PHAÂN LAÄP FLAVONOID VAØ ALCALOID

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng khai thác một số dược liệu thuộc chi citrus trồng ở việt nam (Trang 129 - 131)

CHÖÔNG 4: BAØN LUAÄN

4.3. PHAÂN LAÄP FLAVONOID VAØ ALCALOID

Từ các loài Citrus, chúng tôi đã thu được tổng cộng 2 glycosid flavonoid cùng 2

hesperetin (600mg); 5 polymethoxyflavon: A (50mg), B (40mg), C (100mg), D (500mg), E (50mg) và alcaloid S (8g).

Để có được naringin tinh khiết, chúng tôi đã dùng kỹ thuật kết tinh naringin thô trong hỗn hợp EtOH 96% - nước (1:3), độ tinh khiết đạt 98 - 99% (HPLC). Bằng kỹ thuật này, có thể sản xuất được một số lượng lớn naringin chuẩn (hàng trăm gam) có độ tinh khiết cao mà không phải dùng đến các phương pháp sắc ký phức tạp và tốn kém.

Để có được hesperidin tinh khiết, chúng tôi dùng kỹ thuật tẩy màu bằng than hoạt và kết tinh lại trong MeOH vài lần, sản phẩm thu được có độ tinh khiết đạt từ 95 – 97% và có thể thu được ở mức vài chục gam.

Aglycon naringenin thu được khi thủy phân naringin trong MeOH – HCl 2N (1:1), hiệu suất thủy phân đạt 60% và aglycon hesperetin thu được khi thủy phân hesperidin trong MeOH – HCl đậm đặc (9:1), hiệu suất thủy phân đạt 68%. Các polymethoxyflavon A, B, C, D và E thu được bằng kỹ thuật sắc ký cột trên silica gel Merck (250 g); cỡ hạt 0,015 - 0,040 mm; hệ dung môi: benzen – BuOAc (1:1). Cấu trúc của các polymethoxyflavon này được xác định bằng cách đối chiếu, so sánh các dữ liệu phổ NMR của chúng với dữ liệu phổ của các polymethoxyflavon đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành. Kết quả, các polymethoxyflavon A, B, C, D và E được xác định theo thứ tự là 5-O- desmethylnobiletin (5-hydroxy-6,7,8,3’,4’-pentamethoxyflavon); 7-hydroxy- 3,5,6,8,3’,4’-hexamethoxyflavon; tangeretin (5,6,7,8,4’-pentamethoxyflavon); nobiletin (5,6,7,8,3’,4’- hexamethoxyflavon) và sinensetin (5,6,7,3’,4’- pentamethoxyflavon). Nguồn nguyên liệu để phân lập tangeretin và nobiletin có thể đi từ lá Tắc từ các nhà vườn trong thời kỳ tỉa kiểng do ít tạp và hàm lượng

Các chất này được phân lập bằng những quy trình ổn định, có thể triển khai để sản xuất ở quy mô lớn hơn và có thể dùng làm chất chuẩn trong kiểm nghiệm chất lượng dược liệu (Trần bì, Thanh bì, Chỉ thực, Chỉ xác ) và các chế phẩm có các dược liệu này để bổ sung cho DĐVN, một vấn đề mà Bộ Y tế đang quan tâm xây dựng hiện nay.

Alcaloid từ bột Thanh bì (vỏ Quít non) được chiết bằng cách kiềm hoá bột dược liệu với NH4OH đậm đặc và ngấm kiệt bằng dung môi EtOAc. Sau khi loại dung môi, chúng tôi thu được 1 alcaloid thô. Từ alcaloid thô này, bằng kỹ thuật kết tinh trong hỗn hợp dung môi MeOH – nước (1:3), chúng tôi đã thu được 1 alcaloid S tinh khiết (8 g) từ 6 kg dược liệu. Sau khi so sánh, đối chiếu phổ NMR của alcaloid S với phổ NMR của synephrine chuẩn, alcaloid S được xác định là

synephrine, 1 alcaloid chính trong vỏ quả Citrus, được xem là 1 chất chuẩn chính

trong kiểm nghiệm các chế phẩm chữa béo phì có nguồn gốc từ cao quả cam non hiện nay. Điểm mới ở đây là phương pháp chiết và tinh khiết hoá synephrine bằng kỹ thuật kết tinh, một biện pháp đơn giản, có thể thu được một lượng lớn synephrine có độ tinh khiết cao, chưa thấy công bố trên các tài liệu chuyên ngành.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng khai thác một số dược liệu thuộc chi citrus trồng ở việt nam (Trang 129 - 131)