Sau khi thực hiện mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, ta có các giả thuyết sau H1, H2, H3, H5, H7, bƣớc tiếp theo sẽ kiểm định các giả thuyết này.
Giả thuyết H1 phát biểu Quy mô ngƣời dùng truyền thông xã hội có một tƣơng quan thuận với nhận thức sự hữu ích của truyền thông mạng xã hội. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy mối quan hệ giữa quy mô mạng truyền thông xã hội (QMO) và nhận thức sự hữu ích (HICH) là 0,162 với sai lệch chuẩn SE=0,061. Giả thuyết này có ý nghĩa thống kê p=0,007 (Bảng 4.12), vì vậy chấp nhận giả thuyết H1. Điều này có nghĩa là lƣợng ngƣời dùng truyền thông xã hội càng nhiều, số lƣợng trang mạng truyền thông xã hội lớn và thông tin đáng tin cậy thì các marketer của các doanh nghiệp ngành trà cảm nhận tốt hơn về sự hữu ích của truyền thông xã hội.
Giả thuyết H2 phát biểu Những hạn chế về tính năng của truyền thông xã hội có tƣơng quan nghịch đến nhận thức sự hữu ích của truyền thông xã hội. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy mối quan hệ giữa Tính năng của truyền thông xã hội (TNANG) và nhận thức sự hữu ích của truyền thông xã hội (HICH) là -0,156 với sai lệch chuẩn SE = 0,079. Giả thuyết này có ý nghĩa thống kê là p = 0,049 (Bảng 4.12), vì
vậy chấp nhận giả thuyết H2. Điều này cho thấy tính năng nổi bật của các trang truyền thông xã hội có tác động đến nhận thức của các marketer ngành trà về sự hữu ích của các trang truyền thông xã hội. Nghĩa là các trang truyền thông xã hội có càng nhiều sự hạn chế về tính năng trong việc sử dụng thì càng có sức thu hút càng ít ngƣời dùng, từ đó có tác động đến nhận thức mức độ hữu ích và mức độ cần thiết phải tham gia vào truyền thông xã hội của các doanh nghiệp trong ngành trà tại Việt Nam hay không?
Giả thuyết H3 phát biểu Độ tin cậy của thông tin trên truyền thông xã hộ có mối tƣơng quan thuận đến nhận thức sự hữu ích của truyền thông xã hội. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy mối quan hệ giữa độ tin cậy của thông tin trên truyền thông xã hội (TCAY) và nhận thức sự hữu ích của truyền thông xã hội (HICH) là 0.188 với sai lệch chuẩn SE = 0,096. Giả thuyết này có ý nghĩa thống kê là p = 0,049 (Bảng 4.12), vì vậy chấp nhận giả thuyết H3. Điều này cho thấy độ tin cậy của thông tin trên truyền thông xã hội có ảnh hƣởng đến nhận thức sự hữu ích truyền thông xã hội của các marketer trong ngành trà. Nghĩa là thông tin trên truyền thông xã hội có độ tin cậy càng cao thì các marketer ngành trà cho rằng điều đó càng hữu ích giúp họ mạnh dạn trong việc đầu tƣ vào marketing truyền thông xã hội nhiều hơn.
Giả thuyết H7 phát biểu Khả năng tiếp cận truyền thông xã hội có mối tƣơng quan thuận đến nhận thức sự hữu ích của truyền thông xã hội. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy mối quan hệ giữa khả năng tiếp cận truyền thông xã hội (TICAN) và nhận thức sự hữu ích của truyền thông xã hội (HICH) là 0,102 với sai lệch chuẩn SE = 0,45. Giả thuyết này có ý nghĩa thống kê p = 0,024 (Bảng 4.12), vì vậy chấp nhận giả thuyết H7. Điều này thể hiện khả năng tiếp cận truyền thông xã hội có ảnh hƣởng đến nhận thức của các marketer ngành trà về sự hữu ích của truyền thông xã hội. Có nghĩa là khả năng tiếp cận các trang truyền thông càng dễ thì các doanh nghiệp ngành trà càng dễ truyền đạt và trao đổi thông tin đến khách hàng, ngƣời tiêu dùng thông qua truyền thông xã hội.
Giả thuyết H5 phát biểu Nhận thức sự hữu ích của truyền thông xã hội có mối tƣơng quan thuận đến ý định sử dụng marketing truyền thông xã hội của các
doanh nghiệp ngành trà tại Việt Nam. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy mối quan hệ giữa nhận thức sự hữu ích (HICH) và ý định sử dụng marketing truyền thông xã hội của các doanh nghiệp ngành trà (YDINH) là 0,148 với sai lệch chuẩn SE = 0,063. Giả thuyết này có ý nghĩa thống kê p = 0,019 (Bảng 4.12), vì vậy chấp nhận giả thuyết H5. Điều này cho thấy nhận thức sự hữu ích của truyền thông xã hội có ảnh hƣởng trực tiếp đến ý định sử dụng marketing truyền thông xã hội của các doanh nghiệp ngành trà tại Việt Nam. Có nghĩa rằng các marketer ngành trà nhận thấy truyền thông xã hội càng hữu ích thì càng có ý định sử dụng marketing truyền thông xã hội, áp dụng vào doanh nghiệp mình để tăng cƣờng hoạt động truyền đạt, trao đổi thông tin với khách hàng, ngƣời tiêu dùng nhằm gia tăng sự hiện diện trong nhận thức khách hàng qua đó thúc đẩy doanh thu, tăng trƣởng lợi nhuận và hƣớng đến sự phát triển ổn định, thịnh vƣợng của doanh nghiệp mình.
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định các giả thuyết
Giả thuyết Kết quả
H1: Quy mô của ngƣời dùng truyền thông xã hội có tƣơng quan
thuận đến nhận thức sự hữu ích của truyền thông xã hội. Chấp nhận H2: Những hạn chế về tính năng của truyền thông xã hội có
tƣơng quan nghịch đến nhận thức mức độ hữu ích của truyền
thông xã hội. Chấp nhận
H3: Độ tin cậy của thông tin trên truyền thông xã hộ có mối tƣơng quan thuận đến nhận thức sự hữu ích của truyền thông xã
hội. Chấp nhận
H4: Sự đa dạng các phƣơng tiện truy cập có mối tƣơng quan thuận với nhận thức sự dễ sử dụng của truyền thông xã hội của các doanh nghiệp ngành trà tại Việt Nam.
Bác bỏ H5: Nhận thức sự hữu ích của truyền thông xã hội có mối tƣơng
quan thuận đến ý định sử dụng marketing truyền thông xã hội
của các doanh nghiệp ngành trà tại Việt Nam. Chấp nhận H6: Sự dễ sử dụng các phƣơng tiện truyền thông xã hội có mối
tƣơng quan thuận đến ý định sử dụng marketing truyền thông xã
hội của các doanh nghiệp ngành trà tại Việt Nam. Bác bỏ H7: Khả năng tiếp cận truyền thông xã hội có mối tƣơng quan