DỤNG MARKETING TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH TRÀ TẠI VIỆT NAM
Có rất nhiều lý thuyết về hành vi ý định lựa chọn sử dụng công nghệ mới để ứng dụng vào hoạt động marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên dƣới đây là những lý thuyết mang tính phổ quát và áp dụng nhiều nhất trong việc nghiên cứu về việc ứng dụng marketing truyền thông xã hội đối với các doanh nghiệp. Các lý thuyết này đã đƣợc chấp nhận và ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về hành vi ý định
lựa chọn sử dụng công nghệ trong hoạt động marketing của các doanh nghiệp tại nƣớc ngoài và cả Việt Nam.
Khung khái niệm các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng marketing truyền thông xã hội của các doanh nghiệp ngành trà tại Việt Nam thể hiện ở hình 2.4 đƣợc xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết gồm thuyết hành vi dự định TPB, mô hình chấp nhận sử dụng công nghệ TAM và dựa trên tham khảo đề tài đề tài : “Technology acceptance model (TAM) and Social media usage: an empirical study on Facebook”, của Rupak Rauniar, Greg Rawski, Jei Yang, Ben Johnson của Mỹ năm 2012.
Hình 2.4: Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến marketing truyền thông xã hội của các doanh nghiệp ngành trà tại Việt Nam.
Để nói về hành vi ý định liên quan đến con ngƣời, những yếu tố trên đƣợc đƣa ra chỉ là những yếu tố cơ bản và có ảnh hƣởng lớn nhất đến ý định sử dụng marketing truyền thông xã hội của các doanh nghiệp ngành trà tại Việt Nam. Vẫn còn những yếu tố khác nhƣ những yếu tố liên quan đến môi trƣờng (tự nhiên và xã hội), các đặc tính cá nhân của những ngƣời có khả năng quyết định hoạt động marketing, nhận thức về tính cấp bách của việc ứng dụng công nghệ vào các hoạt
Nhận thức sự hữu ích truyền thông
xã hội Ý định sử dụng
marketing truyền thông xã hội Quy mô ngƣời
dùng truyền thông xã hội Hạn chế về tính năng của truyền thông xã hội Sự đa dạng phƣơng tiện truy cập truyền thông xã hội Độ tin cậy thông tin Nhận thức sự dễ sử dụng truyền thông xã hội H1 H2 H3 H4 H5 H6
động marketing chƣa đƣợc đƣa vào mô hình. Tuy nhiên nếu đƣa vào hết tất cả các yếu tố ngƣời viết lại bị giới hạn về nguồn lực để thực hiện đồng thời sẽ làm đề tài mất đi tính sâu sắc và tính tập trung. Do đó những yếu tố trên đƣợc xem xét và đánh giá kỹ lƣỡng nhằm mang tính đại diện rõ nét nhất cho những yếu tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng marketing truyền thông xã hội của các doanh nghiệp ngành trà tại Việt Nam.
So với mô hình nghiên cứu đƣợc lấy làm căn cứ tham khảo, mô hình nghiên cứu này kế thừa những yếu tố cơ bản nhằm ứng dụng nghiên cứu tại thị trƣờng Việt Nam trong ngành trà. Tuy nhiên, trong mô hình nghiên cứu này có đƣa ra một điểm mới đó là sự đa dạng các phƣơng tiện truy cập các trang truyền thông xã hội, có tác động đến nhận thức sự dễ sử dụng truyền thông xã hội đối với các marketer, qua đó tác động đến ý định sử dụng marketing truyền thông xã hội của các doanh nghiệp ngành trà tại Việt Nam.
Các giả thuyết đƣợc đƣa ra nhƣ sau:
H1: Quy mô ngƣời dùng truyền thông xã hội có ảnh hƣởng trực tiếp và tích cực tới nhận thức sự hữu ích của truyền thông xã hội.
H2: Những hạn chế về tính năng của truyền thông xã hội có ảnh hƣởng trực tiếp và ngƣợc chiều tới nhận thức sự hữu ích của truyền thông xã hội.
H3: Độ tin cậy của thông tin có ảnh hƣởng trực tiếp đến nhận thức sự hữu ích của truyền thông xã hội.
H4: Sự đa dạng của phƣơng tiện truy cập truyền thông xã hội có ảnh hƣởng trực tiếp và tích cực đến nhận thức sự dễ sử dụng truyền thông xã hội của doanh nghiệp H5: Nhận thức sự hữu ích của truyền thông xã hội có ảnh hƣởng trực tiếp và tích cực đến ý định sử dụng marketing truyền thông xã hội của các doanh nghiệp ngành trà tại Việt Nam.
H6: Nhận thức sự dễ sử dụng truyền thông xã hội có ảnh hƣởng trực tiếp và tích cực đến ý định sử dụng marketing truyền thông xã hội của các doanh nghiệp ngành trà tại Việt Nam.