Phoå UV cuûa 8 dòch höùng ôû phaân ñoaïn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng khai thác một số dược liệu thuộc chi citrus trồng ở việt nam (Trang 93 - 97)

P. ñoaïn N ñoaïn MP

H.3.31. Phoå UV cuûa 8 dòch höùng ôû phaân ñoaïn

- Hàm lượng tạp kém phân cực và phân cực tính theo naringin được ghi nhận trong bảng 3.27.

Bảng 3.27. Hàm lượng tạp chất tính theo naringin trong quá trình rửa giải

Tạp chất Hàm lượng tạp tính theo naringin (%) Hàm lượng TB (%) Cột 1 Cột 2 Cột 3

Kém phân cực 5,97 5,65 5.71 5,78

Phân cực mạnh 17,3 15,69 19,18 17,39

Nhận xét: Trong dịch chiết flavonoid toàn phần có khoảng 23 % ( = 5,78 % +

17,39 %) là các thành phần ngoài naringin.

Tóm lại: Để thu được phân đoạn giàu naringin bằng cột SPE, dịch chiết toàn

phần của 1 g bột vỏ Bưởi (chiết theo phương pháp ở sơ đồ 3.9) được cô bớt dung môi, cho vào bình định mức 50 ml, bổ sung MeOH đến vạch. Lấy 0,25 ml dịch

chiết này cho lên cột SPE, chờ dịch chiết thấm đều vào trong silica gel rồi hút chân không trong 10 phút. Loại tạp kém phân cực bằng cách rửa cột với 15 ml hệ dung môi CHCl3-MeOH (9:1), thu phân đoạn giàu naringin bằng cách rửa cột với 40 ml hệ dung môi CHCl3-MeOH (8:2). Cô phân đoạn naringin đến cắn. Hoà cắn với MeOH, cho vào bình định mức 25 ml, bổ sung dung môi đến vạch. Tiến hành đo độ hấp thu ở 283 nm để xác định hàm lượng naringin.

Khảo sát động học của dung dịch thử (độ ổn định của A): Chiết 1g bột vỏ Bưởi

(theo phương pháp ở sơ đồ 3.9) và tách naringin bằng cột SPE như trên. Đo độ hấp thu UV của dung dịch thử theo từng khoảng thời gian cố định (10 phút) và kéo dài trong 4 giờ. Kết quả được ghi nhận trong bảng 3.28 và biểu đồ 3.4.

Bảng 3.28. Biểu diễn sự thay đổi độ hấp thu của dung dịch thử theo thời gian

Thời gian (phút)

Độ hấp thu (A)

Thời gian (phút)

Độ hấp thu (A)

Thời gian (phút)

Độ hấp thu (A) 0 0,2531 80 0,2535 160 0,2538 10 0,2537 90 0,2534 170 0,2542 20 0,2532 100 0,2539 180 0,2544 30 0,2538 110 0,2538 190 0,2542 40 0.2527 120 0,2537 200 0,2544 50 0,2534 130 0,2538 210 0,2549 60 0,2534 140 0,2540 220 0,2542 70 0,2542 150 0,2535 230 0,2532

Nhận xét: Độ hấp thu của dung dịch thử thay đổi không đáng kể trong 4 giờ.

Độ lặp lại của mẫu thử

Chuẩn bị 6 mẫu thử theo như các phương pháp chiết xuất và tách naringin ở trên . Đo độ hấp thu ở 283 nm. Kết quả được ghi nhận trong bảng 3.29

Bảng 3.29. Kết quả khảo sát độ lặp lại của phương pháp định lượng trên mẫu thử

STT

Độ hấp thu (A)

Nồng độ mẫu

đo (g/ml) Xử lý số liệu (P = 0,95; n = 6)

1 0,271 9,03 X = 9,28 2 0,271 9,03 SD = 0,258 3 0,275 9,17 RSD = 2,79% 4 0,279 9,30 e =  0,272 5 0,283 9,43  = 9,28  0,272 6 0,291 9,70

Nhận xét: Kết quả cho thấy phương pháp định lượng có độ lặp lại cao.

