ tại Đại học California, Berkeley và khoa Hùng biện từ năm 1997. Ngoài ra, bà còn dạy tại các Đại học danh tiếng khác như Havard, Smith, Cornell, San Francisco, Illinois, Ochanomizu (Tokyo),… Bên cạnh đó, bà còn là nhà sản xuất phim, nhà văn, nhà học thuật, lý thuyết gia hậu thuộc địa và một nữ quyền luận.

Trong những tác phẩm viết về hậu thuộc địa của bà, đáng lưu ý hơn cả là cuốn sách Woman, Native, Other (Phụ nữ, Bản địa, Cái khác). Bà phải mất đến 6 năm và 33 lần bị các nhà xuất bản từ chối cuốn sách này. Đến mãi năm 1989, Indiana University Press mới đồng ý phát hành. Sau đó, tác phẩm tưởng chừng như “kén độc giả” này lại được giới nghiên cứu đón nhận nồng nhiệt.

Cuốn sách này bàn về vấn đề Hậu thuộc địa và Nữ quyền [78]. Bà cho rằng

sự khác biệt (difference)sự phân chia (division) trong cách hiểu của nhiều người. Từ đó, bà xây dựng nên khái niệm sự khác biệt như là kết quả của việc những kẻ

thống trị đã đưa đến cho nền văn hóa truyền thống với tiền đề là cơ cấu về cái đặc biệt (specialness) và sự khác biệt (difference). Thực chất, đây chỉ là việc tạo ra ranh giới cho sự phân chia (division) và sự tách biệt (separation). Cách hiểu này nên được phổ biến rộng rãi, thay vì chỉ bó hẹp trong phạm vi những người phụ nữ thế giới thứ ba và phụ nữ da đen - những nạn nhân chịu sự áp đặt của nền giáo dục thống trị Tây phương. Theo đó, bà so sánh sự mất mát, thiếu hụt của người phụ nữ trong nền văn hóa truyền thống với sự mất mát, thiếu hụt của người phụ nữ ở thế giới thứ ba trong lịch sử của nữ quyền phương Tây.

Bên cạnh đó, bà còn chỉ ra nạn phân biệt chủng tộc vốn có cũng như những khiếm khuyết tồn tại trong nữ quyền phương Tây. Thực chất, nữ quyền phương Tây chỉ tập trung vào một đối tượng chính là phụ nữ da trắng. Những quyền ưu tiên đều dành cho họ, còn những người phụ nữ da màu đều chịu sự thiệt thòi hơn so với họ, đúng ra các quyền lợi phải dành cho tất cả phụ nữ. Như vậy, nữ quyền phương Tây ra đời mục đích chỉ để làm lợi cho chính họ.

Trước đây, bản sắc của phụ nữ đều được định nghĩa dựa trên bản sắc của đàn ông. Minh Hà kịch liệt phản đối điều này. Bà cho rằng “Phụ nữ không bao giờ có thể bị định nghĩa một cách như vậy được” [12, tr.96]. Sự khác biệt còn được bà mở rộng ra. Phương Tây (Western) gọi phương Đông là phi phương Tây (non – Western). Điều này có nghĩa là phương Tây định nghĩa phương Đông dựa trên cơ sở là chính họ. Tại sao những người da trắng lại không gọi họ là phi Á châu (non – Asian), hay phi Phi châu (non – African)? Từ đó, Minh Hà đặt ra tính cấp thiết của vấn đề “Nghiên cứu sự khác biệt về bản sắc của nữ giới/dân tộc là một vấn đề vô

cùng quan trọng. Đây là động thái tích cực để chống lại những chuẩn mực phân

chia của đàn ông và cái bẫy của sự xâm lược” [12, tr.101]. Có thể nói, bà đã có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng nữ quyền hậu thuộc địa – một bộ phận của thuyết hậu thuộc địa.

