Giải pháp từ phía thương nhân

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá (Trang 83 - 89)

5. Bố cục đề tài

3.3.2.4 Giải pháp từ phía thương nhân

Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 đã quy định trách nhiệm của tổ

chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với NTD như trách nhiệm trong việc cung

cấp thông tin về hàng hóa, điều khoản của hợp đồng giao kết với NTD, điều kiện

giao dịch chung không có hiệu lực, trách nhiệm bảo hành hàng hóa, thu hồi hàng hóa có khuyết tật….Tuy nhiên hiện nay việc thi hành trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh chưa được đảm bảo, hiện nay quyền lợi của NTD bị xâm hại

ngày càng nhiều mà nguyên nhân chủ yếu là do tổ chức, cá nhân kinh doanh không làm đúng trách nhiệm của mình ví dụ việc cung cấp thông tin thiếu tính

trung thực, vấn đề hàng giả, hàng nhái, việc bảo hành, đặc biệt là vấn đề chất lượng hàng hóa trên thị trường.

Nguyên nhân của việc thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi NTD

của tổ chức, cá nhân kinh doanh là do chạy theo lợi nhuận, sức cạnh tranh trên thị trường hàng hóa, bên cạnh đó tổ chức, cá nhân kinh doanh đã lợi dụng sự thiếu

hiểu biết của NTD để đem lại lợi ích cho mình, đồng thời tổ chức, cá nhân kinh

doanh không nhận thức được trách nhiệm xã hội của mình đối với NTD, bỡi lẽ NTD là người giúp cho tổ chức, cá nhân kinh doanh tồn tại và phát triển, trái lại tổ

chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình đồng thời bảo

vệ và tôn trọng lợi ích của NTD.

Trước tình hình quyền lợi NTD bị xâm phạm như hiện nay thì trách nhiệm

của tổ chức, cá nhân kinh doanh phải được nâng cao và cần có những giải pháp

thiết thực để bảo vệ quyền lợi NTD. Phải có những quy định cụ thể về trách nhiệm

bồi thường thiệt hại đối với NTD khi tổ chức, cá nhân kinh doanh xâm phạm

cấp thông tin hàng hóa, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vấn đề bảo hành hàng hóa, việc quy định trên sẽ mang tính răng đe đối với tổ chức, cá nhân kinh

doanh.

Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo của NTD, đặc biệt phải xử lý các trường

hợp vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh, bên cạnh đó tuyên truyền phổ biến

pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD cho tổ chức, cá nhân kinh doanh để họ hiểu rỏ

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu pháp luật ở nước ta về bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng nói chung và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng, người viết thấy vấn đề này đang nhận được sự

quan tâm rất lớn của toàn xã hội. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD trong

hợp đồng mua bán hàng hóa vẫn còn gặp nhiều bất cập, quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng chưa được đảm bảo, quyền lợi của họ vẫn bị tổ chức, cá nhân kinh

doanh hàng hóa xâm hại ngày càng phổ biến hơn. Nguyên nhân có thể là do NTD không hiểu biết được những quyền lợi của mình hoặc NTD ngại việc lên tiếng khi

quyền lợi bị xâm hại, hoặc do tổ chức, cá nhân kinh doanh cố tình xâm hại quyền

lợi NTD…

Nghiên cứu đề tài “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hóa”, người viết muốn tìm hiểu xem NTD khi giao kết hợp đồng

với tổ chức, cá nhân kinh doanh thì họ được pháp luật trao cho những quyền gì và những quyền lợi đó được pháp luật đảm bảo như thế nào? Đồng thời, người viết

cũng tìm hiểu trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong vấn đề đảm bảo

thực hiện đúng hợp đồng giao kết với NTD cũng như đảm bảo quyền lợi của NTD,

nâng cao uy tín của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Qua tìm hiểu vấn đề giao kết hợp đồng giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh thì NTD đã được trao cho rất

nhiều quyền lợi nhưng công tác thực thi và đảm bảo thực hiện những quyền đó chưa đạt hiệu quả cao, vì thế đòi hỏi công tác bảo vệ quyền lợi NTD trong hợp đồng mua bán hàng hóa cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Để góp phần cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hóa được đảm

bảo thực hiện có hiệu quả hơn, người viết đưa ra một số đề xuất như:

 Cần thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đặc biệt là vấn đề giao kết hợp đồng giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh để NTD biết được mình có những quyền lợi gì, đây là điều đầu tiên phải làm để NTD có thể tự nhận biết và tự bảo vệ mình.

 Cần quy định rỏ và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức bảo

vệ quyền lợi NTD nói chung cũng như NTD nói riêng ở địa phương để hướng dẫn, giúp đỡ và bảo vệ kịp thời quyền lợi của NTD.

 Cần có những quy định mang tính răng đe hơn nữa đối với những hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh khi tham gia giao kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Tuy nhiên những nghiên cứu và những đề xuất trong luận văn này có thể chưa đầy đủ và chưa bao quát hết được những vấn đề phát sinh trong thực tế. Vì thế, vấn đề nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hóa là một hoạt động lâu dài, đòi hỏi cần được sự quan

tâm của các cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa và

chính người tiêu dùng, để đảm bảo cho quyền lợi NTD được đi vào thực thi, góp

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



A. Văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật hình sự 1985, sửa đổi bổ sung năm 2009

2. Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011

3. Bộ luật dân sự năm 2005

4. Luật cạnh tranh năm 2004

5. Luật thương mại năm 2005

6. Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007

7. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010

8. Luật trọng tài thương mại năm 2010

9. Luật giá năm 2012

10. Pháp lệnh chất lượng hàng hóa ngày 27/12/1990 (Hết hiệu lực)

11. Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 (Hết hiệu lực)

