Chieát xuaát hesperidin töø voû Cam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng khai thác một số dược liệu thuộc chi citrus trồng ở việt nam (Trang 128 - 129)

CHÖÔNG 4: BAØN LUAÄN

4.2.2. Chieát xuaát hesperidin töø voû Cam

Hesperidin là 1 flavanon rất kém tan trong nước, ethanol và methanol ở nhiệt độ phòng và hầu như không tan trong các dung môi kém phân cực khác. Ngược lại, nó tan rất dễ dàng trong các dung dịch kiềm. Chúng tôi đã thăm dò được 3 phương pháp chiết xuất hesperidin từ vỏ Cam. Phương pháp dùng ethanol 96% nóng cho hiệu suất (0,8%), phương pháp dùng methanol nóng cho hiệu suất (1,7%) và phương pháp dùng dung dịch NaOH loãng / EtOH 70% cho hiệu suất 1,9% với hàm lượng hesperidin đạt từ 80 – 90% mà không cần phải qua khâu tinh chế.

Dùng dung dịch cồn kiềm để chiết có thể được xem là 1 điểm mới của đề tài. Trong phương pháp này, bột dược liệu được ngâm trong dung dịch cồn kiềm theo tỉ lệ 1 dược liệu / 10 dung môi, thời gian ngâm 12 giờ ở nhiệt độ phòng. Dịch chiết sau đó được tẩy màu bằng than hoạt, trung hoà đến pH 6 bằng acid sulfuric 20%, cô thu hồi dung môi đến khi còn khoảng 1/4 thể tích ban đầu, để kết tủa, lọc, rửa hesperidin lần lượt với nước và cồn cho đến khi tủa trắng. Sấy ở 60 OC cho đến khô. Phương pháp mang tính khả thi cao, chỉ cần các trang thiết bị đơn giản, hoá chất, dung môi dễ tìm, có thể triển khai ở quy mô pilot và có thể được dùng để chiết hesperidin từ các nguồn nguyên liệu khác như vỏ chanh hay vỏ quít khô hoặc tươi. So với phương pháp chiết bằng nước kiềm của tác giả Bok Song-Hae [14] thì hiệu suất chiết đạt 1,9% với chất kiềm là dung dịch bảo hoà Ca(OH)2, hàm lượng hesperidin trong sản phẩm chiết đạt 64 – 65%; với chất kiềm là dung dịch NaOH 0,5% thì hiệu suất chiết đạt 4,7% nhưng hàm lượng hesperidin chỉ đạt từ 20 – 31%. Do đó sản phẩm còn quá nhiều tạp và cần phải qua khâu tinh chế trước khi sử dụng.

Trong phương pháp chiết bằng cồn kiềm của chúng tôi, chất kiềm được dùng để hoà tan hesperidin (dưới dạng hesperidin phenolat và hesperidin chalcon phenolat), các flavonoid khác và acid pectic có trong vỏ quả. Trong giai đoạn trung hoà chất kiềm và cô bớt dung môi, hesperidin sẽ tủa do tính tan kém trong nước. Trong giai đoạn lọc và rửa; nước được dùng để loại các muối được tạo ra trong quá trình trung tính hoá, acid pectic và một số tạp phân cực khác; cồn được dùng để loại các tạp màu kém phân cực còn bám theo và giúp cho tủa hesperidin mau khô hơn trong quá trình sấy. Độ cồn 70% là hợp lý để hoà tan hesperidin khi ở dạng muối và cũng hạn chế bớt sự hoà tan của pectin. Nguồn

nguyên liệu có thể là bã quả Citrus tận thu sau công nghệ nước ép trái cây hoặc

công nghệ chưng cất tinh dầu như ở các nước khác đã làm.

Phương pháp chiết bằng cồn kiềm cũng đã khắc phục được trở ngại thường gặp của quy trình chiết hesperidin bằng nước kiềm là vấn đề lọc vì độ nhớt của dịch chiết đã giảm đi nhiều trong môi trường cồn, thứ 2 là giảm được tạp pectin và thứ 3 là giảm được tạp màu nên sản phẩm khá trắng và có hàm lượng hesperidin cao. Trong môi trường cồn 70% vi khuẩn và nấm mốc cũng khó phát triển được. Từ hesperidin, nếu dùng những tác nhân oxy hoá thích hợp, có thể chuyển hesperidin thành 1 sản phẩm khác là diosmin. Diosmin là nguyên liệu chính của 1 chế phẩm có tiếng trên thị trường hiện nay là Daflon, được dùng chủ yếu để chữa trỉ, các chứng rối loạn tuần hoàn mao mạch và viêm tắc tĩnh mạch. Giá bán khá cao, khoảng 2500đ/viên (500mg) và hiện nay ta vẫn phải nhập. Nếu tự túc được thì sẽ tiết kiệm được 1 nguồn ngoại tệ đáng kể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng khai thác một số dược liệu thuộc chi citrus trồng ở việt nam (Trang 128 - 129)