Ngoài ra, bà cũng có những đóng góp cốt yếu cho nền điện ảnh. Các bộ phim của bà được trình chiếu rộng rãi ở các quốc gia trên toàn thế giới [30] như Mỹ, Anh,

Hà Lan, Slovenia, Pháp, Đức, Thụy Sỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan, Jerusalem,… và nhận được các giải thưởng cao quý như “Không gian trần trụi” (Naked space) đã nhận được giải thưởng Blue Ribbon dành cho phim thử nghiệm xuất sắc nhất tại liên hoan phim quốc tế Mỹ và giải Athena Vàng dành cho phim tài liệu thử nghiệm xuất sắc nhất tại liên hoan phim quốc tế Athena 1986. “Họ Việt, tên Nam”

(Surname Viet, Given Name Nam) đã nhận được giải thưởng danh dự tại liên hoan

phim quốc tế Bombay, giải thưởng nghệ thuật từ hội đồng khuyến trợ nghệ thuật đương đại và giải thưởng Blue Ribbon tại liên hoan phim và Video Hoa Kỳ,… Hầu hết các bộ phim của bà đều lấy bối cảnh thời hậu thuộc. Những vấn đề như bản sắc, văn hóa dân tộc, phụ nữ,… - những vấn đề thuyết hậu thuộc địa quan tâm – cũng được đề cập khá nhiều trong những bộ phim của bà.

Ngoài ba lý thuyết gia kể trên còn có các lý thuyết gia khác cũng đóng vai trò quan trọng không kém như Frantz Fanon, nhà triết học cũng là nhà văn, những tác phẩm của ông có ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực của thuyết hậu thuộc địa, thuyết phê bình và chủ nghĩa Mác. Vấn đề hậu thuộc địa được ông quan tâm đó là sự phi thực dân hóa và tâm lý của thực dân,… hay các nhà nghiên cứu khác như Syed Alatas, La Paperson, Chandra Talpade Mohanty, Walter Mignolo, Masood Ashraf Raja,…

Bên cạnh đó, một số học giả đã lấy việc nghiên cứu văn hóa và văn học Việt Nam thời hậu thuộc làm nguồn cảm hứng của mình, có thể kể đến: Jack Yeager với

Tiểu thuyết Việt Nam viết bằng tiếng Pháp: Lời đáp văn học cho chủ nghĩa thực

dân”, Đại học New England ấn hành, năm 1987, Sharon Julie Lim-Hing với “Tiểu thuyết Việt Nam bằng tiếng Pháp: Lại viết về cái tôi, giới tính và dân tộc”, luận án Đại học Harvard (1993); Nancy Marion Kelly với “Mối liên kết giữa Sài Gòn –

Paris: Marguerite Duras và Linda Lê: Cuộc sống lưu vong và chủ nghĩa thực dân”,

Luận án Tiến sĩ Đại học Boston, năm 2003,…

Từ bức tranh toàn cảnh trên, chúng tôi nhận thấy hậu thuộc địa đang mở rộng phạm vi nghiên cứu của nó, không những trong nhiều lĩnh vực mà còn mở rộng ra

nhiều quốc gia, kể cả những quốc gia không phải là thuộc địa hay thực dân cũ. Điều này chứng tỏ sức lan tỏa của thuyết hậu thuộc địa ngày càng mạnh mẽ hơn trong thời đại hôm nay. Vì vậy, việc nghiên cứu thuyết này là hợp quy luật và xu thế của thời đại, và rất cần thiết đối với một nước cựu thuộc địa như Việt Nam (vấn đề này sẽ được chúng tôi đề cập ở những phần sau).