12. Nghị định 69/2001/ NĐ-CP ngày 2/10/2001 của Chính Phủ quy định chi tiết

thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999 (Hết hiệu lực)

13. Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 cảu Chính Phủ quy định chi

tiết thi hành một số điều của luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007

14. Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm

2010

15. Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13/01/2012 của Thủ tướng Chính Phủ về

danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu và điều

kiện giao dịch chung

B. Sách, tạp chí, giáo trình, tài liệu khác

1. Báo cáo chuyên đề - So sánh luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế

giới- Bài học kinh nghiệm và đề xuất một số nội dung cơ bản quy định trong dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam- Cục quản lý Cạnh tranh năm 2010

2. Đặc san tuyên truyền pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Bộ Tư

Pháp số 06/2011, trang 32

3. T.S Cao Nhất Linh- Giao trình Luật thương mại phần 3- Khoa Luật, Đại học

Cần Thơ năm 2012

4. T.S Đinh Thị Mỹ Loan - Hỏi đáp về quyền lợi người tiêu dùng - Cục quản lý

cạnh tranh, Bộ thương mại (nay là Bộ Công Thương) – Nhà xuất bản lao động - xã hội năm 2007

5. T.S Nguyễn Ngọc Điện - Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự Việt Nam - Nhà xuất bản trẻ thành phố Hồ Chí Minh năm 2001

6. T.S Nguyễn Thị Vân Anh- TS.Nguyễn Văn Cường- Giáo trình Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2012

C. Các trang thông tin điện tử

1. Bộ tư pháp: Người tiêu dùng cần hiểu luật để tự bảo vệ mình,

http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao doi.aspx? ItemID=6019, [Truy cập ngày 1/10/2014]

2. Bộ công thương, cần bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam, http://nhanhieuviet.gov.vn/viet-trademark-nhan-hieu-viet-vietnamese-top-

trademarks.gplist.68.gpopen.3923.gpside.1.gpnewtitle.theo-nhan-hieu-viet.asmx, [Ngày truy cập 5/10/2014]

3. Bộ công thương - Cục quản lý cạnh tranh, tổng kết hoạt động công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2013,

http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=1627&CateID=1, [Truy cập ngày 13/10/2010]

4. Báo kinh tế Sài gòn: Thực thi Luật bảo vệ người tiêu dùng còn nhiều vướng mắc, http://mobile.thesaigontimes.vn/ArticleDetail.sapx?ID=99578, [Truy cập

ngày 15/10/2014]

5. Cổng thông tin điện tử của Hội chống gian lận thương mại và hổ trợ người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh: Vẫn là người tiêu dùng phải biế tự bảo vệ mình,

http://vietpress.vn/45678798902312234/van-la -nguoi-tieu-dung-phai-biet-tu-bao- ve-minh.htm, [Truy cập ngày 17/10/2014]

6. Đinh Thị Mỹ Loan, 75% khiếu nại của người tiêu dùng được giải quyết,

http://www.baomoi.com/75-khieu-nai-cua-nguoi-tieu-dung-duoc-giai- quyet/45/14848419.epi , [Ngày truy cập 12/10/2014]

7. Pháp Luật Việt Nam: Người tiêu dùng và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,http://phapluatvn.wordpress.com/2010/04/02/ng%C6%B0%A%CC%80tieud

ung-%CC%80NG-va%CC%A1%CC%80ve-ngC6%-tieu-dung%CC80ng, [Truy

cập ngày 13/10/2014]

8. Quân đội nhân dân Việt Nam, người tiêu dùng vẫn chưa thực sự quan tâm đến quyền và nghĩa vụ của mình, http://qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/trong- nuoc/nguoi-tieu-dung-van-chua-thuc-su-quan-tam-den-quyen-nghia-vu-cua-

minh/314175.html, [ ngày truy cập 13/10/2014]

9. Sở công thương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Còn nhiều DN trên địa bàn tỉnh vi phạm về Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng và điều kiện giao dịch chung, http://soct.baria-vungtau.gov.vn/web/guest/thuong-mai1/-

/ctbrvt/extAssetPublisher/content/79956/con-nhieu-dn-tren-dia-ban-tinh-vi-pham- ve-hop-dong-giao-ket-voi-nguoi-tieu-dung-va-dieu-kien-giao-dich-

chung.html;jsessionid=4F4F92A2DF0E52BAB601B5ADB2C46355, [truy cập

ngày 10/10/2014]

10. Sở công thương tỉnh Lào Cai, Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về Hợp đồng mẫu,điềukiệngiaodịchchung,

http://laocai.gov.vn/sites/socongthuong/Tintucsukien/tinnoibo/Trang/2014082114 4436.aspx , [Truy cập ngày 10/10/2014]

11. Tin 24 giờ: Ngộ độc rượu nếp Hà Nội, http://hcm.24h.com.vn/ngo-doc-ruou- nep-29-ha=hoi-c56r67888.html, [Truy cập ngày 15/10/2014]

12. Thông tin pháp luật: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhìn từ gốc độ quản lý nhà nước, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/06/13/67878-6767, [Truy cập

ngày 17/10/2014]

13. Việt Báo: Người tiêu dùng trong đợi gì ở quốc hội khóa mới,

http://vietbao.vn/Kinh-te/Nguoi-tieu-dung-trong-doi-gi-o-Quoc-hoi-khoa- moi/236734987878/, [Truy cập ngày 14/10/2014]

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)