Sau khi có đƣợc bảng câu hỏi dùng để khảo sát định lƣợng, nhằm tối ƣu hóa bảng hỏi trƣớc khi đƣa vào khảo sát với mẫu chính thức đƣợc chọn. Tác giả tiến hành khảo sát thử với 100 ngƣời là các đối tƣợng thuộc mẫu khảo sát nhằm xác định những yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến ý định sử dụng marketing truyền thông xã hội của các doanh nghiệp ngành trà tại Việt Nam. Khảo sát này dùng thang đo Likert (5 mức điểm – từ “Rất không đồng ý đến “Rất đồng ý”), sau đó sử dụng dữ liệu khảo sát chạy EFA để đƣa ra đƣợc bảng hỏi phỏng vấn chính thức.
Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp định lƣợng thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Việc khảo sát đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp (trực tiếp gặp gỡ và trao đổi với các marketer, các doanh nghiệp ngành trà), phần còn lại tiến hành phỏng vấn qua bảng câu hỏi gửi qua đƣờng bƣu điện, và bảng câu hỏi đƣợc thiết kế trên Google drive đối với những marketer ở các địa phƣơng xa, gửi qua internet (các mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn, Facebook, Google +, email – những đối tƣợng đƣợc phỏng vấn đã đƣợc ngƣời viết lựa chọn từ những cộng đồng marketing và có thông tin rõ ràng đƣợc đăng tải trên các trang truyền thông xã hội). Số lƣợng bảng khảo sát dự kiến thực hiện cho nghiên cứu định lƣợng chính thức là n > 300. Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện đối với các
marketer tại khoảng 300 doanh nghiệp trong tổng số hơn 600 doanh nghiệp ngành trà trên cả nƣớc.
Các biến quan sát trong bảng câu hỏi khảo sát sử dụng thang đo Likert ( 5 mức điểm) với lựa chọn từ số 1 là “Rất không đồng ý” đến lựa chọn số 5 là “ Rất đồng ý” nhằm đánh giá, phân tích đƣợc những yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng marketing truyền thông xã hội tại các doanh nghiệp ngành trà tại Việt Nam. Sử dụng thang đo Likert mang lại kết quả khảo sát có tính khả thi cao bởi bao gồm nhiều mức độ mà đáp viên có thể lựa chọn theo cảm nhận và đánh giá của mình. Ngoài ra việc sử dụng thang đo này cũng có ảnh hƣởng quan trọng đến việc sử dụng các phần mềm phân tích nhằm đƣa ra những kết quả phù hợp nhất.
Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện nhằm kiểm định các thang đo và mô hình đề xuất. Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để kiểm định thang đo bằng chỉ số Cronbach’s Anpha. Sau khi phân tích Cronbach’s Anpha các thang đo sẽ đƣợc tiếp tục kiểm định bằng việc phân tích nhân tố khám phá EFA để hiệu chỉnh cho phù hợp hơn. Phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá EFA đƣợc dùng trong nghiên cứu này để kiểm định thang đo, phƣơng pháp kiểm định Bootstrap ƣớc lƣợng lại các tham số mô hình để kiểm tra độ tin cậy của các ƣớc lƣợng và đồng thời phƣơng pháp mô hình cấu trúc tuyến tính SEM đƣợc sử dụng để kiểm tra độ thích ứng của mô hình đề xuất và các giả thuyết đã đƣa ra.