1.3. Một số khái niệm chính

Foucault khi đề cập đến mối quan hệ phức tạp về diễn ngôn và quyền lực đã diễn giải như sau: “Diễn ngôn có thể vừa là một công cụ, vừa là hệ quả của quyền

lực; đồng thời, cũng là một vật cản, một khối chướng ngại vật, một mũi kháng cự và

một điểm bắt đầu cho chiến lược đấu tranh. Diễn ngôn làm lan truyền và sản sinh

quyền lực, nó củng cố chính nó, nhưng cũng hủy hoại nó và phơi bày nó, làm cho

nó yếu đi và khiến nó có thể gây trở ngại cho chính nó” [Dẫn theo Nguyễn Thị

Ngọc Minh, 39], suy ra một cách dễ hiểu hơn, ẩn sau diễn ngônắt hẳn là quyền lực. Vào thế kỷ XIX, với trình độ khoa học kỹ thuật cao, phương Tây đã lập ra hệ thống các diễn ngôn (discourse) (đa phần xác lập mối quan hệ giữa phương Đông và phương Tây) để tiến hành âm mưu chính trị của mình. Sau khi “tung” ra hàng loạt các diễn ngôn, thực dân bắt tay ngay vào hành trình chinh phạt thế giới. Diễn ngôn thực dân đã làm cho các nước thuộc địa đến nay vẫn chưa hết bàng hoàng. Vì vậy, lý thuyết hậu thuộc địa phải khám phá cho được những bí ẩn bị che giấu dưới lớp ngôn từ “dối trá” của thực dân. Sau khi đã cày xới tận cùng những bản chất và mục tiêu trong diễn ngôn thực dân, lý thuyết hậu thuộc địa đi đến xác lập diễn ngôn hậu thuộc địa dựa trên nền tảng bác bỏ diễn ngôn thực dân. Đây chính là công cụ đắc lực để vạch trần những âm mưu thâm độc của chủ nghĩa thực dân một thời. Từ đó, hướng tới việc xây dựng một thế giới công bằng, tự do và bình đẳng.

Dưới đây, chúng tôi trình bày ba khái niệm (mà chúng tôi cho là quan trọng) trong diễn ngôn hậu thuộc địa, bao gồm: Cái khác, Sự bắt chước và Tính lai ghép:

1.3.1. Cái khác (Otherness)

Cái khác (Otherness) khác với sự khác biệt (difference)cái khác bao gồm cả sự khác biệt lẫn bản sắc. Cái khác tự nó là một bản sắc và bản sắc ấy được hình thành chủ yếu dựa trên sự phân biệt với những bản sắc khác đang chiếm giữ vị trí trung tâm [42]. Trong diễn ngôn thực dân, thuật ngữ này đóng một vai trò rất quan trọng. Vì vậy, muốn tìm hiểu được bản chất của thực dân, ta phải giải mã cho được khái niệm này.

Theo cách hiểu của chúng tôi, cái khác là cơ sở để định nghĩa cái còn lại, nhờ nó mà một cá nhân, một nhóm người hay thậm chí một nền văn hóa,… được xác lập. Nói một cách đơn giản hơn, đây là điều kiện tiên quyết để định nghĩa bất kỳ sự vật, hiện tượng nào đó.

Trong diễn ngôn của mình, phương Tây luôn tự coi họ là trung tâm còn phương Đông luôn là ngoại biên của sự khác biệt. Quan niệm này được thể hiện trước hết ngay trong tên gọi. Thay vì dùng phương Tây (Western) và phương Đông (Eastern), họ lại thay bằng phương Tây (Western) và phi phương Tây (non – Western). Ngay trong tên gọi, ta thấy nổi bật lên chủ thể nhận thức ở đây chính là phương Tây, tiền tố “non” như là một sự phủ định hoàn toàn, phủ định sạch trơn những cái không phải là nó. Tương tự như vậy, những tính chất lười biếng, phi lý, thiếu văn minh,… đều liên quan đến phương Đông. Và hiển nhiên, tự động những tính chất năng động, hợp lý, văn minh,… sẽ biến thành tính chất của phương Tây. Qua đó, ta thấy rằng phương Tây đã tự định nghĩa chính họ dựa trên sự định nghĩa về phương Đông.