Độ đúng của mẫu thử

Độ đúng được thực hiện trên 3 mẫu vỏ Bưởi (1g/mẫu). Cho lần lượt vào 3 mẫu trên một lượng naringin chuẩn có hàm lượng bằng 80%, 100% và 120% hàm lượng naringin đã xác định /1g dược liệu (trung bình là 46,4mg /g vỏ bưởi). Chiết xuất flavonoid toàn phần theo phương pháp ở sơ đồ 3.9 và tách naringin bằng cột SPE. Xác định hàm lượng naringin của các mẫu vừa thêm chuẩn. Từ đó suy ra tỉ lệ phục hồi. Việc xác định được lặp lại 3 lần cho mỗi hàm lượng (Bảng 3.30)

Bảng 3.30. Kết quả khảo sát độ đúng của mẫu thử

Lượng naringin thêm vào (µg/ml)

Lượng naringin tìm thấy (μg/ml)

Tỉ lệ phục hồi (%)

Tỉ lệ phục hồi TB (%) 7,42 7,33 98,82 100,58% 7,47 100,74 7,58 102,2 9,28 9,13 98,43 98,7%

9,00 97,03 9,33 100,64 11,13 10,78 96,84 96,84% 10,62 95,49 10.92 98,18 TB 98,71%

Nhận xét: Phương pháp định lượng cho tỷ lệ phục hồi 98,71% (RSD = 1,29%),

đáp ứng cả độ đúng lẫn độ chính xác, ít bị ảnh hưởng bởi sai số hệ thống hay sai số ngẫu nhiên và nếu có là ở mức độ xác xuất chấp nhận được.

Kết luận:

Kết quả khảo sát cho thấy phương pháp định lượng naringin bằng đo quang cho kết quả tốt về độ tương quan tuyến tính từ 1- 70 µg/ml, độ lặp lại, độ đúng cao và có thể áp dụng phương pháp này để định lượng naringin trong vỏ quả một số giống Bưởi ở các địa phương.

Phương pháp định lượng naringin từ vỏ Bưởi

Từ các kết quả đã khảo sát trên đây, phương pháp định lượng naringin trong vỏ Bưởi được xây dựng như sau:

Bột vỏ Bưởi (1g) được chiết bằng cách đun hồi lưu cách thủy với MeOH 4 lần (100, 50, 30, 20 ml), mỗi lần đun trong 60 phút. Gộp và cô bớt dịch chiết trên bếp cách thủy, cho vào bình định mức 50 ml, bổ sung MeOH đến vạch. Lấy chính xác 0,25 ml dung dịch này cho lên cột SPE, chờ dung môi thấm vào silica gel, hút chân không trong 10 phút. Cho 15 ml dung môi CHCl3 - MeOH (9:1) lên cột khai triển để loại tạp kém phân cực. Thu phân đoạn giàu naringin bằng cách rửa giải cột với 40 ml CHCl3 - MeOH (8:2). Cô phân đoạn naringin đến cắn trên bếp cách thủy. Hoà tan cắn trong MeOH, cho vào bình định mức 25 ml, bổ sung MeOH đến vạch. Đo độ hấp thu ở 283 nm.

Hàm lượng naringin trong dược liệu được tính theo công thức sau: 6 10 ) 1 ( 100 5000       a m Co hay ) a 1 ( m 2 Co   

X : Hàm lượng naringin trong dược liệu (%)

Co : Hàm lượng naringin /dung dịch đo (μg/ml), tính dựa vào đường cong chuẩn. m : Khối lượng dược liệu (g)

a : Độ ẩm dược liệu (%)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng khai thác một số dược liệu thuộc chi citrus trồng ở việt nam (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)