Giải pháp từ phía tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá (Trang 81 - 83)

5. Bố cục đề tài

3.3.2.3.Giải pháp từ phía tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng

Luật bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 quy định trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi NTD bên cạnh đó còn nêu lên nội dung

tham gia bảo vệ quyền lợi NTD, thực tiển cho thấy vai trò của tổ chức xã hội là rất

quan trọng trong công tác bảo vệ NTD, để phát huy vai trò của tổ chức, xã hội thì chúng ta cần có những giải pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả trong việc

Trong 2 năm thi hành Luật bảo vệ NTD các hội bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng trên toàn quốc mỗi năm giải quyết được khoảng 2000 vụ với tỉ lệ thành công là từ 80-82%, một số hội như Hải Phòng, Hà Tĩnh, Kiên Giang tỉ lệ giải

quyết thành công lên đến 90%.61

Về công tác phát triển hội cho đến nay trên cả nước đã có 47 hội ở các tỉnh,

01 hội hoạt động trên phạm vi cả nước. Nhờ hoạt động tích cực trong công tác bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng, cho đến nay đã có 07 Hội đã được công nhận là hội đặc thù, bao gồm: Bình Dương, Tiền Giang, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Đak Lak, Cà

Mau, Bến Tre. Ngoài ra, tại nhiều địa phương công tác phát triển hội đã được triển

khai đến cấp huyện, xã như Tiền Giang, Kiên Giang, Hà Tĩnh... Đặc biệt Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) là hội có phạm vi

hoạt động trên cả nước đã có những hoạt động hết sức tích cực trong công tác bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì hoạt động của hội bảo vệ quyền lợi

NTD còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế về cơ cấu tổ chức, kinh phí hoạt động hội,

hội không thể tiến hành các xét nghiệm hoặc kiểm tra hoặc những điều tra, khảo

sát cần thiết để làm căn cứ khởi kiện doanh nghiệp xâm hại quyền lợi NTD. Cục

quản lý cạnh tranh cũng đã thừa nhận các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi NTD là tổ chức tự nguyện, không có ngân sách hoạt động, không có nguồn thu cố định

nên gặp nhiều khó khăn trong hoạt động.

Các giải pháp cần thực hiện để nâng cao vai trò của tổ chức, xã hội trong

công tác bảo vệ quyền lợi NTD:

 Hiện nay cần nâng cấp các tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD, cấp kinh

phí cho các tổ chức này hoạt động và thu hút đội ngũ nhân lực giỏi,

tâm huyết để đủ lực, đủ sức đảm đương nhiệm vụ bảo vệ, khởi kiện

thay NTD.

 Nhà nước tiếp tục tạo điều kiện để nhiều tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD ra đời nhằm tăng cường sức mạnh bảo vệ NTD hiệu quả hơn.

 Đa dạng hóa các hình thức hoạt động của hội bảo vệ quyền lợi NTD như phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền, phổ

biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD, quan tâm sâu sắc đến các

hoạt động thực tế bảo vệ NTD tại địa phương, tiếp cận NTD thông

61

Bộ công thương- Cục quản lý cạnh tranh, tổng kết hoạt động công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2013, http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=1627&CateID=1, [Truy cập ngày 13/10/2010].

qua các hoạt động hòa giải, giải quyết khiếu nại, phối hợp với Hội

luật gia và các văn phòng luật sư nhằm hỗ trợ pháp lý giải quyết

tranh chấp, khiếu nại cho NTD.

 Đẩy mạnh công tác khảo sát, thử nghiệm về chất lượng hàng hóa để

giúp NTD cung cấp được bằng chứng để khởi kiện các doanh nghiệp

vi phạm, cung cấp thông tin về hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân

kinh doanh khi NTD không dám lên tiếng. Luôn quan tâm, hổ trợ

NTD trong vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với tổ chức, cá nhân kinh doanh, đặc biệt là vấn đề chất lượng hàng hóa có nguy

cơ gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của NTD.

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá (Trang 81 - 83)