Lùi về lịch sử trước đây, sự khởi đầu của chủ nghĩa thực dân là các nước châu Âu đến tiếp xúc với các quốc gia phương Đông. Qua một thời gian, họ nhận thấy rằng nền văn hóa phương Đông thấp kém hơn so với văn hóa của họ. Trên cơ sở đó, họ thiết lập ra những nghiên cứu khoa học về phương Đông, mà họ gọi là

Từ đó, những người châu Âu chia thế giới ra làm hai phần: phương Đông và phương Tây hoặc văn minh (civilized) và thiếu văn minh (uncivilized). Đây hoàn toàn là một ranh giới giả tạo, và nó dựa trên nền tảng của khái niệm họ (them) và

chúng ta (us) hoặc của họ (theirs) và của chúng ta (ours). Dựa trên khái niệm này, một đường biên giới ảo được vẽ ra đã phân tách những gì thuộc về chúng ta và những gì thuộc về họ.

Ngoài ra, những người châu Âu sử dụng khái niệm Đông phương học để định nghĩa chính họ. Một vài thuộc tính riêng biệt liên quan đến phương Đông và bất cứ điều gì thuộc phương Đông đều không phải của phương Tây, đều là cái khác

so với phương Tây. Những người châu Âu định nghĩa chính họ như là một chủng tộc cao cấp hơn trong tương quan so sánh với phương Đông, và họ biện hộ cho chủ nghĩa thực dân của họ bằng khái niệm này. Thông qua việc xác định văn hóa Ðông phương là không thay đổi, là yếu kém, hạ đẳng, lạc hậu, hư hỏng và từ đó, họ chứng minh rằng văn hóa Tây phương là tốt đẹp, cao cả, ưu thế. Vì vậy, họ cho rằng đó là lý do họ phải khai hóa văn minh cho các nước này.

Để đạt được lý tưởng họ đề ra, họ phải chiếm các nước phương Đông làm thuộc địa và đặt ra luật lệ cho người dân ở đây. Họ nói rằng những người phương Đông không có khả năng tự vận hành một nhà nước riêng. Và họ sẽ là người đại diện, thay mặt những người phương Đông thực hiện nhiệm vụ “thiêng liêng” ấy. Theo đó, họ sẽ áp đặt những tiêu chuẩn truyền thống của phương Tây lên phương Đông. Họ sẽ gửi người từ mẫu quốc đến phương Đông và sống chung với những con người này để dễ bề “quan sát”.

Như vậy, phương Tây đã tạo ra ý niệm về phương Ðông như là cái khác của phương Tây để tăng cường quyền lực của họ. Từ đó khai sinh ra chủ nghĩa thực dân/đế quốc được ngụy trang dưới chiêu bài khai hóa thuộc địa.

Chẳng hạn, trong diễn ngôn thực dân Pháp, chúng tự xưng mình là dân tộc có nền văn minh ưu việt và tự nhận trách nhiệm khai hóa cho các nước Đông

Dương. Từ đó, chúng tự nhận mình là mẫu quốc và thực hiện chế độ bảo hộ ngay trên các nước này. Có thể kể đến như:

Trong diễn văn ngày 28/7/1883, đọc trước Quốc hội Pháp, Jules Ferry đã nhiệt thành khẳng định: “Tôi lặp lại rằng các chủng tộc ưu việt có một quyền, bởi vì

họ có bổn phận. Họ có nhiệm vụ khai hóa văn minh cho các chủng tộc hạ đẳng”

“Nước Pháp cần một thứ lý tưởng, chính trị khác nữa: rằng nó không thể chỉ là một

xứ sở tự do, rằng nó còn phải trở nên một đất nước vĩ đại, hành xử tất cả ảnh

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT DI dân VIỆT NAM của các NHÀ văn nữ ở HOA kỳ NHÌN từ lý THUYẾT hậu THUỘC địa (Trang 34 - 58)