Ñònh löôïng caùc flavonoid Citrus baèng ñieän di mao quaûn (CE)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng khai thác một số dược liệu thuộc chi citrus trồng ở việt nam (Trang 41 - 43)

Điện di mao quản là 1 phương pháp có nhiều ưu thế trong khoa học phân tích, mới được đưa vào sử dụng ở nước ta trong vài năm gần đây. Do đó, chúng tôi xin được trình bày chi tiết hơn.

Nguyên tắc hoạt động

Trong điện di truyền thống, cơ chế phân lập là do sự khác nhau về tốc độ di chuyển của các ion dưới tác động của lực điện trường. Trong điện di mao quản, việc phân tích được thực hiện trong các ống mao quản cấu tạo bởi SiO2 (d = 20- 200 µm), nạp đầy dung dịch điện giải và hoạt động dưới 1 hiệu thế cao. Trong điều kiện này, sự di chuyển của các ion trong lòng ống được hỗ trợ thêm bởi dòng điện thẩm (Electro-Osmosis Flow – EOF). Dòng chảy này xảy ra là do sự ion hoá của các nhóm silanol ở mặt trong của thành ống mao quản khi tiếp xúc với 1 dung dịch đệm có pH > 4 để tạo ra 1 bề mặt tích điện âm. Để duy trì sự trung hoà điện, các cation của dung dịch đệm sẽ đến tích lũy gần bề mặt này và tạo thành 1 lớp điện tích đôi. Khi đó nếu 1 hiệu thế được áp đặt, các cation này sẽ di chuyển về phía catod đồng thời kéo theo tất cả ion có trong lòng ống về phía catod [9]. Do dòng EOFù mạnh hơn cả lực điện trường nên tất cả các cation, anion hay các chất trung tính đều bị kéo về phía catod.

Dưới đây là một số công thức thường gặp trong điện di mao quản:

µe = q / 6Пηr (1); V = μeE (2); μ EOF = εζ /η (3); VEOF = μ EOF. E = (εζ /η)E (4) Trong đó, μe: lực điện di (electrophoretic mobility), q: số điện tích ion, η: độ nhớt dung dịch, r: bán kính ion, V: vận tốc của ion, E: điện trường áp đặt (volts / cm), μEOF : lực điện di của dòng EOF, ε: hằng số điện môi của dd đệm (dielectric constant), ζ: hệ số Zeta xác định bởi sự tích điện bề mặt ống mao quản, VEOF: vận tốc của dòng EOF.

Phân tích định lượng flavonoid Citrus bằng CE

Do có khả năng tạo muối phenolat trong môi trường kiềm nên các flavonoid

Citrus thường được phân tích bằng CE ở mode CZE. Sau đây là một vài điều kiện được áp dụng để phân tích các flavonoid Citrus:

- Cột mao quản, dài 70 cm × 75 µm (chiều dài đến detector là 45 cm); dung dịch đệm, sodium borat 30 mM; pH 8,9; hiệu thế áp đặt: 15,4 kV; UV detector, 250 nm. Kết quả, thời gian dịch chuyển (Mgt) của hesperetin = 9,0 và của naringenin = 9,5 [83]

- Cột mao quản, dài 70 cm × 60 µm (chiều dài đến detector là 45 cm); dung

dịch đệm, sodium borat 50 mM – sodium hydroxid 100 mM; pH 9,9; hiệu thế áp đặt, 10 kV; nhiệt độ cột, 23 OC; UV detector, 254 nm. Kết quả, thời gian dịch chuyển (Mgt) của hesperidin = 19,7 ± 0,1; narirutin = 20,4 ± 0,1; neohesperidin = 21,5 ± 0,1 và naringin = 22,4 ± 0,1 [75]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng khai thác một số dược liệu thuộc chi citrus trồng ở việt nam (Trang 41 - 43)