Mẫu nghiên cứu đƣợc lựa chọn theo phƣơng pháp thuận tiện, khảo sát định lƣợng đƣợc tiến hành thực hiện tại các khu vực tập trung các doanh nghiệp trong ngành trà cũng nhƣ tại những khu vực tập trung đông đảo lực lƣợng marketer trong ngành trà và các ngành có liên quan. Cách khảo sát đƣợc thực hiện bằng việc khảo sát trực tiếp (trực tiếp gặp và trao đổi với các marketer, các doanh nghiệp trong ngành trà), đồng thời tiến hành thu thập thông tin liên hệ của các marketer qua các hiệp hội, doanh nghiệp trong ngành trà và gửi bảng hỏi khảo sát qua bƣu điện, qua email trực tiếp đến các marketer làm trong ngành trà và các marketer có hiểu biết về ngành trà tại Việt Nam.
Mô hình nghiên cứu dự kiến gồm 34 tham số, nếu theo tiêu chuẩn 5 mẫu cho một tham số thì kích thƣớc mẫu cần là n = 170 (34 x 5) (đƣợc dẫn bởi PGS. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Nhƣ vậy, theo những tham khảo trên thì mẫu kích thƣớc mẫu nghiên cứu tối thiểu cần là 170 (bởi có 34 tham số, thì kích thƣớc mẫu cần là 170 (34 x 5). Tuy nhiên để đảm bảo tính khách quan cho kích thƣớc mẫu lựa chọn, ngƣời viết lựa chọn kích thƣớc mẫu là n > 300. Các nghiên cứu trong lĩnh vực này đều thống nhất là phƣơng pháp này đòi hỏi phải có kích thƣớc mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn (Raykov & Widaman 1995). Tuy nhiên kích thƣớc mẫu bao nhiêu đƣợc cho là lớn thì vẫn chƣa đƣợc xác định cụ thể. Có tác giả cho rằng kích thƣớc mẫu tới hạn cần thiết là 200 (Hoelter 1983). Mô hình lý thuyết của Bollen (1989) cho rằng kích thƣớc mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ƣớc lƣợng. Nhƣ vậy, trong đề tài nghiên cứu này, ngƣời viết lựa chọn mẫu là n >300. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu chính đƣợc sử dụng cho nghiên cứu này là phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM).