KEÁT LUAÄN VAØ KIEÁN NGHÒ KEÁT LUAÄN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng khai thác một số dược liệu thuộc chi citrus trồng ở việt nam (Trang 136 - 139)

KẾT LUẬN

Sau thời gian thực hiện đề tài: ‘’ Nghiên cứu khả năng khai thác một số dược liệu thuộc chi Citrus trồng ở Việt nam ’’, chúng tôi đã thu được một số kết quả sau đây:

1. Đã thăm dò và xây dựng được 3 phương pháp chiết xuất naringin từ vỏ Bưởi bao gồm phương pháp ngấm kiệt bằng EtOH 96% với hiệu suất (2,3%), phương pháp chiết bằng EtOH 96% đun nóng với hiệu suất (2,7%) và phương pháp chiết bằng nước với hiệu suất (1,7%). Trong số này, phương pháp ngấm kiệt bằng ethanol ở nhiệt độ phòng có thể triển khai ở quy mô pilot do dung môi và trang thiết bị khá đơn giản.

Đã thăm dò và xây dựng được 3 phương pháp chiết xuất hesperidin từ vỏ Cam bao gồm phương pháp chiết bằng EtOH 96% nóng với hiệu suất (0,8%), phương pháp chiết bằng methanol nóng với hiệu suất (1,7%) và phương pháp chiết bằng dung dịch NaOH loãng trong EtOH 70% với hiệu suất (1,9%). Trong số này, phương pháp ngâm lạnh với dung dịch cồn kiềm được xem là phương pháp thích hợp nhất để chiết hesperidin, một flavanon hầu như rất kém tan trong nhiều loại dung môi.

2. Bằng phương pháp kết tinh naringin thô nhiều lần trên hệ dung môi cồn 96% – H2O (1:3), đã thu được naringin tinh khiết 98 - 99% HPLC, có thể xử dụng để làm chất chuẩn. Aglycon naringenin tương ứng thu được trong điều kiện thủy phân naringin trong hỗn hợp MeOH – HCl 2N (1:1) ở 100 OC trong 3 giờ.

Bằng phương pháp tẩy màu bằng than hoạt và kết tinh lại trong MeOH, đã thu được hesperidin tinh khiết (95-97%), có thể được sử dụng để làm chất

chuẩn trong kiểm nghiệm. Aglycon hesperetin tương ứng thu được khi thủy phân hesperidin trong hỗn hợp MeOH – HCl đđ (9:1) ở 100 OC trong 5 giờ. 3. Bằng kỹ thuật sắc ký cột trên silica gel pha thuận với hệ dung môi Benzen –

BuOAc (1:1), đã tách được 5 polymethoxyflavon: A, B, C, D và E. Cấu trúc được xác định theo thứ tự là 5-O-desmethylnobiletin (5-hydroxy-6,7,8,3’,4’- pentamethoxyflavon); 7-hydroxy-3,5,6,8,3’,4’-hexamethoxyflavon; tangeretin (5,6,7,8,4’-pentamethoxyflavon); nobiletin (5,6,7,8,3’,4’- hexamethoxyflavon) và sinensetin (5,6,7,3’,4’- pentamethoxyflavon). Trong đó, tangeretin và nobiletin là 2 polymethoxyflavon có hàm lượng cao nhất

trong vỏ quả Citrus. Các chất này đều đạt độ tinh khiết cao và có thể được

sử dụng làm chất chuẩn .

Từ vỏ quả Tắc và lá Tắc, đã thu được 2 polymethoxyflavon L1 và L2. Kết quả xác định cho thấy L1 và L2 tương ứng với tangeretin và nobiletin chuẩn. 4. Đã chọn được dung môi chiết alcaloid thích hợp là EtOAc và bằng phương

pháp kết tinh alcaloid toàn phần trong hệ dung môi MeOH – H2O (1:3) đã thu được synephrine (8 g), độ tinh khiết cao, đủ tiêu chuẩn để làm chất chuẩn trong kiểm nghiệm các chế phẩm chữa béo phì có nguồn gốc từ quả Cam non.

5. Đã khảo sát và xây dựng được 3 phương pháp định lượng: quang phổ UV- Vis, HPLC và CE để đánh giá hàm lượng naringin và hesperidin trong vỏ quả các loại Cam, Chanh, Quít và Bưởi. Các phương pháp này đã đáp ứng tốt các yêu cầu về độ tương quan tuyến tính, độ lặp lại, độ đúng và độ ổn định của độ hấp thu. Tùy theo điều kiện về trang thiết bị ở địa phương mà có thể chọn áp dụng một trong các phương pháp trên.

KIẾN NGHỊ

Để đề tài được hoàn chỉnh, chúng tôi đề nghị nên tiếp tục thực hiện một số vấn đề sau:

1. Khảo sát thêm về Citrus ở một số tỉnh miền Bắc mà trong luận án này

chúng tôi chưa đề cập đến.

2. Xây dựng phương pháp định lượng cho tangeretin và nobiletin, 2

polymethoxyflavon chính của vỏ quả Citrus với nhiều tác dụng sinh học

quan trọng.

3. Xây dựng phương pháp định lượng cho synephrine vì đây là hoạt chất chính trong một số chế phẩm chống béo phì hiện nay.

4. Khảo sát thêm thành phần limonoid, thành phần có tác dụng chống khối u, đang được nhiều tác giả quan tâm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng khai thác một số dược liệu thuộc chi citrus trồng ở việt nam (Trang 136 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)